Nguyên nhân tăng ph nước tiểu

Lượt xem: 67.361

  1. pH NƯỚC TIỂU .

    Trong một cơ thể khỏe mạnh cân bằng, độ pH nước tiểu hơi acid vào buổi sáng pH 6,5-7 và dần trở nên kiềm hơn vào buổi tối pH 7,5-8. Tuy nhiên độ pH bình thường của nước tiểu có thể dao động và chấp nhận được từ mức không khỏe mạnh pH 4,6 đến pH >8 .

    Ngoài giá trị này kéo dài là một tình trạng bệnh lý. Một pH nước tiểu cao có thể cho biết cơ thể đang bị lấy đi các chất kiềm ở mô cơ thể để làm vùng đệm cho cơ thể đang trong tình trạng quá acid, hoặc chỉ đơn giản là một số khoáng chất kiềm dư được loại bỏ bởi cơ thể.

    Figure 4. Range of Urine pH Values.

    [TABLE="class: MsoNormalTable, width: 43"]

    [TD="width: 33%"] [/TD]
    [TD="width: 41%"] [/TD]
    [TD="width: 34%"] [/TD]
    [/TABLE]

    - Khi pH nước tiểu <6,0 trong thời gian dài, nó là một dấu hiệu dịch cơ thể quá acid và thận phải là việc để giải thoát cơ thể khỏi môi trường acid .

    * pH nước tiểu đánh giá tình trạng toan kiềm của quá trình chuyển hóahệ hô hấp. pH đánh giá tính acid hoặc kiềm của nước tiểu thông qua nồng độ ion H+ tự do trong nước tiểu, pH =7.0 là giá trị trung tính của nước tiểu. pH đánh giá khả năng duy trì nồng độ ion H+ trong huyết tương và dịch ngoại bào của ống thận.Thận duy trì cân bằng acid- base chủ yếu qua sự tái hấp thu muối và bài tiết hydro, ion amoni của ống thận. Sự bài tiết nước tiểu tính acid hoặc tính kiềm từ thận là cơ chế quan trọng để duy trì sự hằng định pH của cơ thể.

    * Nước tiểu có tính acid (pH <6), xảy ra trong các trường hợp sau:
    - Toan chuyển hóa ( suy thận cấp ), tiểu đường nhiễm keton acid, tiêu chảy, nôn ói nhiều, hội chứng ure huyết cao ( suy thận cấp hoặc mạn tính ), nhịn đói lâu ngày .
    - Nhiễm trùng tiểu do E.Coli
    - Toan hô hấp do ứ CO2 : bệnh phổi tắc ngẽn mạn tính (COPD ), HEN nặng .
    - Giảm kali máu : ăn uống kém ,hội chứng tiết ADH không thích hợp.
    - Điều trị lợi tiểu nhóm thiazide tạo ra nước tiểu có tính acid.
    - Chế độ ăn nhiều đạm và thịt sẽ làm acid hóa nước tiểu.
    - Tiểu đạm : suy thận mạn, đái tháo đường , tăng huyết áp ,nhiễm độc thai nghén, thiếu nước .
    - Tiểu ceton : đái tháo đường không điều trị tốt, ăn ít cabonhydrate, nghiện rượu, thai suy dinh dưỡng.
    - Tiểu máu : nhiễm trùng tiểu, sỏi thận, bướu bàng quang, bướu thận, viêm niệu quản , bàng quang, niệu đạo...

    * Nước tiểu có tính kiềm (pH >8) , xảy ra trong trường hợp sau:
    - Nhiễm trùng tiểu do proteus và pseudomonas gây phân hủy urea .
    - Toan hóa ống thận, suy thận mạn.
    - Kiềm chuyển hóa do nôn ói.
    - Kiềm hô hấp do tăng thông khí , thở nhanh.
    - Vi trùng từ nhiễm trùng tiểu làm nước tiểu có tính kiềm.
    - Ăn nhiều rau quả đặc biệt là cây họ đậu, cam quít làm kiềm hóa nước tiểu.

