Nhà Hán chiếm được Âu Lạc vào năm nào

1. Triệu Đà cát cứ, thành lập nước Nam Việt Năm 210 tr.CN, Trần Thuỷ Hoàng chết, con là Tần Nhị Thế lên thay, đế chế Tần suy yếu dần. Những quận mới lập được ở phía Nam Trung Quốc, trên thực tế, thoát dần khỏi sự quản lý và kiểm soát của chính quyền nhà Tần. Lợi dụng cơ hội đó, Nhâm Ngao và Triệu Đà chiếm Nam Hải, xây dựng một Vương quốc riêng, chống lại nhà Tần. Nhâm Ngao chết, Triệu Đà thay thế đã thực hiện mưu đồ cát cứ. Triệu Đà người Hán, quê ở Hà Bắc-Trung Quốc. Sau khi Nhâm Ngao chết, Triệu Đà làm chủ Nam Hải, diệt các quan lại của nhà Tần để thay bằng những người thân cận. Năm 206 tr.CN, nhà Tần đổ, Triệu Đà liền tiến quân đánh chiếm các quận Quế Lâm, Tượng Quận thành lập nước Nam Việt, tự xưng là Nam Việt Vũ Vương, đóng đô ở Phiên Ngung. Từ đó, nước Nam Việt của nhà Triệu chính thức ra đời. Trong cuộc xâm lược đại quy mô của nhà Tần vào những năm 218-208 tr.CN, Triệu Đà đã từng có ý đồ thực hiện chính sách Hán hoá triệt để người Việt ở những vùng chúng đã chiếm. Y đã từng xin vua Tần Thuỷ Hoàng cho đưa 3 vạn đàn bà con gái không chồng xuống để “may vá áo quần” cho quân sĩ xây dựng cơ sở lâu dài. Y còn khuyến khích các tướng lĩnh, quan lại, quân lính người Hán lấy vợ người Việt, thúc đẩy quá trình Hán hoá ở đây. Nước Nam Việt của Triệu Đà thực chất là nhà nước cát cứ của một tập đoàn tướng lĩnh, quan lại Hán tộc không phải là nhà nước của người Việt. Nước Nam Việt của nhà Triệu gồm có 3 quận: Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận, nằm ở phía Bắc tiếp giáp với nước Âu Lạc. Nam Việt là một nước mạnh, có đất đai rộng lớn (bao gồm vùng Quảng Đông, Quảng Tây- một phần Quý Châu ở phía Nam Trung Quốc), kinh tế trù phú, giao thông thuận lợi, lại nằm sát với nước Âu Lạc về phía Bắc nên có điều kiện xâm lược Âu Lạc. Vì vậy, sau khi đế chế Tần bị tiêu diệt, nhà Hán lên thay, thống trị ở Trung Quốc, buổi đầu phải chấp nhận nước Nam Việt của nhà Triệu, phong Triệu Đà làm Nam Việt Vương. Đến thời Cao Hậu (187-180 tr.CN), nhà Hán thực hiện nhiều biện pháp uy hiếp và làm suy yếu nền kinh tế của Nam Việt (cấm bán đồ sắt và súc vật cho Nam Việt). Triệu Đà cắt đứt quan hệ thần phục nhà Hán, tự xưng là Nam Việt vũ đế. Để mở rộng phạm vi lãnh thổ và thế lực nước Nam Việt, Triệu Đà đã đẩy mạnh các hoạt động vũ trang xâm lược về phía Nam mà hướng chủ yếu là nước Âu Lạc.

