Nhà nước ta quy định mức thuế đối với xăng các loại là bao nhiêu phần trăm

Giá xăng RON 95 nhập về cảng có giá gốc khoảng 12.000 đồng/lít. Tuy nhiên, việc phải chịu hàng loạt thuế, phí đang khiến mặt hàng này được bán ở mức giá gần gấp đôi.

Chiều 2/5, liên Bộ Tài chính - Công Thương đã quyết định điều chỉnh giá xăng RON 95 tăng 956 đồng/lít, với giá bán lẻ tối đa ở mức 22.191 đồng/lít. Đây là mức giá bán lẻ cao nhất kể từ tháng 10/2018. Sau 3 lần tăng liên tiếp, giá xăng đã thêm 3.500 đồng/lít sau một tháng rưỡi.

Thuế, phí đang chiếm gần một nửa giá xăng

Xăng là một trong những mặt hàng đang phải gánh nhiều loại thuế, phí nhất hiện nay. Một lít xăng RON 95 có giá là 22.191 đồng/lít, nhưng số thuế phí phải gánh đang chiếm gần một nửa.

Trong 22.191 đồng để mua 1 lít xăng, người tiêu dùng phải trả 10.191 đồng tiền thuế, phí.

Thông tin từ liên Bộ Tài chính - Công Thương, giá xăng thương phẩm bình quân trên thế giới đầu tháng 5 là 80,3 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (tăng 2,4 USD); 82,3 USD/thùng xăng RON 95 (tăng 2,5 USD). Như vậy, một lít xăng RON 95 nhập về cảng có giá gốc khoảng 0,52 USD (khoảng 12.000 đồng/lít).

Theo quy định, cơ cấu giá xăng phải “cõng” 4 sắc thuế gồm thuế nhập khẩu 20% (tương ứng 2.400 đồng), thuế tiêu thụ đặc biệt 10% (tương ứng 1.200 đồng), VAT 10% (khoảng 2.017 đồng) và thuế bảo vệ môi trường là 4.000 đồng/lít.

Ngoài ra, mỗi lít xăng còn cộng thêm chi phí định mức, lợi nhuận định mức, mức trích quỹ bình ổn giá và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tổng của 4 sắc thuế và các loại phí, để tiêu thụ 1 lít xăng, người tiêu dùng phải đóng góp cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khoảng 10.191 đồng.

Trong khi đó, mỗi lít xăng RON 95 hiện có giá bán lẻ trên thị trường là 22.191 đồng. Tức tổng chi cho các khoản thuế, phí chiếm khoảng 46%, còn tính riêng tổng chi từ thuế thì chiếm tới 43% giá thành bán ra của một lít xăng RON 95.

Trước nhiều ý kiến cho rằng việc tăng giá xăng dầu chưa tính đến lợi ích của người tiêu dùng, mới đây Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh giá xăng tăng thấp hơn mức tăng giá thành phẩm thế giới. Mục đích nhằm hỗ trợ đời sống người dân, doanh nghiệp, giúp điều hành kinh tế vĩ mô.

Ngoài ra, ông Hải cũng khẳng định mỗi lít xăng bán ra thì đưa 300 đồng vào quỹ bình ổn. Quỹ này dùng để bù vào mức tăng quá cao từ bên ngoài, nhất là trong trường hợp các ngày nghỉ lễ.

“Chúng ta đã dùng quỹ bình ổn rất nhiều, nếu không thì người dân sẽ phải gánh giá rất cao. Khi giá tăng có thể tác động ngược lại kinh tế vĩ mô cả đất nước. Thời gian tới, với diễn biến khó lường của giá xăng dầu thế giới, chúng ta vẫn cần dựa vào quỹ”, ông Hải nói.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng đã dùng quỹ để giảm mức tăng lên. Ảnh: Phúc Minh.

Thuế, phí xăng dầu thay đổi thế nào qua các năm?

Trước khi ngừng kinh doanh từ đầu năm 2018, RON 92 là loại xăng được dùng rất phổ biến trên thị trường.

Đồng loạt từ 20h ngày 23/6/2014, các doanh nghiệp xăng dầu đã niêm yết giá bán xăng RON 92 ở mức giá 25.230 đồng/lít. Đây được coi là mức giá cao nhất trong lịch sử của RON 92 và đến nay vẫn chưa bị phá vỡ.

