Nhiễm khuẩn máu là gì

  • Theo dõi huyết áp, nhịp tim, và oxy

  • Công thức máu, điện giải và creatinine, lactate

  • Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP), PaO2, và bão hòa oxy tĩnh mạch trung tâm (ScvO2)

  • Cấy máu, nước tiểu, và các vị trí tiềm ẩn nhiễm trùng khác, bao gồm cả vết thương ở bệnh nhân phẫu thuật

Nhiễm khuẩn huyết được nghi ngờ khi một bệnh nhân bị nhiễm trùng đã biết xuất hiện các dấu hiệu toàn thân về viêm hoặc rối loạn chức năng của cơ quan. Tương tự như vậy, một bệnh nhân có dấu hiệu viêm hệ thống cần được đánh giá về nhiễm trùng bằng bệnh sử, khám thực thể và xét nghiệm, bao gồm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu (đặc biệt ở bệnh nhân có đặt ống thông), cấy máu, và cấy các chất dịch cơ thể nghi ngờ khác. Ở những bệnh nhân có nghi ngờ phải phẫu thuật hoặc tnguyên nhân không rõ ràng, có thể cần siêu âm, CT hoặc MRI, tùy thuộc vào nguồn nghi ngờ. Nồng độ protein phản ứng C và procalcitonin thường tăng ở nhiễm khuẩn huyết nặng và có thể giúp cho chẩn đoán nhưng chúng không đặc hiệu. Cuối cùng, chẩn đoán là lâm sàng.

Các nguyên nhân gây sốc khác (ví dụ như giảm thể tích, nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim cấp tính (MI) [MI]) nên được loại trừ thông qua tiền sử, khám lâm sàng, điện tim và các chỉ số về tim mạch. Ngay cả khi không có nhồi máu cơ tim, giảm tưới máu mô do nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn đến trên điện tim có hình ảnh thiếu máu, bao gồm những bất thường không đặc hiệu về sóng ST-T, sự đảo ngược sóng T, rối loạn nhịp thất và trên thất.

Bệnh nhân có ≥ 2 trong số các tiêu chí sau đây đáp ứng các tiêu chí cho SIRS và cần phải làm thêm xét nghiệm lâm sàng và xét nghiệm:

  • Nhiệt độ> 38 ° C (100,4 ° F) hoặc <36>

  • Nhịp thở> 20 lần/phút hoặc PaCO2 <32>

  • Số lượng bạch cầu > 12.000/mcL (12 X 109/L), < 4.000/mcL (4 X 109/L hoặc > 10% dạng chưa trưởng thành

Bệnh nhân có ≥ 2 trường hợp sau tiêu chuẩn qSOFA nên có thêm các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm:

  • Huyết áp tâm thu ≤ 100 mm Hg

Công thức máu, khí máu động mạch, X-quang ngực, điển giải, Ure máu và creatinine, PaCO2, và chức năng gan được theo dõi. Nồng độ lactate huyết thanh, độ bão hòa oxy tĩnh mạch trung tâm (ScvO2), hoặc cả hai có thể được thực hiện để giúp hướng dẫn điều trị. Số lượng bạch cầu có thể bị giảm xuống (< 4.000/mcL [< 4 x 109/L]), hoặc tăng (> 15.000/mcL [> 15 x 109/L]), và bạch cầu đa nhân có thể thấp đến 20%. Trong giai đoạn nhiễm trùng, số lượng bạch cầu có thể tăng hoặc giảm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng hoặc sốc, tình trạng miễn dịch của bệnh nhân, và nguyên nhân của nhiễm trùng. Việc sử dụng corticosteroid đồng thời có thể làm tăng lượng bạch cầu và do đó làm thay đổi số lượng bạch cầu thực tế do xu hướng bệnh tật.

Nhiều bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng phát triển tương đối tình trạng suy thượng thận Suy thượng thận thứ phát (ví dụ, nồng độ cortisol bình thường hoặc tăng nhẹ so với mức cơ bản, không tăng đáng kể khi đáp ứng với stress tiếp theo hoặc ACTH ngoại sinh). Chức năng của tuyến thượng thận có thể được kiểm tra bằng cách đo cortisol huyết thanh lúc 8 sáng; nồng độ < 5 mg/dL (< 138 nmol/L) là không thích hợp. Ngoài ra, cortisol có thể được đo trước và sau khi tiêm 250 mcg ACTH tổng hợp; sự gia tăng < 9 mcg/dL (< 248 nmol/L) được coi là không đủ. Tuy nhiên, trong sốc nhiễm khuẩn dai dẳng, không xét nghiệm cortisol trước khi bắt đầu điều trị bằng corticosteroid.

Cả CVP và áp lực động mạch phổi bít (PAOP) cũng có thể không bình thường khi sốc nhiễm khuẩn, không giống như sốc giảm thể tích, sốc tắc nghẽn, hoặc sốc tim.

  • 1. Seymour CW, Liu VX, Iwashyna TJ, et al: Assessment of clinical criteria for sepsis: For the Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA 215(8):762–774, 2016.