2. Cuộc xâm lược của nhà Triệu

Trong thời Cao Hậu, quân nhà Hán đã tấn công nước Nam Việt của Triệu Đà vào năm 181 tr.CN, nhưng thất bại. Năm 180 tr.CN. Cao Hậu chết, nhà Hán phải bãi binh. Từ đó, mặt Bắc được yên ổn, Triệu Đà có điều kiện để tiến hành xâm lược Âu Lạc. Quân Triệu đã nhiều lần tiến quân xâm lược Âu Lạc; có lần đã tiến xuống xâm phạm vùng Tiên Du (Bắc Ninh), Vũ Ninh (Quế Võ, Bắc Ninh), sông Bình Giang (sông Đuống). Nhiều trận chiến đấu lớn, ác liệt đã diễn ra ở vùng Tiên Du và vùng phụ cận Cổ Loa. Nhưng bầy giờ, Âu Lạc là một quốc gia hùng mạnh, có cung tên lợi hại, có thành Cổ Loa kiên cố, dưới sự lãnh đạo của An Dương Vương và các tướng, nội bộ đoàn kết, nhân dân ủng hộ và quyết tâm chiến đấu đã đánh bại quân Triệu, bảo vệ được quốc gia độc lập, tự chủ. Sau nhiều lần xâm lược vũ trang thất bại, Triệu Đà thay đổi thủ đoạn xâm lược, thực hiện mưu kế xảo quyệt, xin giảng hoà với Âu Lạc, xin cầu hôn con gái vua Thục là Công chúa Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thuỷ và xin Vua Thục cho Trọng Thuỷ được ở rể, để có cơ hội điều tra tình hình bố phòng và các bí mật quân sự của kinh thành Cổ Loa và nước Âu Lạc. Sống trên đất Cổ Loa, Trọng Thuỷ đã dùng tiền của để mua chuộc các lạc hầu, lạc tướng, li gián nội bộ chính quyền Âu Lạc nhằm làm suy yếu khối đoàn kết, giảm ý chí chiến đấu và tinh thần cảnh giác của An Dương Vương. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Trọng Thuỷ xin vua Thục cho về thăm nhà, thực chất nhằm báo cáo những điều đã do thám được. Nắm chắc tình hình, Triệu Đà liền tổ chức cuộc tấn công xâm lược Âu Lạc, bất ngờ đánh thẳng vào Kinh đô Cổ Loa. An Dương Vương mất cảnh giác, bị động đối phó trong lúc nội bộ đã bị li gián. Cuộc kháng chiến thất bại nhanh chóng. Năm 179 tr.CN, Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu; mở đầu một thời kỳ đen tối, đầy đau thương và uất hận trong lịch sử nước ta, thường được gọi là thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, kéo dài từ 179 tr.CN đến năm 905, với cuộc khởi nghĩa thắng lợi của Khúc Thừa Dụ, lật đổ nền đô hộ của đế chế Đường, giành lại quyền độc lập, tự chủ của nhân dân ta, thời Bắc thuộc mới chấm dứt hoàn toàn.

Năm 111 TCN, nhà Hán đã chia nước ta thành bao nhiêu quận?

Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận nào vào năm 179 TCN?

Theo chính sách của nhà Hán vào năm 111 TCN, đứng đầu các quận là

Mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng trong lịch sử nước ta?

Châu” dưới thời kì Bắc thuộc là đơn hành chính

Nhà Hán đưa người Hán sang Giao Châu là biểu hiện của chính sách gì?

Nhà Hán cho Lạc tướng cai trị các huyện đã tạo bất lợi gì cho chúng?

Đền thờ Hai Bà Trưng đang được đặt ở tỉnh nào hiện nay?

Đáp án D

Cách tính như sau: 2016 + 111 = 2127 (năm)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dethikiemtra.com chia sẻ tới các em tuyển tập 7 đề kiểm tra (thi dành cho các trường thi sử lớp 6hết kì 2). Đây là đề số 1. Kháng chiến chống xâm lược Tần vào??

