Nhân định nào sau đây đúng với phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài Tây Tiến. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào sau đây nêu đầy đủ nhất nội dung chính của bài thơ Tây Tiến

  • A. Ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ và lãng mạn của núi rừng Tây Bắc nước ta
  • B. Ca ngợi sự hi sinh anh dũng của những người lính Tây Tiến
  • C. Ca ngợi vẻ đẹp lãng mạn, tinh thần lạc quan của những người lính Tây Tiến

Câu 2: Ý nào sau đây về chưa chính xác về tác giả Quang Dũng?

  • A. Quê ở Phượng Trì , Đan Phượng , Hà Tây
  • B. Là nhà thơ – chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp
  • C. Ngoài làm thơ còn viết văn , vẽ tranh, soạn nhạc

Câu 3: Câu thơ “Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi”? sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A. Nhân hóa
  • B. Hoán dụ
  • D. So sánh

Câu 4: Việc sử dụng biện pháp tu từ trong câu thơ trên thể hiện ý nghĩa

  • A. Dù đã hi sinh nhưng tâm hồn các anh vẫn lưu luyến mảnh đất này
  • B. Các chiến sĩ muốn được nằm yêu nghỉ nơi núi rừng bình yên.
  • C. Các chiến sĩ muốn nằm lại bên  những người đồng đội đã cùng chiến đấu và hi sinh.

Câu  5: Tác phẩm nào sau đây không phải của Quang Dũng ? 

  • B. Đôi mắt người Sơn Tây
  • C.  Rừng về xuôi
  • D.  Mây đầu ô   

Câu  6: Đặc điểm của thơ Quang Dũng qua bài thơ “ Tây Tiến “ ?

  • A. Hài hòa giữa chất cổ điển và tinh thần thời đại
  • C. Giàu chất trí tuệ và tính triết lí
  • D. Giàu chất sử thi và giọng thơ ân tình ngọt ngào tha thiết.          

Câu  7: Yếu tố nào sau đây chi phối tới nội dung của bài thơ “ Tây Tiến “ ?

  • A. Tây tiến là đơn vị quân đội thành lập năm 1947 mà chiến sĩ phần đông là thanh niên Hà Nội
  • C. Lính Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức gian khổ thiếu thốn.
  • D. Quang Dũng đã làm đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến rồi chuyển sang đơn vị khác.

Câu  8: Tác phẩm nào sau đây không ra đời cùng tên với bài thơ “ Tây Tiến “ ?

  • A. Đôi mắt (Nam Cao)
  • C. Đồng Chí (Chính Hữu)
  • D. Đất nước (Nguyễn Đình Thi)       

Câu 9: Hai chữ "về đất" trong câu: "Áo bào thay chiếu anh về đất" không gợi ý liên tưởng nào sau đây?

  • B. Sự thanh thản, ung dung của người lính sau khi đã tận trung với nước.
  • C. Cách nói giảm để tránh sự đau thương.
  • D. Sự hi sinh của người lính là hóa thân vào non sông đất nước.

Câu  10: Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến khi nào ?

  • A. Đang ở đơn vị Tây Tiến 
  • B. Khi đã rời khỏi quân đội
  • C.Khi đang  ở bệnh viện quân y vì bệnh sốt rét tái phát

Câu  11: Ban đầu bài thơ có nhan đề như thế nào ?

  • A. Tây Tiến
  • B. Đoàn quân Tây Tiến
  • D.Tây Tiến mùa xuân ấy   

Câu  12: Căn cứ vào nội dung có thể chia bài thơ làm mấy phần ?

  • A. Hai phần 
  • B. Ba phần 
  • D. Năm phần

Câu 13: Câu thơ nào sau đây (trích trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng)  thể hiện rõ nét  nhất cách nói vừa rất tự nhiên, hồn nhiên, vừa đậm chất lính?

  • A. Mường lát hoa về trong đêm hơi.
  • B.  Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.
  • C.  Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.

Câu  14: Nội dung chính của phần đầu bài thơ là gì ?

  • A. Nhớ về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội
  • B. Nhớ về thiên nhiên Tây Bắc mĩ lệ thơ mộng
  • D. Nhớ về đồng đội Tây Tiến với những kỉ niệm thơ mộng nơi núi rừng Tây Bắc

 Câu  15: Dòng nào dưới đây nói đúng và đủ ý về cách hiểu câu thơ “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi”?