    Khi cơ thể khỏe mạnh thì cần một pH nước tiểu trung tính là tốt. Tuy nhiên, không phải lúc nào giữ pH trung tính cũng là tốt vì có một số bệnh cần giữ pH nước tiểu hơi acid hay hơi kiềm để kết hợp điều trị , sau khi khỏi bệnh thì đưa pH nước tiểu trở về chỉ số pH trung tính . Do đó, kiểm soát pH nước tiểu rất quan trọng trong một số trường hợp sau:

    (1) Sỏi thận: sự hình thành sỏi thận phụ thuộc vào pH nước tiểu. Bệnh nhân đang điều trị sỏi thận nên áp dụng chế độ ăn hoặc thuốc để thay đổi pH nước tiểu giúp ngăn chặn hình thành sỏi. Sỏi canxi phosphate, mange phosphate hình thành trong môi trường kiềm. Vì vậy trong những trường hợp này nên giữ nước tiểu có tính acid. Sỏi acid uric, cystine, canxi oxalate lắng đọng trong nước tiểu acid, vì vậy trường hợp này khuyến cáo nên giữ nước tiểu có tính kiềm.
    (2) Sử dụng thuốc: sử dụng streptomycin, neomycin, kanamycin có hiệu quả hơn trong điều trị nhiễm trùng đường tiểu khi nước tiểu có tính kiềm.
    Suốt quá trình điều trị kháng sinh sulphamide, giữ nước tiểu kiềm sẽ ngăn chặn sự hình thành tinh thể sulphamide gây sỏi.
    Nước tiểu nên giữ kiềm khi có ngộ độc salicylate (aspirin) để tăng thải và trong suốt quá trình truyền máu.
    (3) một số tình trạng lâm sàng:
    - Trong quá trình điều trị nhiễm trùng tiểu và điều trị sỏi thận hình thành trong môi trường kiềm nên giữ nước tiểu có tính acid.
    - Suốt quá trình ngủ thông khí phổi giảm gây toan hô hấp nên nước tiểu có tính acid .
    - Điều trị lợi tiểu nhóm thiazide (trong điều trị tăng huyết áp , xơ gan cổ chướng) tạo ra nước tiểu có tính acid, vì vậy khi điều trị với thiazide nên điều chỉnh chế độ ăn để pH về bình thường.
    - Vi trùng từ nhiễm trùng tiểu làm nước tiểu có tính kiềm, do đó khi bị nhiễm trùng tiểu, ngoài việc phải dùng kháng sinh , uống nhiều nước nên có chế độ ăn acid hóa nước tiểu để giúp loại bỏ vi trùng trong đường tiểu.
    (4) Chế độ ăn:
    - Ăn nhiều rau quả đặc biệt là cây họ đậu, cam quít làm kiềm hóa nước tiểu.
    - Nước tiểu kiềm sau bữa ăn là sự đáp ứng bình thường về sự bài tiết acid HCL của dịch dạ dày.
    - Chế độ ăn nhiều đạm và thịt sẽ làm acid hóa nước tiểu nên ăn kèm thức ăn khác để tạo nước tiểu có tính kiềm .

    * Nên thử mẫu nước tiểu còn tươi để đánh giá chính xác pH nước tiểu. Các yếu tố ảnh hưởng kết quả thử nước tiểu :
    (1) Nếu mẫu nước tiểu để lâu vi khuẩn sẽ phân hủy urea tạo NH3 gây kiềm hóa nước tiểu.
    (2) Muối amoni chlorua gây acid hóa nước tiểu.
    (3) Sodium bicarbonate, potassium citrate, acetazolamide gây kiềm hóa nước tiểu.
    (4) Nước tiểu có tính kiềm sau ăn do sự bài tiết acid của dạ dày.

    Sửa lần cuối bởi điều hành viên: Thg 8 6, 2012

  2. GIẢI THÍCH VỀ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU THƯỜNG QUI

    Nhằm giúp các bạn hiểu về kết quả xét nghiệm nước tiểu thường qui 10 thông số khi đi khám bệnh, mình đưa thêm bài giải thích này .