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Nhà Hán chiếm Âu Lạc vào năm:

A. Năm 111 TCN.

B. Năm 112 TCN.

C. Năm 113 TCN.

D. Năm 114 TCN.

2. Nhà Hán chia Âu Lạc làm:

A. Hai quận.                   B. Ba quận.

C. Bốn quận.                  D. Năm quận.

3. Các nhà sử học gọi “vải Giao Chỉ” là chỉ đặc sản gì của miền đất Âu Lạc cũ:

A. Vải tơ chuối.              B. Vải bông.

C. Vải gai.                      D. Vải tơ.

4.Từ xa xưa cho đến thế kỉ X, lịch sử nước ta trải qua những thời kì:

A. Thời nguyên thuỷ, thời dựng nước và bảo vệ đất nước.

B. Thời nguyên thuỷ, thời dựng nước, thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.

C. Thời nguyên thuỷ, thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.

D. Thời nguyên thuỷ, thời giữ nước và thời Bắc thuộc.

5. Thời kì dựng nước đầu tiên vào:

A. Thế kỉ IV TCN.

B. Thế kỉ V TCN.

C. Thế kỉ VI TCN.

D. Thế kỉ VII TCN.

6. Nước ta đầu tiên có tên gọi là:

A. Văn Lang.              B. Âu Lạc.

C. Vạn Xuân.             D. Đại Việt.

7. Vị vua đầu tiên của nước ta có tên là:

A. An Dương Vương.

B. Hùng Vương.

C. Trưng Vương.

D. Triệu Việt Vương.

8. Nước Văn Lang được thành lập vào thời gian:

A. Thế kỉ V TCN.

B. Thế kỉ VI TCN.

C. Thế kỉ VII TCN.

D. Thế kỉ VIII TCN.

9. Nước Âu Lạc của An Dương Vương thành lập:

A. Vào năm 206 TCN.

B. Vào năm 207 TCN.

C. Vào năm 208 TCN.

D. Vào năm 209 TCN.

10. Nước Âu Lạc bị quân Triệu Đà xâm chiếm vào năm:

A. Năm 176 TCN.

B. Năm 177 TCN.

C. Năm 178 TCN.

D. Năm 179 TCN.

Quảng cáo - Advertisements

11. Nước Lâm Ấp thành lập vào:

A. Khoảng năm 191-192.

B. Khoảng năm 192 – 193.

C. Khoảng năm 193 – 194.

D. Khoảng năm 194 – 195.

12. Nước Vạn Xuân thành lập vào:

A. Năm 544.              B. Năm 545.

C. Năm 546.              D. Năm 547.

13. Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ:

A. Vào năm 678.

B. Vào năm 679.

C. Vào năm 680.

A. Vào năm 682.

14. Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa giành quyền tự chủ vào năm:

A. Năm 904.                B. Năm 905.

C. Năm 906.                D Năm 907.

15. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra:

A. Năm 40                B. Năm 41.

C. Năm 42.               D. Năm 43.

16. Khởi nghĩa bà Triệu nổ ra:

A. Năm 246.                B. Năm 247.

C. Năm 248.                D. Năm 249.

17. Khởi nghĩa Lý Bí nổ ra:

A. Năm 544.                B. Năm 545.

C. Năm 546.                D. Năm 547.

18. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra:

A. Năm 720.                B. Năm 721.

C. Năm 722.                D. Năm 723.

19. Khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra:

A. Năm 776 – 780.

B. Năm 776 – 781.

C. Năm 776 – 790.

D. Năm 776 – 791.

20. Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng lịch sử khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước vào:

A. Năm 936.                B. Năm 937.

C. Năm 938.                D. Năm 939.

21. Thời dựng nước đầu tiên đã để lại cho chúng ta:

A. Tổ quốc.

B. Thuật luyện kim, nghề trồng lúa, nghề chăn nuôi, các phong tục tập quán.

C. Bài học chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập – bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước.

D. Cả ba câu trên đều đúng.

22. Điều kiện để hình thành nhà nước Văn Lang là:

A. Xã hội có sự phân chia kẻ giàu người nghèo.

B. Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, làng xã được mở rộng.

