Nguyên nhân tương tư

(VTC News) - Bệnh tương tư không chỉ là một chứng bệnh tưởng tượng được phù phiếm hóa trên thơ ca phim ảnh. Nó có thể tác động xấu tới trung khu thần kinh, tạo ra những chấn thương tinh thần thực sự - một nghiên cứu tâm lý của các nhà khoa học Anh cảnh báo.

Các nhà nghiên cứu cho biết, trong những tình huống hiểm nghèo nhất, hội chứng tương tư thậm chí có thể gây chết người. Đó là lý do bệnh lý trên rất cần nhận được sự quan tâm một cách nghiêm túc hơn từ phía các chuyên gia y tế.

Theo bác sĩ tâm lý học lâm sàng Frank Tallis, trong nhiều thế kỷ, những hội chứng về tâm lý như trầm cảm hay ám ảnh liên quan tới yêu đương lãng mạn được cho là đáng ngại. Tuy nhiên trong hai thế kỉ trở lại đây, bệnh tương tư lại thường bị xem nhẹ và bị đánh đồng với tình trạng chán nản nhất thời.

Trong bản báo cáo khoa học trên tạp lý Tâm lý học - một ấn bản chính thống của Hiệp hội tâm lý học Anh quốc, Tiến sĩ Taliis nhấn mạnh: "Thường thì các bác sĩ tâm lý không mấy quan tâm tới chứng tương tư như một bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu kỹ lưỡng hội chứng này chứng minh điều ngược lại. Rất nhiều người phải tìm tới sự trợ giúp của bác sĩ do không thể chịu được những áp lực mà tình yêu mang lại".

Đừng xem thường những biểu hiện của bệnh tương tư (ảnh minh họa) 

Những triệu chứng của bệnh tương tư có thể bao gồm cả những trạng thái quá hưng phấn về cảm xúc, như tâm trạng bồn chồn thất thường, trầm cảm, rối loạn tâm lý, ám ảnh lặp đi lặp lại một vài việc (chẳng hạn kiểm tra hòm mail, điện thoại,...). 

Ngay cả khi đang không trong một mối quan hệ, bạn vẫn có thể bị tương tư

Một số bệnh nhân cho biết, họ có những triệu chứng của bệnh tương tư (khó ngủ, trầm cảm nặng,...) do tình yêu không được đáp lại từ rất lâu trước đó. Cơ thể sẽ "đọc" những triệu chứng trên dưới dạng những căng thẳng tích tụ. Quá trình lặp đi lặp lại kéo dài khiến sự tích tụ ngày một lớn, dẫn tới ốm yếu, bệnh tật. Khoảng cách giữa bệnh tâm lý và bệnh thể chất không hề xa.

Bệnh tương tư có thể dẫn tới tuyệt vọng và ý muốn tìm tới cái chết

Trạng thái buồn phiền lâu ngày sẽ dẫn tới tuyệt vọng. Khi sự tuyệt vọng tăng cao, bệnh nhân về cơ bản khó lòng thoát khỏi mớ bòng bong do chính mình tạo ra. Biểu hiện trầm cảm nhen nhóm và phát triển nhanh dẫn tới ý muốn tự tử vô cùng lớn.

Giải quyết vấn đề

Khi bệnh tương tư tiến triển ngày một trầm trọng, việc tìm tới sự trợ giúp của y tế là cực kì cần thiết. Các bác sĩ có thể giúp bạn kê đơn thuốc và tiến hành các biện pháp tâm lý trị liệu bắt buộc. Nên nhớ rằng đây là chứng bệnh nghiêm trọng, không nên xem thường.

Trang Le(Tổng hợp)

  • Tương tư là gì?
  • Các giai đoạn tiến triển của thể cụ tương tư
  • Tương tư có tác hại như thế nào?

Tương tư tưởng như là một trong những từ ngữ chỉ được dùng một cách dễ thương, thường xuyên. Tuy nhiên, chưa có nhiều người biết về tương tư một cách cụ thể và thực tế.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan để trả lời cho câu hỏi: Tương tư là gì?

Tương tư là gì?

Tương tư hay lovesickness là nhớ nhung người khác một cách mòn mỏi, day dứt, bồn chờn hoặc có tâm trạng lo lắng không yên, đam mê kéo dài tuyệt vọng đối với người đó.

– Theo nghiên cứu Y học hiện đại thì tương tư được chia ra những giai đoạn sau đây:

+ Giai đoạn báo động: Khi cảm thấy lo lắng, bất an, hồi hộp. Về mặt sinh lý: Tim đập nhanh, tăng nhịp thở và huyết áp … có thể làm thay đổi tâm lý và lối sống bình thường.

+ Giai đoạn chống đỡ: Sự lo lắng và tuyệt vọng lúc này trở thành nỗi ám ảnh thường trực, theo thời gian làm bệnh nhân suy nhược tinh thần và thể chất.