    Tổng phân tích nước tiểu:

    Đây là xét nghiệm thường sử dụng nhất vì nó có thể trả lời sơ bộ cho bác sĩ lâm sàng biết tình trạng nước tiểu của bệnh nhân, qua đó phản ánh phần nào chức năng đường tiết niệu và chuyển hóa trong cơ thể.
    Lấy nước tiểu giữa dòng làm xét nghiệm. Một que thử (dipstick) được nhúng vào nước tiểu rồi cho chạy qua máy 10 thông số, kết quả trả về bao gồm:

    pH: pH nước tiểu
    SG: tỉ trọng nước tiểu
    ERY: số lượng hồng cầu
    LEU: số lượng bạch cầu
    PRO: protein
    GLU: glucose
    BIL: bilirubin
    UBG: urobilinogen
    NIT: nitrite
    KET: ketone

    Giải thích các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu .

    1.Leukocytes (LEU): tế bào bạch cầu
    - bình thường âm tính.
    - chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL.
    - Khi nước tiểu có chứa bạch cầu, bạn có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khằng định được). Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và thái ra đường tiểu. bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm.

    2.Nitrate (NIT): thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.
    - bình thường âm tính.
    - chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL.
    - Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli.

    3.Urobilinogen (UBG)
    - dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật
    - bình thường không có
    - Chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L
    - đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin. Nó cũng được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen có trong nước tiểu. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan) làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.

    4.Billirubin (BIL)
    - dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật
    - bình thường không có
    - Chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L
    - đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của hồng cầu. Nó đi ra khỏi cơ thể qua phân. Billirubin bình thường không có trong nước tiểu. Nếu như billirubin xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.

    5.Protein (pro): đạm
    - dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng
    - bình thường không có
    - chỉ số cho phép: trace (vết: không sao); 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L
    - Nếu xét nghiệm phát hiện trong nước tiểu chứa protein, tình trạng của thai phụ có thể liên quan đến các chứng: thiếu nước, mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận... Vào giai đoạn cuối thai kì, nếu lượng protein nhiều trong nước tiểu, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Nếu thai phụ phù ở mặt và tay, tăng huyết áp (h240/90mmHg), bạn cần được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.

    6.pH
    - đánh giá độ acid của nước tiểu
    - bình thường: 4,6 - 8
    - dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.

    7.Blood (BLD) tế bào máu
    - dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận
    - bình thường không có
    - Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL
    - Viêm, bệnh, hoặc tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm máu xuất hiện trong nước tiểu

    8.Specific Gravity (SG)
    - đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước)
    - bình thường: 1.005 - 1.030

    9.Ketone (KET)
    - dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.
    - bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai
    - chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L
    - đây là chất được thải ra ở đường tiểu, cho biết bệnh nhân, thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường. Khi phát hiện lượng kentone, kèm theo các dấu hiện chán ăn, mệt mỏi, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ.

    10.Glucose (Glu)
    - dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường
    - bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai
    - chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L
    - là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi đường huyết trong máu tăng rất cao, chẳng hạn như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh.
    - nếu bạn dùng nhiều thức ăn ngọt trước khi xét nghiệm, sự xuất hiện của hàm lượng glucose trong nước tiểu là điều bình thường. Nhưng nếu lượng đường ở lần xét nghiệm thứ hai cao hơn lần đầu, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu có kèm các chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra lượng đường huyết.
    => Nếu có dấu hiệu thì nên đi làm Test đánh giá dung nạp glucose để có kết quả chính xác hơn

  3. Cảm ơn chị Anh Khoa về bài viết hữu ích.


  4. Phần này bs Anh Khoa giải thích rõ hơn để mọi người biết (ở những bệnh nào thì cần acid cao hoặc kiềm cao)
    Và ngoài chỉ số trung tính ra, thì chỉ số bao nhiêu gọi là bệnh lý.....