  • A. Nhà thơ đã xa rời dòng sông Mã
  • B. Đơn vị Tây Tiến đã xa rời dòng sông Mã
  • C. .Cả sông Mã và đơn vị Tây Tiến đã xa vời đối với nhà thơ

Câu  16: Hai câu thơ “ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” thể hiện nét đẹp nào của người lính?

  • A.  Chí khí của người lính Tây Tiến
  • B. Đời sống tình cảm của lính Tây Tiến
  • D. Lòng căm thù quân giặc và nỗi buồn nhớ về Hà Nội

Câu  17: Dòng nào chưa nói đúng về nội dung chính ở đoạn thơ  thứ 3 của bài Tây Tiến ?

  • A.   Ngoại hình và đời sống nội tâm của người lính
  • B. Cái tình và cái chí của người lính
  • D. Sự hi sinh kiêu hùng của người lính

Câu  18: Dòng nào không đúng nói về nội dung bốn câu thơ cuối đoạn ba của bài thơ Tây Tiến ?

  • B. Thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của người lính
  • C. Diễn tả sự hi sinh cao cả , lẫm liệt của người lính
  • D. Khẳng định sự bất tử của người lính đã hi sinh.


Xem đáp án

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thêm

Rải rác biên cương, mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét âm hưởng bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng.

16/05/2022 1,506

A.   Chất trữ tình chính trị sâu sắc

B.   Cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng

C.   Mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa

Đáp án chính xác

D.   Mang vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí.

A. Chất trữ tình chính trị sâu sắc

B. Cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng

C. Mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa

D. Mang vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí

Đáp án đúng C.

Phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.

Lý giải việc chọn đáp án C là do:

Quang Dũng (tên khai sinh là Bùi Đình Diệm; sinh 11 tháng 10 năm 1921 – mất 13 tháng 10 năm 1988) là một nhà thơ Việt Nam. Ông là tác giả của một số bài thơ nổi tiếng như Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ… Ngoài ra Quang Dũng còn là một họa sĩ, nhạc sĩ. Ông thuộc thế hệ các nhà thơ miền Bắc trưởng thành và nổi danh sau Cách mạng tháng Tám.

Trước cách mạng tháng Tám, ông học Ban trung học trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông đi dạy học tư ở Sơn Tây. Ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.

Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào – Việt.

Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III.

Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các họa sĩ nổi danh. Ông sáng tác nhạc, bài Ba Vì của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến. Ông làm bài thơ Tây Tiến năm 1948 khi dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh (Hà Đông).

Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ.

Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học. Ông phải đi chỉnh huấn sau vụ tờ báo Nhân Văn – Giai Phẩm. Bài thơ “Tây Tiến” của ông được nhiều người yêu thích, được xuất bản và phổ biến rộng rãi và được nhiều người yêu thích ngay cả ở miền nam thời đó. Tuy nổi tiếng nhưng ông thích sống đạm bạc, không thích khoe khoang tên tuổi với ai.

Về sau này, như những nhà thơ lớn khác, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh,… ông không sáng tác thêm được nhiều tác phẩm nổi bật và mất đi trong âm thầm. Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài bị bệnh tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Ông là người tài hoa, vẽ tài, hát giỏi, thơ hay. Bài thơ Tây Tiến của ông mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông. Những sáng tác của ông đều mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa

Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như Tây Tiến (Phạm Duy phổ nhạc), Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây), Kẻ ở (Cung Tiến phổ nhạc).

Đặc biệt bài thơ Không đề được 4 nhạc sĩ phổ nhạc khác nhau (Việt Dũng (với tựa đề “Có những cuộc tình không là trăm năm”), Phạm Trọng Cầu (tựa đề “Em mãi là 20 tuổi”), Khúc Dương (“Em mãi là 20 tuổi”), Quang Vĩnh).

Tác phẩm tiêu biểu là các tập thơ Bài Thơ Sông Hồng (1956), Rừng Biển Quê Hương (1957), Mây Đầu Ô (1986); truyện ngắn Mùa Hoa Gạo (1950); hồi ký Làng Đồi Đánh Giặc (1976)…

Hiện nay tại trường Tiểu học Thị trấn Phùng (cấp 3 Đan Phượng cũ – quê ông) có đặt một bức tượng Quang Dũng trong trang phục người lính Tây Tiến.