Nhân viên phát triển sản phẩm tiếng anh là gì năm 2024

- Kinh nghiệm làm biên dịch các tài liệu: Kinh tế, Quản trị, Lãnh đạo, xây dựng học liệu là một lợi thế.

- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm giảng dạy, có chứng chỉ TESOL, ESOL, CELTA hoặc TEFL.

Kỹ năng:

- Khả năng phát âm tốt.

- Yêu thích công việc chia sẻ, đào tạo & phát triển con người.

- Khả năng giao tiếp tốt và khuyến khích học viên nói tiếng Anh.

Thái độ, tố chất:

- Trung thực, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc.

- Tâm huyết, có tinh thần học hỏi và phát triển bản thân, gắn bó và yêu thích sự đổi mới sáng tạo.

- Nhanh nhẹn, chủ động.

Yêu cầu khác: Có máy tính cá nhân, tham gia quá trình huấn luyện để đảm bảo yêu cầu.

Quyền lợi:

Thu nhập: 16.000.000vnđ - 19.000.000vnđ/tháng (Lương cứng + lương giảng dạy)

Lương cứng: 12.000.000vnđ - 15.000.000vnđ

Phụ cấp: 42.000vnđ/ngày.

Các chính sách:

- Thời gian làm việc: Thứ 2 - sáng thứ 7 (Từ 8h30 – 17h30, nghỉ trưa: 12h00 – 13h30).

- Đề xuất tăng lương định kỳ từ 6 tháng/lần.

- Phụ cấp công tác.

- Đóng BHXH, BHYT.

- Du lịch, nghỉ mát, teambuilding, Year End Party…

- Nghỉ lễ theo lịch quốc gia & thưởng tiền (Tết dương lịch, 8/3, 30/4, 1/5, 1/6, trung thu…).

- Nghỉ phép năm 12 ngày/năm.

- Giảm giá nội bộ 70% đối với các khóa học tiếng Anh tại Langmaster & miễn phí 100% đối với các khóa học tại Trường doanh nhân HBR (Gói đào tạo với tổng trị giá 100.000.000vnđ).

Chuyên viên phát triển sản phẩm (Research and Development - R&D) là người kiến tạo những sản phẩm mới để đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng ở mỗi thời điểm. Chuyên viên R&D sẽ trực tiếp theo sát vòng đời của sản phẩm từ khi lên ý tưởng, làm sản phẩm mẫu, xin cấp phép chứng nhận đạt tiêu chuẩn, phê duyệt sản xuất đại trà, đến lúc đưa vào sản xuất thực tế, tiêu thụ, cải tiến mở rộng sản phẩm… Nói chung, những diễn biến liên quan đến sản phẩm và mức độ chấp nhận sản phẩm từ phía khách hàng đều cần có sự tham gia của chuyên viên phát triển sản phẩm.

Sản phẩm ngày nay rất đa dạng nên cơ hội việc làm dành cho chuyên viên phát triển sản phẩm luôn rộng mở ở mọi ngành nghề. Điển hình như:

  • Chuyên viên phát triển sản phẩm tín dụng là người hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính, phụ trách nghiên cứu những gói dịch vụ tín dụng đa dạng, đáp ứng nhu cầu sinh lời từ nguồn vốn có hạn của nhiều đối tượng khách hàng.
  • Chuyên viên phát triển sản phẩm kỹ thuật số là những người có kiến thức chuyên môn sâu về công nghệ thông tin, am hiểu kỹ thuật lập trình. Họ sẽ trực tiếp kiến tạo những phần mềm, ứng dụng tích hợp vào các thiết bị kỹ thuật số như smartphone, máy tính bảng… nhằm hỗ trợ người dùng giải quyết nhiều vấn đề cá nhân dựa trên nền tảng trực tuyến.
  • Chuyên viên phát triển sản phẩm thủy hải sản chủ yếu làm việc tại các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản xuất khẩu, tạo nên nhiều nhóm thực phẩm khác nhau đáp ứng khẩu vị nhiều nền văn hóa ẩm thực. Chẳng hạn, cũng từ con tôm nhưng sẽ có nhiều sản phẩm đa dạng như tôm tươi hút chân không, tôm lăn bột, tôm thịt lột vỏ sẵn…