+ Giai đoạn stress: Sự tương tư trở thành bệnh lý, các rối loạn tâm thần, rối loạn cơ thể và tập tính xuất hiện tạm thời hoặc liên tục có thể đưa đến tử vong do các bệnh cơ hội khác.

Các giai đoạn tiến triển của thể cụ tương tư

Giai đoạn 1: Khởi đầu hy vọng

– Bất cứ thời điểm nào người tương tư cũng muốn tìm hiểu đối phương, cố gắng tự tìm cơ hội cho mình. Người tương tư cũng vô thức tự suy diễn xem những hành động thường ngày của đối phương có còn mang một hàm ý nào khác hay không?

– Mỗi hành động, cử chỉ, từ ngữ người đó sử dụng đều mang lại cảm giác hưng phấn cao cho người tương tư.

Giai đoạn 2: Nghĩ về tương lai

– Người tương tư thường hay mơ mộng về một viễn cảnh tốt đẹp giữa bạn thân và người ấy, sẽ tổ chức đám cưới ra sao hay sẽ đi du lịch cùng nhau như thế nào, chăm sóc các con tốt ra sao.

– Các suy nghĩ mơ mộng này sẽ thường xuyên diễn ra trong tâm trí, khiến người tương tư thường bị mất tập trung vào những công việc thường ngày.

Giai đoạn 3: Lý tưởng hóa

– Ở gia đoạn này, người tương tư luôn cảm thấy người ất xuất hiện như mẫu hình lý tưởng của bản thân và không hề nhận thấy những khuyến điểm từ người ấy. Thậm chí những khuyết điểm cũng trở nên vô cùng đáng yêu.

– Tiến đến việc lý tưởng hóa các hành động, thói quen của người ấy.

Giai đoạn 4: Tìm kiếm cơ hội

– Người tương tư sẽ luôn tìm kiếm mọi cơ hội để được chạm mặt người mà mình đang tương tư, cố tận dụng các cuộc gặp gỡ tình cờ những lúc đi ngoài phố, bãi đổ xe, mua đồ uống …

– Các khoảnh khắc nhìn nhau ngắn ngủi nhưng cũng đủ khiến người tương tư quay cuồng trong những cảm xúc rất xa lạ.

Giai đoạn 5: Tâm trí bị xáo trộn

– Bắt đầu dành nhiều thời gian hơn để nghĩ về người ấy và các suy nghĩ về người ấy dần xâm chiếm tâm trí người tương tư cả đêm lẫn ngày.

– Có giai đoạn người tương tư chỉ tập trung suy nghĩ về đối phương những lúc rảnh rỗi. Thế nhưng thời gian sau đó người tương tư đã lâu hơn, người tương tư không thể tập trung làm việc và luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh đối phương.

Giai đoạn 6: Chuyển sang lo âu

– Sự lo lắng có thể xuất phát từ suy tư rằng không biết người ấy đang suy nghĩ gì về mình và liệu mình có đang làm ra hành động gì khiến người ấy không thích không.

– Cùng với đó, là nỗi lo về việc sẽ bị từ chối nếu đối phương biết được tình cảm của mình. Cảm giác cứ muốn thổ lộ rồi lại thôi sẽ khiến bạn bồn chồn, lo lắng đến quay cuồng.

Giai đoạn 7: Không thể kiểm soát được cảm xúc

– Cảm giác hạnh phúc ban đầu sẽ dần chuyển sang ủ dột khi người tương tư nhận thấy những động thái mang tính từ chối từ người ấy.

– Cảm xúc của những người tương tư cũng giống như đang đi trên chiếc tàu lượn siêu tốc vậy, sự thay đổi liên tục và nhanh chóng.

Tương tư có tác hại như thế nào?

Khi tương tư đã trở thành “bệnh” nó sẽ có tác hại vô hình người tương tư, có thể kể đến những biểu hiện như sau:

– Khi không thể tập trung không thật như thẫn thờ, ngây dại.

– Nằm im lìm suốt ngày đêm không muốn dậy, kém ăn, ít ngủ, thân hình vàng vọt và xơ xác.

– Khi trầm bổng du dương, hát ca nghêu ngao những vần thơ tình tứ nhớ nhung.

– Lúc nào cũng ra vào ngẩn ngơ, nói cười ngây ngất những hứng thú tơ duyên quấn quýt.

– Lúc thì lại đứng ngồi không yên nhưng hoảng hốt, bồn chồn, kinh sợ.

Có những hành động vu vơ, mất tinh thần không còn tự chủ được nữa, tuy không trực tiếp gây bệnh nhưng nó lại là tác nhân không nhỏ dẫn đến các hành động có thể gây nguy hại cho mình. Do đó, cũng cần điều chỉnh để tương tư không gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần, công việc và đời sống hàng ngày của mình.

Như vậy, Tương tư là gì? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung về diễn biến của từng giai đoạn đối với người tương tư. Chúng tôi mong rằng nội dung trên sẽ có ích đối với quý bạn đọc.

Chủ đề