Nguyên nhân bị ói khi uống nước

Nguyên nhân bị ói khi uống nước

Bạn uống nước kể cả khi không khát: Cách tốt nhất để biết rằng liệu cơ thể có cần thêm nước không là dựa vào cảm nhận của chính bạn về cơn khát. Cơn khát chính là phản ứng của cơ thể để chống lại sự mất nước. Cơ thể càng cần nhiều nước thì bạn càng thấy khát.

Nguyên nhân bị ói khi uống nước

Nước tiểu có màu trong suốt: Nếu bạn uống đủ lượng nước mà cơ thể cần, nước tiểu của bạn sẽ có màu vàng nhạt và trong. Trái với suy nghĩ của nhiều người, nước tiểu không màu và trong suốt không phải là dấu hiệu khỏe mạnh, mà lại cho thấy bạn đã uống quá nhiều nước.

Nguyên nhân bị ói khi uống nước

Bạn đi tiểu nhiều, kể cả là về đêm: Nếu bạn thường xuyên phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã uống quá nhiều nước. Một người bình thường sẽ đi tiểu từ 6-8 lần mỗi ngày. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 10 lần mỗi ngày, bạn nên uống ít nước hơn.

Nguyên nhân bị ói khi uống nước

Bạn thấy buồn nôn và có thể nôn mửa: Dấu hiệu của “thừa nước” khá giống với dấu hiệu mất nước. Khi bạn uống quá nhiều nước, thận của bạn sẽ không đủ khả năng để loại bỏ lượng nước thừa, và nước bắt đầu tích tụ trong cơ thể bạn. Điều này gây ra nhiều triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Nguyên nhân bị ói khi uống nước

Bạn bị đau nhức đầu suốt cả ngày: Đau đầu là dấu hiệu của cả tình trạng thừa nước và thiếu nước. Khi bạn uống quá nhiều nước, mật độ muối trong máu giảm, khiến các tế bào trong cơ thể bắt đầu sưng lên, bao gồm cả tế bào não. Não bộ phình to sẽ chèn ép lên hộp sọ, gây cơn đau đầu nhức nhối và nhiều vấn đề nguy hiểm khác như khó thở và suy giảm chức năng não.

Nguyên nhân bị ói khi uống nước

Môi, tay và chân sưng phù hoặc bợt màu: Uống quá nhiều nước có thể dẫn đến tình trạng hạ natri huyết, gây các triệu chứng như sưng phù và bợt màu ở bàn tay, bàn chân và môi. Người uống quá nhiều nước cũng có thể tăng cân đột ngột do tích nước trong máu.

Nguyên nhân bị ói khi uống nước

Các cơ yếu ớt và dễ bị chuột rút: Khi bạn uống quá nhiều nước, mức điện giải trong cơ thể giảm nhanh, dẫn đến các triệu chứng như chuột rút cơ, yếu cơ. Bạn có thể ngăn các vấn đề về cơ bằng cách uống nước dừa thay cho nước lọc, vì nước dừa có hàm lượng điện giải rất cao.

Nguyên nhân bị ói khi uống nước

Bạn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược: Thận có chức năng thanh lọc lượng nước bạn uống vào và đảm bảo cân bằng các chất lỏng trong máu. Khi bạn uống quá nhiều nước, thận phải làm việc quá sức, dẫn đến phản ứng căng thẳng từ các hormone, từ đó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược./.

 

Thông báo cảm giác buồn nôn, nôn ọe khi uống thuốc cho bác sĩ điều trị, đặc biệt khi tình trạng uống thuốc buồn nôn ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động hàng ngày, khiến bệnh nhân ăn uống khó khăn, gây sụt cân hoặc mất nước.

Buồn nôn khi uống thuốc không phải lúc nào cũng cần điều trị, nhưng đôi khi bệnh nhân cần nhận được những sự trợ giúp y tế hữu ích. Một số biện pháp giúp giảm tác dụng không mong muốn này bao gồm:

  • Trong nhiều trường hợp, cảm giác buồn nôn, nôn ọe khi uống thuốc sẽ được kiểm soát nếu bệnh nhân dùng thuốc kèm những món ăn nhẹ (như bánh quy giòn, bánh mì nướng hoặc sữa chua). Sử dụng thuốc vào bữa ăn nhẹ hoặc trước khi đi ngủ có thể giúp giảm cảm giác uống thuốc buồn nôn
  • Sử dụng các thức uống có tác dụng làm êm dịu dạ dày như rượu gừng hoặc trà hoa cúc
  • Hạn chế sử dụng nước ngọt có gas, cà phê, trà và thức uống có chứa caffeine
  • Bổ sung đủ lượng nước theo nhu cầu cơ thể để hạn chế tình trạng mất nước, đặc biệt khi bệnh nhân nôn ọe khi uống thuốc quá nhiều
  • Chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ để dạ dày giảm áp lực tiêu hóa một lượng lớn thức ăn
  • Sử dụng các món ăn dễ tiêu hóa, thực phẩm ít muối và dầu mỡ như bánh quy hoặc bánh mì, cơm, súp gà và chuối
  • Tránh nằm ngay sau khi uống thuốc và sử dụng thuốc vào ban đêm, trước khi đi ngủ để ngăn chặn những cơn buồn nôn tiềm ẩn.
  • Hạn chế những thực phẩm cay nóng và những món chiên rán, vì chúng mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và có thể làm tăng nguy cơ buồn nôn.

Ngoài ra, khi bệnh nhân buồn nôn, nôn ọe khi uống thuốc nhiều có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm cảm giác khó chịu này, bao gồm:

  • Thuốc kháng axit dạ dày dạng lỏng hoặc dạng nhai, bismuth, dung dịch glucose, fructose và axit photphoric (Emetrol). Các loại thuốc này giúp tráng niêm mạc và trung hòa axit dạ dày
  • Dimenhydrinate hoặc meclizine hydrochloride có tác dụng điều trị hoặc phòng ngừa chứng say tàu xe và giúp ức chế các thụ thể trên não bộ gây buồn nôn, nôn ọe

Nếu tình trạng buồn nôn khi uống thuốc vẫn tiếp tục xảy ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kê đơn giúp giảm nôn ói. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc chống buồn nôn đều có tác dụng phụ gây buồn ngủ.

Riêng ở đối tượng phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ rằng đang mang thai nên được bác sĩ đánh giá tình trạng trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc không kê đơn.

Nếu thực hiện các biện pháp trên nhưng cảm giác buồn nôn khi uống thuốc vẫn diễn ra, bác sĩ có thể kê thêm một loại thuốc để giảm cường độ hoặc tần suất của cơn buồn nôn hoặc chuyển bệnh nhân sang một loại thuốc khác.

Thực tế có rất nhiều yếu tố gây nên tình trạng uống thuốc buồn nôn, tuy nhiên để xác định được nguyên nhân cụ thể cũng như có hướng điều chỉnh, bác sĩ cần xác định được tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như loại thuốc bạn đang dùng.

Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý cho nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, trình độ tốt được đào tạo bài bản tại môi trường trong và ngoài nước sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị. Đi cùng với chất lượng thăm khám tốt là điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, môi trường khám bệnh lịch sự, văn minh, sạch sẽ mang đến cảm giác thoải mái cho bệnh nhân.