2. Chuyên viên phát triển sản phẩm đảm nhận những công việc chính nào?

Tên gọi là “phát triển sản phẩm” nhưng ở vị trí này, nhiệm vụ của chuyên viên không chỉ dừng lại khi sản phẩm đã được phê duyệt sản xuất mà còn trải rộng ở nhiều nhiệm vụ khác:

2.1. Nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng

  • Phối hợp cùng phòng Marketing lên kế hoạch nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng
  • Những việc làm hấp dẫn

    Cập nhật, phân tích sản phẩm mới hoặc sản phẩm thay thế của đối thủ cạnh tranh
  • Xác định phân khúc thị trường, nhóm khách hàng tiềm năng cho sản phẩm của doanh nghiệp.

2.2. Lên ý tưởng, kế hoạch phát triển sản phẩm

  • Tổng hợp thông tin về khiếm khuyết của sản phẩm cũ hoặc mục tiêu của sản phẩm mới
  • Nghiên cứu, phân tích, lên ý tưởng cho sản phẩm
  • Thiết lập kế hoạch phát triển sản phẩm, trình ban lãnh đạo phê duyệt
  • Trực tiếp thuyết trình ý tưởng, trả lời những thắc mắc về sản phẩm từ phía ban lãnh đạo.

2.3. Tham gia vào quá trình sản xuất

  • Tiến hành sản xuất thử mẫu sản phẩm hoàn chỉnh
  • Theo sát tiến trình xin thủ tục cấp phép sản xuất tại các cơ quan nhà nước
  • Phối hợp cùng phòng sản xuất từ khâu chọn nguyên liệu đến lúc hoàn thành sản phẩm trong đợt sản xuất đầu tiên.
  • Kiểm soát quy trình sản xuất và kiểm tra ngẫu nhiên mẫu sản phẩm ở tất cả các đợt sản xuất.
  • Đảm bảo đạt chất lượng tiêu chuẩn theo như đăng ký hoặc cam kết trước và trong quá trình vận chuyển đến tay khách hàng.
  • Tiếp thị, quảng bá sản phẩm đến đông đảo khách hàng thông qua việc thuyết trình, giới thiệu, giải đáp những thắc mắc chuyên sâu về thành phần sản phẩm.

Tham khảo >>>> KPI cho vị trí Nghiên cứu phát triển sản phẩm

2.4. Phối hợp cùng các phòng ban chuyên môn khác

  • Liên kết chặt chẽ, giữ mối quan hệ tốt trong công việc với các phòng ban chuyên môn khác.
  • Nắm rõ thông tin nhân sự trực tiếp hoàn thành các công đoạn liên quan đến sản phẩm.
  • Kịp thời liên lạc phối hợp giải quyết sự cố sản phẩm
  • Định kỳ thiết lập báo cáo gửi quản lý và ban lãnh đạo.

3. Kỹ năng không thể thiếu ở chuyên viên phát triển sản phẩm

Một chuyên viên phát triển sản phẩm giỏi thì hiểu rõ chuyên môn ngành nghề mà mình đang làm việc là chưa đủ. Năng lực chỉ thật sự ưu việt khi bạn có trong mình những kỹ năng sau:

3.1. Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin

Trước khi muốn tạo mới hay cải tiến một dòng sản phẩm nào, doanh nghiệp đều tiến hành nghiên cứu thị trường. Bởi lẽ, muốn thành công, doanh nghiệp phải “bán cái khách hàng cần”, chứ không thể chỉ “bán cái mình có”.

