Nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ

Hiện đang là thời điểm các tổ chức cơ sở đảng tổ chức đánh giá, phân loại đảng viên cuối năm. Theo quy định, trước khi đánh giá, phân loại đảng viên, cấp ủy, chi bộ nơi đảng viên đang công tác phải lấy ý kiến nhận xét của cấp ủy, chi bộ nơi đảng viên cư trú về việc đảng viên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú theo Quy định 213 của Bộ Chính trị.

Qua thực tế, tôi thấy việc thực hiện Quy định 213 còn một số hạn chế. Mặc dù Quy định 213 nêu rõ, cấp ủy, chi bộ nơi đảng viên công tác phải chủ động liên hệ với đảng uỷ cơ sở và chi uỷ, chi bộ nơi đảng viên cư trú để giới thiệu đảng viên về sinh hoạt, thường xuyên giữ mối liên hệ với chi uỷ và nhân dân nơi cư trú theo đúng quy định, nhưng nhiều tổ chức đảng ở cơ quan, đơn vị thường chỉ viết giấy giới thiệu đưa cho đảng viên mang về, rất ít trực tiếp gặp giao cho tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên cư trú.

Nhiều tổ chức đảng cơ quan, đơn vị xem nhận xét theo Quy định 213 chỉ là thủ tục khi đánh giá, phân loại đảng viên cuối năm. Vì vậy đã dẫn đến tình trạng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ quan, đơn vị về nơi cư trú không tích cực, thiếu gương mẫu trong thực hiện các chủ trương của địa phương nơi cư trú, thiếu tôn trọng sự giám sát của nhân dân nhưng khi bình xét cuối năm vẫn được tổ chức đảng ở cơ quan, đơn vị công tác xếp loại “đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ”, “đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Việc nhận xét cho đảng viên của chi bộ nơi cư trú cũng có chỗ còn hình thức. Theo quy định, thì hằng năm chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) họp với ban công tác mặt trận thôn, khu dân cư để nhận xét từng đảng viên đang công tác thực hiện nhiệm vụ nơi cư trú trên địa bàn mình theo phiếu nhận xét và gửi về đảng ủy xã, phường, thị trấn… Nhưng trên thực tế, điều này ở chi ủy chi bộ nơi đảng viên cư trú nhiều địa phương thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ. Ít chi ủy tổ chức họp với ban công tác mặt trận thôn, khu dân cư để nhận xét đảng viên, mà thường đồng chí bí thư chi bộ làm việc này, nên có thể dẫn đến hiện tượng nể nang, đánh giá mang tính chủ quan, không thực chất.

Để Quy định 213 của Bộ Chính trị được thực hiện một cách triệt để, đòi hỏi sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ của tổ chức đảng nơi đảng viên đang công tác và nơi cư trú. Chi ủy nơi cư trú phải bàn bạc, trao đổi để có thông tin chính xác, đầy đủ, thực chất nhất để nhận xét đảnh viên một cách chính xác theo các tiêu chí trong phiếu nhận xét theo mẫu. Đồng thời, cấp uỷ nơi công tác của đảng viên phải nghiêm túc tiếp thu các ý kiến của tổ chức đảng nơi cư trú, bảo đảm những nhận xét của cấp ủy nơi đảng viên sinh sống thực sự là kênh quan trọng để đánh giá, kiểm điểm đảng viên. Sự phối hợp giữa tổ chức đảng nơi công tác và tổ chức đảng nơi cư trú phải thường xuyên để bảo đảm thông tin 2 chiều cũng như việc tiếp nhận kết quả nhận xét đảng viên hằng năm kịp thời. Cần xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy nơi đảng viên công tác với cấp ủy nơi đảng viên cư trú trong việc quản lý, giáo dục, kiểm tra đảng viên, đánh giá, nhận xét đảng viên cho chính xác...

Mẫu 02- QĐĐGCB

(Nhận xét của cấp ủy nơi công tác)

.....................................................​..................................................

(tên cấp ủy/cơ quan, đơn vị)

​ * .................., ngày......tháng......năm.....

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ

-

Họ và tên cán bộ được đánh giá: ...............................................................................

Sinh ngày:...................................................................................................................

Ngày vào Đảng:....................................Ngày chính thức:..........................................

Nơi ở hiện nay:...........................................................................................................

Trình độ đào tạo:........................................................................................................

Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay:............................................................................

1. Ưu điểm

  1. Phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, phong cách, lối sống:

- Nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối và quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác.

- Nhận thức và những việc làm cụ thể để thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Tinh thần học tập nâng cao trình độ. Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự phê binh và phê bình, tinh thần trách nhiệm và tác phong trong công tác.

- Đoàn kết, quan hệ trong công tác; mối quan hệ, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.

- Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt.

  1. Năng lực và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao:

- Năng lực nghiên cứu, vận dụng và tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn địa phương, đơn vị.

- Tính chủ động, sáng tạo trong quyết tâm chỉ đạo, điều hành.

- Khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả công việc trên các vị trí, chức trách, từng thời gian.

2. Hạn chế, khuyết điểm

Theo các tiêu chí như mục 1 (nếu có)

3. Kết luận đánh giá

- Đánh giá tổng quát về phẩm chất, năng lực

- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ

- Chiều hướng phát triển (có chiều hướng phát triển tốt, có chiều hướng phát triển, giữ mức, giảm mức)

Chủ đề