Giá xăng thương phẩm bình quân trên thế giới thời điểm bấy giờ là 119,3 USD/thùng xăng RON 92, tức 0,75 USD/lít (khoảng 16.000 đồng/lít). Xăng RON 92 phải chịu 4 sắc thuế: thuế nhập khẩu 20% (tương ứng 3.200 đồng), thuế tiêu thụ đặc biệt 10% (tương ứng 1.600 đồng), VAT 10% (khoảng 2.293 đồng) và thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng/lít.

Như vậy, người tiêu dùng phải đóng tổng cộng 8.093 đồng tiền thuế phí, chiếm 32% giá của một lít xăng. Dù giá xăng ở mức “ngất ngưởng”, tổng chi từ thuế vẫn chưa thể so sánh với mức hiện tại.

Đến tháng 5/2015, Bộ Tài chính quyết định mức thuế bảo vệ môi trường sẽ tăng 3 lần so với biểu thuế 1.000 đồng/lít của năm 2012. Giá xăng RON 92 nhập khẩu bình quân tính đến tháng 10 ở mức 62,2 USD/thùng và giá bán đến tay người tiêu dùng là 18.139 đồng/lít.

Việc thuế bảo vệ môi trường là 3.000 đồng, tổng số tiền chi cho thuế, phí đối với xăng giai đoạn này chiếm tới 50,4%. Còn tính riêng tổng số chi cho các sắc thuế thì chiếm 41,3%, thấp hơn 2,7% so với tháng 5/2019.

Giữa năm 2018, khi vẫn chưa có quyết định áp kịch trần thuế bảo vệ môi trường 4.000 đồng/lít lên xăng dầu, giá xăng thương phẩm bình quân trên thế giới thậm chí còn cao hơn hiện tại. Đối với xăng RON 92 dùng để pha chế E5 RON 92, giá rơi vào mức 80,8 USD/thùng và khoảng 83,4 USD/thùng xăng RON 95.

Thời điểm này, giá xăng RON 95 bán lẻ ra thị trường tối đa 20.910 đồng/lít, trong khi người dân phải nộp vào ngân sách Nhà nước tổng 4 sắc thuế là 8.501 đồng/lít, tương đương 40,6%.

46% tổng chi cho các khoản thuế, phí và 43% tổng chi từ thuế để có một lít xăng RON 95 thời điểm hiện tại được đánh giá là một trong những con số cao nhất lịch sử.

Kẻ rút ruột từ cây xăng Khi giá xăng không tăng thì túi tiền của người mua cũng bị giảm bớt vì những kẻ rút ruột ngay tại cây xăng.

Thuế phí trên một lít xăng là bao nhiêu?

Hiện nay, một lít xăng chịu nhiều loại thuế. Cụ thể, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng.

Ngoài ra, còn có một số khoản không phải là thuế, nhưng cũng được đưa vào làm cơ sở để tính giá xăng dầu như chi phí định mức, lợi nhuận định mức, Quỹ bình ổn giá (trong đó mức trích Quỹ bình ổn giá là linh hoạt hơn).

8 loại chi phí hình thành nên giá xăng.

Cụ thể, cơ cấu giá xăng được cộng 8 khoản, gồm: giá CIF tính thuế (giá xăng nhập + chi phí vận chuyển), thuế nhập khẩu (10%), thuế giá trị gia tăng (10%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10% với xăng RON95 và 8% với xăng E5), thuế bảo vệ môi trường (3.800 đồng với E5, 4.000 đồng với RON 95).

Ngoài ra, còn có chi phí định mức kinh doanh (1.050 đồng/lít với xăng RON95 và 1.250 đồng/lít với xăng E5), lợi nhuận định mức (300 đồng) và trích quỹ bình ổn (300 đồng, nhưng biến động theo thực tế mỗi kỳ điều hành).

Giá bán xăng E5 sau kỳ điều chỉnh ngày 26/10 là 23.110 đồng/lít. Giá bán xăng RON95 là 24.430 đồng/lít. Tỷ lệ thuế trong giá bán ra của xăng E5 chiếm khoảng 39% giá bán. Còn tỷ lệ thuế trong mỗi lít xăng RON95 bán ra thị trường chiếm khoảng 38% giá bán.