Thông tin, số liệu từ thị trường hay khách hàng đã có các chuyên viên nghiên cứu thị trường lo, phần của chuyên viên phát triển sản phẩm là sàng lọc những số liệu đó và đưa vào những phân tích mà phòng nghiên cứu phát triển cần triển khai để biết được:

  • Những tiêu chuẩn thị hiếu nào doanh nghiệp đủ sức đáp ứng
  • Những yếu tố nào trong sản phẩm giúp đạt những tiêu chuẩn thị hiếu đó
  • Kỹ thuật phát triển sản phẩm nào khả thi để có được những yếu tố đó.

Do đó, sở hữu năng lực phân tích, tổng hợp số liệu hiệu quả, chuyên viên sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức.

3.2. Kỹ năng sáng tạo, suy nghĩ logic

Hầu như ngày nay, khách hàng có nhu cầu nào thì thị trường đều đã có sản phẩm phù hợp đáp ứng. Do đó, bên cạnh sáng tạo sản phẩm mang tính thay thế, bản thân chuyên viên phát triển sản phẩm còn được doanh nghiệp kỳ vọng sáng tạo ra những sản phẩm đánh thức nhu cầu sử dụng mà khách hàng còn chưa nghĩ đến.

Ví dụ, cách đây 20 năm, người tiêu dùng Việt chỉ dùng bột giặt có hương thơm để tạo mùi, đại đa số không biết nước xả vải là gì. Nhưng giờ thì nhà nhà, người người đều dùng nước xả vải để làm thơm quần áo lâu, tránh ẩm mốc. Nhà sản xuất không chỉ tạo nên sản phẩm mà còn tạo nên thị hiếu sử dụng sản phẩm đó nữa. Kỹ năng sáng tạo, suy nghĩ logic vì vậy luôn là trợ thủ đắc lực cho thành công của chuyên viên phát triển sản phẩm.

3.3. Kỹ năng dung hòa thị hiếu và lợi ích doanh nghiệp

Năng lực nghiên cứu sáng tạo thì chuyên viên phát triển sản phẩm nào cũng có, nhưng chỉ những chuyên viên R&D sáng tạo sản phẩm phù hợp với kết quả phân tích thị hiếu khách hàng, cũng như hiệu quả kinh doanh cho tổ chức thì mới có được thành công trong sự nghiệp.

Thực tế, các chuyên viên R&D hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm cực kỳ tốt, chất lượng cực cao nhưng chi phí sản xuất sẽ rất cao, khó đáp ứng khả năng chi tiêu tài chính của khách hàng. Làm sao để sản phẩm chất lượng tốt nhưng vẫn phù hợp túi tiền đại đa số người tiêu dùng mới là điều mà doanh nghiệp kỳ vọng.

3.4. Kỹ năng làm việc nhóm chuyên nghiệp

Để cho ra đời một sản phẩm, chuyên viên R&D có thể phải chịu trách nhiệm quản lý một đội nhóm gồm nhiều nhân viên R&D. Việc phân bổ nhiệm vụ, phối hợp triển khai công việc đều sẽ do chuyên viên phát triển sản phẩm lên kế hoạch và trực tiếp kiểm soát.

Bên cạnh đó sẽ luôn cần đến sự kết hợp của phòng phát triển sản phẩm (R&D) và nhiều phòng ban chuyên môn như phòng tài chính, phòng Marketing, phòng sản xuất… Vì vậy, đã là một chuyên viên phát triển sản phẩm thì dù giỏi đến mấy, chúng ta cũng phải ý thức “một cây làm chẳng nên non”, tập thể mới tạo nên sức mạnh. Thành công của tập thể cũng chính là thành công của chúng ta.