  5. Dạ , thưa Thầy

    -Độ pH của cơ thể được điều chỉnh bằng ba hệ thống là hệ thần kinh thực vật , thận và hệ hô hấp . Khi cơ thể dư acid hay kiềm thì ba hệ thống ấy điều chỉnh ngay, khi nào cơ thể không điều chỉnh được nữa thì cơ thể đã có bệnh nghiêm trọng ở hệ nội tiết , thận hay hệ hô hấp rồi. Cơ thể chúng ta rất thông minh, các tế bào hoạt động bù trừ và gồng gánh cho nhau nên chỉ khi nào nghiêm trọng quá không làm nổi nữa mới biểu hiện bệnh.

    -pH nước tiểu < 4 : quá acid và pH >8 : quá kiềm , nếu chỉ bị trong thời gian ngắn do ăn uống hay dùng một chế độ điều trị nào đó thì ta cần điều chỉnh lại ăn uống cho phù hợp. Nếu đã diều chỉnh rồi mà vẫn còn quá kiềm hay quá acid thì mới nói là bệnh lý.
    Khi pH quá acid hay quá kiềm kéo dài nhiều ngày và làm thay đổi cả độ pH của cơ thể là bệnh lý, lúc đó cơ thể có những rối loạn nhất định mà không cân bằng được , cơ thể lúc đó có biểu hiện bệnh như mệt mỏi ,đau đầu, hoa mắt, chóng mặt buồn nôn, nhức mỏi cơ , co giật ,... Lúc này, người bệnh bắt buộc tìm đến bệnh viện rồi.

    *Còn việc điều chỉnh để pH của nước tiểu cho acid hay kiềm trong một số bệnh, em đã nói trong phần "Do đó, kiểm soát pH nước tiểu rất quan trọng trong một số trường hợp sau: sỏi thận, sử dụng thuốc , tình trạng lâm sàng ,..." ở trên rồi ạ .

    Sửa lần cuối bởi điều hành viên: Thg 7 13, 2012

  6. Chào bs Anh Khoa. Từ 1 tháng nay tôi bắt đầu kiểm tra độ PH của nước tiểu vào đầu giờ sáng hàng ngày theo chương trình cảm xạ thực dưỡng của Thầy. Trong 2 tuần đầu tiên, khi tôi thử thấy PH nước tiểu xuống 6-6.5 thì tôi thường hạn chế ăn thực phẩm axit và tăng ăn rau của quả để tăng độ PH nước tiểu lên 7-7.5. Trong 2 tuần tiếp theo, có nhiều ngày độ PH giảm xuống 6-6.5, mặc dù tôi đã điều chỉnh ăn uống nhưng độ PH vẫn không thay đổi. Tôi vẫn khám bệnh định kỳ nhưng không có bệnh nào cả. Rất mong BS giải thích. Cho tôi hỏi thêm 1 câu nữa là việc ăn uống ngày hôm nay có phản ánh độ PH nước tiểu ngay sáng ngày hôm sau không? Xin chân thành cảm ơn BS Anh Khoa

  7. Chào bác, kết quả nước tiểu của bác rất tốt rồi ạ, độ pH nằm trong giới hạn bình thường. Bình thường pH của nước tiểu hơi toan một chút , từ 4,6 -8, vì cơ thể phải loại bỏ những sản phẩm chuyển hóa của tế bào, những sản phẩm này có tính acid không tốt cho cơ thể, ngoài ra còn do những gì chúng ta ăn nữa.
    Việc ăn uống của ngày hôm nay sẽ phản ánh trong kết quả pH vào ngày hôm sau , và bác cũng có thể kiểm tra trong ngày hôm đó để có được nhận xét của cá nhân về từng loại thức ăn, theo dõi lâu dài sẽ cho bác một kết luận riêng cho chính cơ thể của bác, thức ăn nào phù hợp với bác.
    Bác yên tâm rồi nhé !