Tỷ lệ thuế trên mỗi lít xăng E5 và xăng RON 95 là không có nhiều khác biệt

Có thể thấy, trong 4 loại thuế đánh vào xăng dầu, thuế bảo vệ môi trường là chiếm tỷ lệ cao nhất, “gắn” với số tiền tuyệt đối, thay vì tỷ lệ phần trăm như nhiều loại thuế khác. Do đó, dù giá xăng giảm sâu hay tăng mạnh, chi phí thuế bảo vệ môi trường cho mỗi lít xăng dầu là không đổi.

Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại thuế.

Cho nên vào tháng 3/2020, khi giá xăng lao dốc mạnh, chỉ còn 12.560 đồng/lít xăng RON95 thì tỷ lệ thuế khi đó chiếm tới 49% trên mỗi lít xăng RON95 và chiếm 47% trên mỗi lít xăng E5 (biểu đồ dưới đây cho thấy điều đó).

Thời điểm tháng 3/2020, Bộ Công Thương cũng đã đề xuất Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu và trình phương án giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu ở mức phù hợp.

Khi đó Bộ Công Thương cũng đánh giá tỷ trọng thuế, phí trong giá xăng dầu ở mức cao (khoảng 55-60% đối với mặt hàng xăng, 35-40% đối với mặt hàng dầu). Trong đó thuế bảo vệ môi trường chiếm khoảng 32% đối với mặt hàng xăng và từ 11-20% đối với mặt hàng dầu.

Đặc biệt Bộ Công Thương đề nghị xem xét điều chỉnh giảm thêm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng sinh học E5RON92 cho phù hợp với thực tế để tạo mức chênh lệch giá và khuyến khích sử dụng xăng sinh học. Việc tính thuế bảo vệ môi trường đối với xăng sinh học E5 bằng 95% mức thuế bảo vệ môi trường của xăng khoáng RON92 như hiện nay được Bộ Công Thương đánh giá là chưa phù hợp. Bởi vì xăng E5 RON 92 có 95% là xăng RON 92 và 5% là ethanol.

"Không nên một cách cơ học lấy 95%, chỉ khác nhau 5% mà phải đánh giá dựa vào mức độ khí phát thải khi sử dụng xăng E5", Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Song từ đó đến nay, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu vẫn được giữ nguyên.

Đóng góp lớn vào ngân sách

Xăng dầu thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Thuế Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/2012. Tại Luật Thuế Bảo vệ môi trường quy định khung mức thuế bảo vệ môi trường và giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định mức thuế bảo vệ môi trường cụ thể theo các nguyên tắc đã được xác định tại Luật. Từ đó đến nay, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đã qua nhiều lần tăng.

Từ 1/1/2012, xăng bắt đầu chịu thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng/lít. Dầu diesel mức thu 500 đồng/lít; dầu hoả, dầu mazút, dầu nhờn mức thu 300 đồng/lít; mỡ nhờn mức thu 300 đồng/kg.

Tiếp đó, từ 1/5/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít) và một số mặt hàng xăng dầu khác...

Từ 1/1/2019 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên kịch khung. Theo đó, thuế môi trường với xăng tăng thêm 1.000 đồng/lít, lên kịch khung 4.000 đồng. Các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng thuế môi trường...

Tỷ lệ thu thuế bảo vệ môi trường nói chung so với tổng thu ngân sách nhà nước đã tăng từ hơn 1% lên hơn 4% (năm 2019 là 4,07%).

Thuế bảo vệ môi trường, với sự đóng góp chủ yếu của mặt hàng xăng dầu, đã tạo nguồn thu lớn cho ngân sách sau mỗi lần tăng thuế.

Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, các khoản thu từ thuế, phí và các khoản thu khác trong đó có thuế bảo vệ môi trường được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước.

Đây không phải là khoản thu mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, có nghĩa không phải thu thuế bảo vệ môi trường là toàn bộ tiền đó dành riêng cho việc bảo vệ môi trường. Bộ Tài chính nhiều lần cho biết số chi cho bảo vệ môi trường nói chung thực tế lớn hơn số thu từ thuế bảo vệ môi trường. Việc quản lý, sử dụng khoản thu này được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và được Quốc hội phê duyệt hàng năm.

Lương Bằng

Muốn giảm giá xăng dầu nhanh, có thể sử dụng công cụ của nhà nước: đó là thuế. Trong đó, giảm thuế bảo vệ môi trường đang ở mức "kịch khung" cần được tính đến.

Video liên quan

Chủ đề