3.5. Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phản biện giỏi

những giải pháp sản phẩm do chuyên viên đưa ra sẽ phải trải qua vòng phê duyệt của ban lãnh đạo và nhiều phòng ban chuyên môn khác. Ngay khi ý tưởng được trình bày, chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều, “chín người, mười ý” đòi hỏi chuyên viên R&D phải dùng nhiều luận điểm để chứng minh và bảo vệ sáng kiến của mình nếu không muốn bị loại ý tưởng. Do đó, dù là công việc thiên về nghiên cứu, sáng tạo nhưng giao tiếp, thuyết trình, phản biện giỏi vẫn sẽ là kỹ năng rất cần cho sự nghiệp của chuyên viên phát triển sản phẩm.

Quan tâm >>>>> R&D là gì? Lộ trình thăng tiến của R&D trong các nhà máy như thế nào?

4. Ngành học phù hợp nhất cho vị trí chuyên viên phát triển sản phẩm

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm là một ngành nghề đặc thù vì không có ngành học thống nhất như quản trị kinh doanh hay kế toán, mà ứng viên muốn phát triển sản phẩm ở mặt hàng/ dịch vụ nào thì phải am hiểu mặt hàng/ dịch vụ đó.

Điều này đồng nghĩa, nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên dựa trên kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực, ngành hàng mà ứng viên theo học. Vì vậy, chuyên ngành học dành cho vị trí này sẽ rất đa dạng. Chẳng hạn như:

  • Sản phẩm tín dụng sẽ yêu cầu ứng viên tốt nghiệp ngân hàng, tín dụng tiền tệ
  • Sản phẩm phần mềm sẽ yêu cầu ứng viên tốt nghiệp lập trình viên, công nghệ thông tin phần mềm
  • Sản phẩm chăm sóc da sẽ yêu cầu ứng viên tốt nghiệp ngành hóa mỹ phẩm
  • Sản phẩm thuốc tân dược sẽ yêu cầu ứng viên tốt nghiệp ngành dược bào chế thuốc.

5. Cập nhật mức lương chuyên viên phát triển sản phẩm

Sản phẩm là sự kết tinh của nhiều tiêu chuẩn cả trong và ngoài doanh nghiệp, mang lại giá trị lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. Vai trò chuyên viên phát triển sản phẩm rất được coi trọng, mức lương vì vậy cũng thuộc hàng “top”.

  • Kinh nghiệm 1 – 3 năm: 9,4 – 13,2 triệu đồng/ tháng
  • Kinh nghiệm 4 – 5 năm: 15 – 30 triệu đồng/ tháng
  • Kinh nghiệm trên 5 năm, giữ vai trò quản lý, mức lương có thể đạt 40 – 45 triệu đồng/ tháng

Chuyên viên phát triển sản phẩm hiện diện ở cả doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và doanh nghiệp dịch vụ. Với năng lực, kiến thức và kinh nghiệm tích lũy, họ là người kiến tạo nên những sản phẩm chất lượng, giúp doanh nghiệp thu hút thị phần, tăng lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Thời đại càng phát triển, tốc độ cải tiến sản phẩm càng phải nhanh, do đó, Ms. Uptalent tin tưởng nhu cầu tuyển dụng chuyên viên phát triển sản phẩm sẽ luôn giữ vị thế tiềm năng trong tương lai.

----

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: //hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 12 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.

Nhân viên phát triển thị trường trong tiếng Anh là gì?

Market development staff members assist in the development of markets for recycled materials. Chúng ta cùng học về một số từ tiếng Anh nói về những ngành nghề có liên quan đến thị trường nha!

Product Development là nghề gì?

Product Development là một thành viên rất quan trọng chịu trách nhiệm mọi mặt về sản phẩm cũng như lên kế hoạch, lựa chọn và phát triển các tính năng trên sản phẩm và giải quyết vấn đề từ phía người dùng (user).

Chuyên viên phát triển sản phẩm là gì?

Chuyên viên phát triển sản phẩm là vị trí nhân sự gắn với vòng đời của sản phẩm. Vị trí này sẽ là người lên ý tưởng, giám sát hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Chuyên viên sản phẩm tiếng Anh là gì?

Nhân viên Phụ trách Sản phẩm (Product Specialist)

Chủ đề