C. Bảo vệ sản xuất, mở rộng giao lưu và tự vệ.

D. Cả ba điều kiện trên.

23. Nhà nước Văn Lang được tổ chức:

A. Đơn giản.                B. Phức tạp.

C. Khá quy cũ.             D. Khá chặt chẽ.

24. Thời Văn Lang, nhà nước đã có luật pháp và quân đội chưa?

A. Nhà nước đã có pháp luật và quân đội.

B. Nhà nước chưa có luật pháp và quân đội.

C. Nhà nước đã có pháp luật, chưa có quân đội.

D. Nhà nước chưa có pháp luật, đã có quân đội.

25. “……. hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Châu, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng nghiệp bá vương”. Đoạn trích trên đây nhà sử học Lê Văn Hưu (thế kỉ XVIII) nói về nhân vật lịch sử:

A. Trưng Trắc, Trưng Nhị.

B. Bà Triệu.

C. Lý Bí.

D. Triệu Quang Phục.

26. Chọn từ thích hợp để điền vào ô trống đoạn trích dưới đây. “Bốn phương……… lừng uy đức. Trăm trận Lý Đường phục võ công. Cổng vải từ nay Đường phải dứt. Dân nước đời đời hưởng phúc chung”?

A. Dạ Trạch Vương.

B. Mai Đế.

C. Lý Nam Đế.

D. Ngô Vương.

27. Chọn từ thích hợp để điền vào ô trống đoạn trích dưới đây:

“…… có thể lấy quân mới nhóm họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên được dân, mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu nhưng mà chính thống của nước Việt ngõ hầu đã nối lại được”?

A. Trưng Vương.

B. An Dương Vương,

C. Dạ Trạch Vương.

D. Tiền Ngô Vương.

28. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta:

A. Lòng yêu nước.

B. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.

C. Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

D. Cả ba câu trên đúng.

29. Sự kiện nào khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ quốc?

A. Trưng Trắc xưng vương.

B. Lý Bí xưng đế.

C. Khúc Thừa Dụ dựng lại quyền tự chủ.

D. Chiến thẳng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền.

30. Kháng chiến chống xâm lược Tần vào:

A. Năm 214 – 208 TCN.

B. Năm 204 – 208 TCN.

C. Năm 224 – 208 TCN.

D. Năm 244 – 208 TCN .

31. Nước ta từ năm 179 TCN cho đến đầu thế kỉ X bị các triều đại phương Bắc đô hộ đó là:

A. Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tuỳ, Đường.

B. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tuỳ, Đường.

C. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lứơng, Tuỳ.

D. Triệu, Tần, Hán, Ngô, Lương, Đường.

32. Giai đoạn lịch sử nước ta từ 179 TCN đến đầu thế kỉ X là:

A. Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta.

B. Thời kì dân tộc ta chống lại sự đồng hoá của các triều đại phong kiến phương Bắc.

C. Thời kì chống lại sự đô hộ của phong kiến phương Bắc.

D. Thời kì hơn một ngàn năm chống phong kiến phương Bắc.

33. Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ vào:

A. Năm 677                B. Năm 678

C. Năm 679                D. Năm 680

34. Hãy nối thời gian ở cột A và sự kiện ở cột B cho đúng.

A

B

1. Thế kỉ VII TCN.

A. Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.

2. Năm 207 TCN.

B. Triệu Quang Phục giành lại độc lập.

3. Năm 179 TCN.

C. Nước Vạn Xuân được thành lập.

4. Năm 192 – 193.

D. Nước Lâm Ấp thành lập.

5. Năm 544.

E. Nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược.

6. Năm 550.

G. Nước Âu Lạc của An Dương Vương thành lập.

7. Năm 679.

H. Nước Văn Lang thành lập.

Đáp án:

1 – A

2 – B

3 – A

4 – B

5 – D

6 – A

7 – B

8 – C

9 – B

10 – D

11 – B

12 – A

13 – B

14 – B

15 – A

16 – C

17 – A

18 – C

19 – D

20 – C

21 – D

22 – D

23 – A

24 – B

25 – A

26 – B

27 – D

28 – D

29 – D

30 – A

31 – A

32 – A

33 – C

Câu 34:  1 – h; 2 – g; 3 – e; 4 – d; 5 – c; 6 – b; 7 – a

Video liên quan

Chủ đề