Nhiễm độc giáp cường giáp là gì

Cường giáp là hội chứng bệnh khá phố biến, nhất là ở nữ giới. Nếu phát hiện sớm, bệnh sẽ nhanh điều trị khỏi và ít tái phát. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã trao đổi cùng bác sĩ Nguyễn Bá Việt, Giám đốc Trung tâm Y tế Tiên Yên để giúp bạn đọc nhận biết kịp thời dấu hiệu của bệnh này.

– Xin bác sĩ cho biết, Bệnh cường giáp là gì và làm sao để nhận biết bị bệnh này?

+ Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, tiết ra hormone tuyến giáp giúp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể. Cường giáp (hay còn gọi là cường giáp trạng, cường chức năng tuyến giáp) là hội chứng gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết nên sinh ra quá nhiều hormone tuyến giáp dẫn đến các triệu chứng của tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức. Bệnh thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới.

– Nguyên nhân nào gây bệnh này, thưa bác sĩ?

+ 80- 90% người bị cường giáp là do bị bệnh Basedow (hay còn gọi là bệnh Graves, bướu giáp độc lan tỏa…). Bệnh Basedow là một loại bệnh tự miễn khiến hệ miễn dịch sẽ tự tấn công ngược lại các mô trong cơ thể và dẫn đến tuyến giáp hoạt động bất thường. Bệnh do yếu tố di truyền (không lây nhiễm) và bệnh cũng hay xuất hiện ở những người hút thuốc. Bệnh nhân mắc bệnh Basedow có tuyến giáp phình to và bị phồng nhãn cầu (chứng lồi mắt).

+Người bị cường giáp còn có thể do các nguyên nhân như: Viêm tuyến giáp, bướu tuyến giáp thể đa nhân, u độc tuyến giáp hay sử dụng quá nhiều thuốc tuyến giáp; do khẩu phần ăn quá nhiều iốt và sử dụng quá nhiều hormone tuyến giáp tổng hợp. Ngoài ra một số trường hợp bị cường giáp mà không có nguyên nhân rõ ràng.

– Bệnh ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và có điều trị được không, thưa bác sĩ?

+ Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thậm chí suy tim; bị cơn bão giáp (triệu chứng đột ngột trở nặng đe dọa đến tính mạng). Nguyên nhân do bệnh Basedow, người bệnh còn có nguy cơ bị lồi mắt ác tính, nếu không được điều trị tốt có thể dẫn tới viêm loét giác mạc gây mù lòa.

Thông thường, cường giáp chỉ cần uống thuốc để giảm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể và ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, thời gian điều trị bệnh cần kéo dài liên tục 18- 24 tháng, cho nên người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc khi thấy không còn các triệu chứng của bệnh.

Việc sử dụng thuốc như thế nào cần có chỉ định của bác sĩ bởi các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như: Giảm bạch cầu hạt và nhiễm độc với gan. Người bệnh phải tuân thủ thời gian, liều lượng dùng thuốc và theo dõi định kỳ tại cơ sở y tế.

Các trường hợp nặng, không thể điều trị được bằng thuốc kháng giáp trạng hoặc tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng uống iod phóng xạ giúp phá hủy các tế bào tuyến giáp làm giảm khả năng tổng hợp hormon giúp cải thiện bệnh. Phương pháp này đơn giản, có hiệu quả giúp người bệnh tránh được các tác dụng phụ của thuốc kháng giáp trạng và phẫu thuật. Tuy nhiên việc sử dụng iod phóng xạ có thể gây suy chức năng tuyến giáp cho người bệnh về sau, có thể làm nặng thêm các biểu hiện ở mắt.

Phương pháp phẫu thuật dành cho những bệnh nhân có tuyến giáp lớn hoặc có u giáp, nghi ngờ ung thư tuyến giáp… Tuy nhiên biện pháp này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Suy chức năng tuyến giáp và tuyến cận giáp, gây giảm canxi trong máu, ảnh hưởng đến phát âm của người bệnh.

Để phòng bệnh cường giáp và hạn chế diễn tiến của bệnh, bạn cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động thể lực gắng sức, không hoạt động tinh thần căng thẳng. Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc. Ăn chế độ giàu đạm, calo, uống nhiều nước.