Nhiễm khuẩn huyết có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm

  • Nhiễm trùng ống thông tiểu

  • Phẫu thuật ổ áp xe hoặc vết thương nhiễm khuẩn

  • Đặt các ống thông, đặc biệt là ống thông tĩnh mạch và ống thông tim, ống thông niệu đạo, và hậu môn nhân tạo

Nhiễm trùng gram âm thứ phát do nhiễm trùng thường bắt đầu từ đường tiểu hoặc đường tiêu hóa hoặc từ da ở những bệnh nhân loét do tỳ đè. Bệnh nhân có bệnh mạn tính và suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram âm. Họ cũng có thể tiến triển nhiễm khuẩn huyết do cầu khuẩn gram dương và kỵ khí và có nguy cơ nhiễm nấm huyết. Nhiễm khuẩn huyết tụ cầu là phổ biến ở những người tiêm chích ma túy, những bệnh nhân có ống thông tĩnh mạch, và bệnh nhân bị nhiễm trùng da và mô mềm. Nhiễm khuẩn huyết do Bacteroides có thể phát triển ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng vùng bụng và khung chậu, đặc biệt là đường sinh dục nữ. Nếu một nhiễm trùng ở bụng gây ra bệnh nhiễm trùng máu, hầu hết là vi khuẩn gram âm. Nếu nhiễm trùng bên trên cơ hoành gây ra bệnh nhiễm trùng máu, căn nguyên có thể là vi khuẩn gram dương.

Vậy bệnh nhiễm trùng máu là gì? Nhiễm trùng máu có chữa được không? Tất cả sẽ được giải thích qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Bệnh nhiễm trùng máu là gì?

Nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm khuẩn huyết) là một tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng, xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với nhiễm trùng và gây tổn thương các cơ quan. Lúc này, quá trình chống lại nhiễm trùng diễn ra trong cơ thể sẽ khiến các cơ quan hoạt động bất thường và kém hiệu quả.

Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng máu có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, là tình trạng cần được cấp cứu ngay lập tức.

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh thường xảy ra trong 90 ngày đầu sau sinh. Bác sĩ sẽ phân loại bệnh dựa trên thời gian nhiễm trùng, bao gồm:

  • Nhiễm trùng trong quá trình sinh nở (khởi phát sớm): Tình trạng này thường xảy ra trong 24 – 48 tiếng sau khi sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do em bé bị nhiễm bệnh từ mẹ trước hoặc trong quá trình sinh. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm như: nhiễm Streptococcus nhóm B trong quá trình mang thai, sinh non, ối vỡ kéo dài hơn 18 tiếng, nhiễm trùng ối …
  • Nhiễm trùng sau sinh (khởi phát muộn): nhiễm trùng xảy ra sau khi sinh. Trẻ sơ sinh phải đặt ống thông trong mạch máu kéo dài hoặc phải ở bệnh viện trong thời gian dài có nguy cơ bị nhiễm trùng máu cao hơn.

Dựa vào phân loại bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.

Ngoài ra, trẻ sinh nhẹ cân hoặc trẻ sinh non sẽ dễ bị nhiễm khuẩn huyết hơn vì hệ miễn dịch vẫn còn rất yếu.

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ tử vong. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, trẻ có thể sẽ hồi phục hoàn toàn và không để lại di chứng nào.

Bệnh nhiễm trùng máu ở người lớn tuổi

Càng lớn tuổi, hệ miễn dịch càng suy yếu bởi nhiều nguyên nhân (lão hóa, các bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh thận, ung thư, huyết áp cao, HIV…). Điều này khiến các vi sinh vật gây bệnh dễ dàng đi vào máu và dẫn đến nhiễm trùng.

Các tình trạng nhiễm trùng khác có thể gây ra nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết) ở người lớn tuổi gồm: viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, loét tì đè hoặc vết thương da. Các triệu chứng nhiễm trùng phổ biến nhất ở nhóm đối tượng này là mất phương hướng, nói sảng hoặc nhầm lẫn. Thêm vào đó, giảm trí nhớ do lớn tuổi cũng ảnh hưởng đến bệnh sử không rõ ràng ở nhiều bệnh nhân.

Triệu chứng và dấu hiệu

Các triệu chứng, dấu hiệu nhiễm trùng máu là gì?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm trùng máu có thể có những triệu chứng bệnh như:

  • Da, môi và lưỡi xanh, nhạt hoặc có đốm
  • Phát ban
  • Các vấn đề về hô hấp, khó thở hoặc thở rất nhanh
  • Tiêu chảy hoặc giảm nhu động ruột
  • Tiếng kêu yếu ớt, cao vút không giống như tiếng khóc bình thường của trẻ
  • Không có phản ứng như bình thường, lười bú hoặc giảm hoạt động như bình thường
  • Buồn ngủ hơn bình thường hoặc khó thức dậy
  • Nhịp tim bất thường
  • Co giật, nôn mửa
  • Vàng da và vàng mắt
  • Bụng sưng
  • Sốt hoặc giảm thân nhiệt, khó thở
  • Tiểu ít

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả trẻ mắc bệnh đều có các biểu hiện trên đây.

Mặt khác, ở trẻ lớn hơn và người trưởng thành, triệu chứng nhiễm trùng máu thường bao gồm:

Video liên quan

Chủ đề