  8. Cám ơn bác sĩ rất nhiều. Sở dĩ tôi hỏi vậy vì có lý do là hôm qua tôi di dã ngoại lớp 101. Buổi sáng ăn cái bánh giò, buổi trưa nhậu tưng bừng với cả lớp ăn toàn đạm (gà quay, gà luộc, thịt bò xào, thịt lợn rang, giá xào lòng mề, khoai sọ hầm cổ cánh gà và củ cải cà rốt luộc) tối về làm bát miến gà rồi mới đi ngủ. Ấy vậy mà sáng nay tôi kiểm tra PH lên 7,5. Không biết là do đâu bác nhỉ? liệu các bài tập cảm xạ có ảnh hưởng đến độ PH không bác?. Hôm qua tôi có tập các bài hòa đồng NL với đất, với cây, RĐTG, vô thức trị liệu, đi thủy tinh và đi than hồng. À lúc nghỉ giải lao thầy chiêu đãi sầu riêng, chôm chôm, của đậu. Rất mong bác giải đáp giùm. Xin chân thành cảm ơn.

  9. pH nước tiểu

    Cơ thể chúng ta rất "thông minh" , lúc nào cũng tự bảo vệ mình một cách tuyệt đối, tự điều chỉnh thật cân bằng để sống còn. Ấy vậy mà khi ta hành hạ nó đến đâu chăng nữa nó cũng gồng lên để làm việc điều chỉnh của nó từng phút giây. Nói cho vui vậy thôi chứ trong một giây có hàng tỉ phản ứng xảy ra trong cơ thể chúng ta, bác ăn rượu thịt toàn đạm nhưng bên cạnh đó bác còn ăn thêm củ cải, cà rốt luộc, trái cây ...cà rốt giàu canci là một thực phẩm kiềm cho cơ thể đấy .

    Khi bác ăn nhiều rượu thịt ít rau củ hơn thì máu sẽ bị nhiễm toan, lúc đó cơ thể sẽ huy động chất kiềm trong mô tế bào ra để cân bằng, kết quả là tế bào sẽ bị nhiễm toan còn pH máu vẫn ở mức cân bằng (hơi kiềm). Sau đó chất kiềm đi ra bây giờ một phần sẽ trả lại tế bào một phần sẽ loại ra nước tiểu do đó pH của bác là 7,5 nhưng thực chất là bác đã nhiễm toan, còn cơ thể đã mất đi một lượng kiềm, do đó cần ăn vào để bù lại khi ăn nhiều thực phẩm acid. Nếu chế độ ăn thường xuyên nhiều thịt rượu không cân bằng như vậy thì cơ thể sẽ liên tục điều chỉnh chống chọi lại với sự nhiễm toan , kết quả là dễ sinh bệnh. Do đó để tăng chất kiềm cho cơ thể, chúng ta phải ăn để cung cấp một lượng chất kiềm đã bị mất khi cơ thể phải thường xuyên chống lại sự nhiễm toan.

    Bữa ăn của bác tuy có mất cân bằng về 20% thực phẩm acid 80% thực phẩm kiềm nhưng lâu lâu mới ăn nhậu xã láng nên cơ thể đã điều chỉnh ổn thỏa, cộng với bác rung động thư giãn, hòa đồng năng lượng, đi than hồng, thế nên tất cả đều tốt đẹp phải không bác hỉ !

    Sửa lần cuối bởi điều hành viên: Thg 8 6, 2012

  10. Được bạn chia sẻ cặn kẽ và nhiệt tình như vậy mình thấy ấm lòng biết bao. Cám ơn bạn đã có những bài viết thật hay để mọi người lắng nghe cơ thể mình và tự điều chỉnh đầu vào cho phù hợp để sống khoẻ, sống có ích.
    Một số bài viết của bạn mình đã chia sẻ với các bạn mình, mọi người rất thích thú và rất ngạc nhiên nữa, vì có những việc tưởng rằng rất nhỏ như việc ăn-uống, nhưng nó lại mang đến kết quả không ngờ.
    Nếu không đi học CX làm sao biết được những chia sẻ quý báu và chân thành như thế này được. Mình đang mong những bài tiếp theo của bạn.Cám ơn Thày!Cám ơn bạn nhiều!

  11. Cám ơn 4uthachanhtim nhiều nhé. Bạn giải thích rất cặn kẽ và dễ hiểu

Chia sẻ trang này

Chủ đề