Nếu có những biến chứng về mắt do bệnh Basedow cần đeo kính bảo vệ mắt, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Không sờ nắn nhiều lên vùng cổ, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều iod. Bệnh cường giáp có thể tái phát sau phẫu thuật, bởi vậy, nếu đã được điều trị cường giáp hoặc hiện đang được điều trị, bạn nên đi gặp bác sĩ thường xuyên để được tư vấn và theo dõi tình trạng.

– Xin cám ơn bác sĩ!

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất nhiều hormone giáp và tăng nồng độ hormone giáp trong máu. Nếu cường giáp không được phát hiện, điều trị và kiểm soát tốt sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, nằm phía trước cổ, ngay dưới thanh quản và trên xương ức. Hormone tuyến giáp đóng vai trò chính trong chuyển hóa, tăng trưởng và phát triển cơ thể. Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất nhiều hormone giáp và tăng nồng độ hormone giáp trong máu. Do đó, người bệnh cường giáp có tình trạng tăng chuyển hóa của cơ thể và biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Có nhiều nguyên nhân gây cường giáp, thường gặp nhất là bệnh Basedow. Bệnh Basedow thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 20 đến 40, nhưng cũng có thể xuất hiện ở nam và bất kì độ tuổi nào. Triệu chứng của bệnh Basedow bao gồm: triệu chứng cường giáp, bướu giáp to lan tỏa, bệnh lý mắt do bệnh Basedow và phù niêm trước xương chày.

Ngoài ra, bướu giáp đơn nhân, đa nhân hóa độc và một số thuốc như amiodarone là những nguyên nhân khác gây cường giáp.

Triệu chứng lâm sàng cường giáp bao gồm: mệt mỏi, lo lắng, kích thích, khó ngủ, yếu cơ (thường yếu cánh tay và đùi gây ra khó mang vác nặng hoặc leo cầu thang hoặc đứng dậy từ ghế), run tay, đổ nhiều mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực, sụt kí mặc dù ăn uống bình thường hoặc ăn ngon miệng, đi tiêu thường xuyên.


Triệu chứng lâm sàng của cường giáp

Cường giáp được chẩn đoán bằng xét nghiệm chức năng tuyến giáp gồm TSH và hormone giáp, trong đó TSH giảm và hormone giáp tăng. Ngoài ra, xạ hình tuyến giáp và xét nghiệm máu cũng được sử dụng để xác định nguyên nhân gây cường giáp.

Ba phương pháp chính điều trị cường giáp là:

- Thuốc kháng giáp tổng hợp: giúp ức chế sản xuất hormone giáp.

- Iod phóng xạ: phá hủy tế bào tuyến giáp, giảm khả năng sản xuất hormone giáp.

- Phẫu thuật tuyến giáp: cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.


Mỗi phương giáp đều có ưu điểm và khuyết điểm. Do đó, người bệnh cường giáp cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết để thảo luận phương pháp điều trị tối ưu nhất.

Chế độ ăn của người bệnh cường giáp nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều iod như: rong biển, hải sản, thực phẩm bổ sung iod hoặc thức ăn có phẩm màu màu đỏ…

Nếu cường giáp không được phát hiện, điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm:

- Tim mạch: rối loạn nhịp tim (rung nhĩ, tăng nguy cơ đột quỵ), suy tim sung huyết.

- Loãng xương: xương yếu và dễ gãy.

- Bất thường mắt: bệnh Basedow sẽ gây lồi mắt, mắt sưng và đỏ, nhạy cảm ánh sáng, nhìn mờ, nhìn đôi và nặng nề nhất là mù.

- Bão giáp: là biến chứng hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong. Bão giáp thường xảy ra trên người bệnh cường giáp không điều trị hoặc điều trị chưa ổn định và có yếu tố thúc đẩy như phẫu thuật, nhiễm trùng, chấn thương...

Vì vậy, người bệnh cường giáp cần tuân thủ điều trị và tái khám định kì tại chuyên khoa nội tiết để kiểm soát tốt chức năng tuyến giáp và tránh những biến chứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

//www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hyperthyroidism/symptoms-causes/syc-20373659

//www.nhs.uk/conditions/overactive-thyroid-hyperthyroidism/

//www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279388/#:~:text=The%20thyroid%20gland%20is%20a,thyroid%20hormones%20into%20the%20bloodstream.

