Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn là gì

Trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ; có định hướng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường; tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển nhân cách và các phẩm chất đạo đức của học sinh, chính vì vậy nên để giáo dục đạo đức cho học sinh một cách tốt nhất thì cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc giáo dục để đạt được hiệu quả cao.

Hệ thống quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng:  ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn, tổ hành chính, Công đoàn, Đoàn thanh niên, hội phụ huynh…Do đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải luôn có tính đồng bộ trong mọi hoạt động.

Cần có phương pháp giáo dục đạo đức hợp lý cho trẻ

Tất cả các lý thuyết nói chung đều mang tính chất lý luận và được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều cơ sở khác nhau nên khi áp dụng vào một trường THPT cụ thể thì lại phải hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thực tiễn của trường đó.

* Tuyển sinh văn bằng 2 trung cấp dược mới nhất năm 2016 học sinh đi học ngay tại Hà Nội

Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phương, của cha mẹ học sinh, của học sinh và đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, các tổ chức trong nhà trường.

Hiệu quả của công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh được xét trên Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh và các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Thước đo của hiệu quả chính là những học sinh tốt nghiệp THPT có đầy đủ các phẩm chất, năng lực theo mục tiêu giáo dục phổ thông trong Luật giáo dục đã quy định.

Lý luận và thực tiễn là hai vấn đề mà chắc hẳn chúng ta đều bắt gặp khá nhiều. Hai vấn đề này đã và đang thu hút sự quan tâm và nghiên cứu của giới khoa học.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

Thực tiễn là gì? Các hình thức của thực tiễn

Thực tiễn là phạm trù cơ bản trong lí luận nhận thức Mác- Lê-nin cho rằng: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lí luận nhận thức”.

Triết học Mác – Lênin đánh giá phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học nói chung và lý luận nhận thức nói riêng. Quan điểm đó đã tạo nên một bước chuyển biến cách mạng trong triết học. Triết học Mác khẳng định:

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

Như vậy, khác với hoạt động tư duy, trong hoạt động thực tiễn, con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo mục đích của mình. Đây là hoạt động đặc trưng và bản chất của con người. Nó được thực hiện một cách tất yếu khách quan và không ngừng được phát triển bởi con người qua các thời kỳ lịch sử. Do vậy, thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động vật chất có mục đích và mang tính lịch sử – xã hội.

Hoạt động thực tiễn có ba hình thức cơ bản sau:

Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. Đây là hoạt động mà con người sử dụng những phương tiện thích hợp tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội.

Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau nhằm cải biến các mối quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển. Đây là những hoạt động làm cải biến mối quan hệ xã hội, làm thay đổi các chế độ xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.

Thực nghiệm khoa học là hoạt động được tiến hành trong đều kiện do con người tạo ra gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định các quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Đây là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, nó có vai trò ngày càng tăng trong sự phát triển của xã hội.

Giữa các dạng hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất, đóng vai trò quyết định. Bởi vì nó là hoạt động khách quan, thường xuyên nhất tạo ra điều kiện cần thiết để con người tồn tại và phát triển; đồng thời cũng tạo điều kiện để tiến hành các dạng hoạt động khác. Còn các dạng hoạt động khác nếu tiến bộ thì tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất vật chất được tăng cường, nếu phản tiến bộ thì kìm hãm sự gia tăng của sản xuất vật chất.

Chính sự tác động lẫn nhau giữa các dạng (hình thức) hoạt động làm cho thực tiễn vận động, phát triển không ngừng và ngày càng có vai trò quan trọng đối với nhận thức.

Lý luận là gì? Các cấp độ của lý luận

Lý luận là sự quan sát, nghiên cứu, nhận ra, thảo luận.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về “lí luận”, song có thể hiểu theo cách phổ biến nhất: “Lý luận là hệ thống tri thức chung, đáng tin cậy về một lĩnh vực nào đó trong thế giới. Nói cách khác, lí luận là hệ thống các luận điểm nhất định gắn bó chặt chẽ với nhau về mặt logic và phản ánh bản chất, các quy luật, hoạt động và phát triển của khách thể được nghiên cứu”.

Để tồn tại và phát triển, con người luôn tìm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của mình về thế giới, trên cơ sở đó nhằm cải biến thế giới. Sự hiểu biết của con người cũng có nhiều cấp độ khác nhau.

Cấp độ thấp của nhận thức là kinh nghiệm. Đây là loại nhận thức hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm. Có hai loại, tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học.

Vai trò của thực tiễn đối với lí luận

Thực tiễn và lí luận không ngừng phát triển trong sự tác động lẫn nhau, trong đó thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, của lí luận và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức. Sở dĩ như vậy là vì:

Con người liên hệ với thế giới hiện thực bên ngoài bằng thực tiễn, chỉ thông qua hoạt động thực tiễn thì còn người mới nhận thức được thế giới khách quan. Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức, nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động, phát triển của nhận thức.

Con người luôn luôn có nhu cầu khách quan là phải giải thích và cải tạo thế giới, điều đó bắt buộc con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình, làm cho các sự vật vận động, biến đổi qua đó bộc lộ các thuộc tính, những mối liên hệ bên trong giúp con người nhận thức được bản chất, quy luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó mà hình thành các lí thuyết khoa học.

Mặt khác, thực tiễn là động lực thúc đẩy hoạt động thực tiễn ở chỗ: nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan con người ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư duy lôgíc không ngừng được củng cố và phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng tinh vi, hiện đại, có tác dụng “nối dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới.

Từ những điểm trên, chúng ta cần quán triệt những điểm vận dụng sau :

Một là, nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn.

Hai là, nhận thức phải dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn.

Ba là, phải coi trọng công tác tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.

Đồng thời chúng ta cũng cần phải chống bệnh quan liêu, chủ quan, duy ý chí và đặc biệt tránh chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa thực dụng.

Trên đây là những nội dung liên quan đến câu hỏi Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ đề