//www.uptodate.com/contents/hyperthyroidism-overactive-thyroid-beyond-the-basics

"2016 American Thyroid Association Guidelines for Diagnosis and Management of Hyperthyroidism and Other Causes of Thyrotoxicosis". Thyroid,  26  (10)

BS Nguyễn Thị Kiều Nga

- Khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhân dân 115

Page 2

  • 24/11/2021 10:21

    Vệ sinh đường hô hấp trên như xịt mũi, súc họng đúng cách và thường xuyên là một trong các biện pháp giúp hạn chế tối đa vi-rút SARS-Cov-2 từ mũi, họng xuống phổi, giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh.

  • 22/11/2021 11:02

    Hưởng ứng tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc do Tổ chức Y tế Thế giới phát động từ ngày 18/11/2021 đến ngày 24/11/2021 với chủ đề của năm 2021 là: “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm” nhằm ngăn chặn mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe và sự phát triển của toàn thế giới.

  • 18/11/2021 22:43

    BS.CK2 Huỳnh Thị Chiêu Oanh, trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhân dân 115 đưa ra hướng dẫn nhận biết dấu hiệu viêm đường hô hấp và trong đại dịch COVID-19 chúng ta cần làm gì khi có những triệu chứng này.

  • 17/11/2021 09:18

    Mặc dù số ca nhiễm Covid - 19 trên toàn thế giới tính đến tháng 11 năm 2021 đã trên 250 triệu người với hơn 5 triệu người chết, nhưng những hiểu biết của chúng ta về dịch bệnh phức tạp này vẫn còn quá ít ỏi.

  • 17/11/2021 00:25

    Khi có dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp, ở thời điểm đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, mọi người nên làm gì? Có phải trường hợp nào cũng cần test COVID không? Câu trả lời được BS.CKII Huỳnh Thị Chiêu Oanh - Trưởng khoa Hồi sức COVID 2, BV Nhân dân 115 giải đáp ngay sau đây!

  • 21/10/2021 14:47

    Sau khi hướng dẫn hệ miễn dịch cách nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh, các thành phần của vaccine sẽ bị đào thải khỏi cơ thể trong thời gian ngắn, chỉ có phản ứng miễn dịch ngừa virus ở lại.

  • 18/10/2021 10:27

    Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin C, ngủ sớm nghỉ ngơi trước ngày tiêm, không tự ý ngưng thuốc với trẻ có bệnh mạn tính.

  • 04/10/2021 09:45

    Cụ thể, 7 triệu chứng gồm: Mất hoặc thay đổi khứu giác, vị giác; sốt; ho dai dẳng; ớn lạnh; chán ăn; đau cơ.

  • 25/08/2021 08:16

    Mới đây, Hiệp hội béo phì Hoa Kỳ kêu gọi tất cả những người béo phì nên đi tiêm vắc-xin COVID-19 càng sớm càng tốt.

  • 12/07/2021 13:26

    Tất cả các thành phần trong vắc xin phòng COVID19 đều an toàn. Hãy tiêm phòng khi đến lượt - Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh.

  • 08/07/2021 08:26

    Theo các báo cáo mới đây Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến hành vi ăn uống của chúng ta. Tuy nhiên, những thay đổi này không mang lại những điều tốt đẹp hơn.

  • 30/06/2021 07:32

    Các chuyên gia y tế khẳng định rằng, việc hiến máu sau chủng ngừa COVID-19 là an toàn. Trên thực tế, hiến máu được khuyến khích mạnh mẽ, đặc biệt trong những tháng hè lượng máu hiến có xu hướng giảm.

  • 22/06/2021 13:24

    Tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn - trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Nếu không có các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết.

  • 22/06/2021 09:16

    Ðể bảo đảm an toàn tiêm vắc-xin phòng COVID-19, người tham gia tiêm chủng cần lưu ý một số điều trước khi tiêm và sau khi tiêm chủng.

  • 09/06/2021 07:16

    Thiếu hụt citrin là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến thiếu hụt citrin và căn bệnh này gây ra hậu quả gì cho người bệnh? Những thắc mắc đó sẽ được TS. BS. Lê Thị Tuyết Phượng – Trưởng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân 115 giải đáp qua chương trình tư vấn sau đây.

Tin mới nhất

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Video liên quan

Chủ đề