Nguyên nhân bị đau cổ tay

Chào bác sĩ, tôi tên là Thủy. Tôi là nhân viên văn phòng nên thường phải gõ máy tính nhiều, thế nhưng hai hôm nay cổ tay tôi bị đau khiến cho việc cử động tay gặp khó khăn. Tôi không biết vì sao lại gặp phải tình trạng này, mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Thủy, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bạn đang gặp phải triệu chứng đau cổ tay, đây là một triệu chứng xuất hiện trong khá nhiều bệnh nên để kết luận bạn đang mắc bệnh gì chúng tôi cần có thêm thông tin. Một số thông tin dưới đây có thể sẽ hữu ích cho bạn.

1. Đau cổ tay là gì

2. Nguyên nhân gây ra đau cổ tay

3. Biện pháp tự chăm sóc

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Vùng cổ tay có 7 khớp nhỏ, là nơi tiếp giáp giữa cánh tay và bàn tay. Nếu bất kì phần nào của cổ tay như xương, dây chằng hay gân cơ bị tổn thương, bạn sẽ bị đau cổ tay. Đây là một triệu chứng rất thường gặp, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau cổ tay thường do một bệnh lí nào đó như căng thẳng kéo dài hoặc viêm khớp cổ tay. Các triệu chứng của đau cổ tay có thể thay đổi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Một vài người có thể có cơn đau nhẹ nhưng dai dẳng, người khác lại có cảm giác đau nhói ở cổ tay và vị trí đau cổ tay cũng thay đổi ở những người khác nhau.

Ngoài triệu chứng đau thì bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác như sưng, bầm tím, tê, ngứa ran và yếu tay. Một vài người khác có thể bị cứng cổ tay, gặp khó khăn trong việc cầm nắm các vật hoặc nghe thấy tiếng lạo xạo khi cử động cổ tay. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mà triệu chứng có thể thay đổi từ nhẹ tới nặng theo thời gian. Lúc đầu, cơn đau chỉ xảy ra khi thực hiện các hoạt động nào đó nhất định. Sau đó, tình trạng đau cổ tay nặng lên, cơn đau có thể xuất hiện ngay khi bạn nghỉ ngơi. Triệu chứng tê tay có thể tiến triển tới mức bạn không thể cảm nhận được nhiệt độ nóng hay lạnh của vật và có thể làm rớt các đồ vật đang cầm trong tay.

Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đau cổ tay. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất:

Hội chứng ống cổ tay: là tình trạng các gân cơ dày lên và chèn ép dây thần kinh giữa chạy trong ống cổ tay. Khi dây thần kinh giữa bị chèn ép, nó sẽ gây đau, tê tay và yếu các cơ ở bàn tay. Những người béo phì hoặc bị đái tháo đường hoặc viêm khớp là những người có nguy cơ cao bị hội chứng ống cổ tay. Hội chứng này cũng hay gặp với các công việc liên quan tới các hành động nâng đỡ, đánh máy hoặc sử dụng các dụng cụ làm rung lắc bàn tay.

Thoái hóa khớp: gây viêm các khớp và xảy ra khi các sụn che các đầu xương bị bào mòn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới nhiều khớp của cơ thể, trong đó có khớp cổ tay. Thoái hóa khớp cổ tay có xu hướng xảy ra ở tuổi trung niên và về già và những người có tiền sử gia đình bị thoái hóa khớp.

Viêm khớp dạng thấp: là một bệnh tự miễn, do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô lành trong cơ thể. Tình trạng này có thể gây ra đau cổ tay nếu các khớp ở vùng này bị ảnh hưởng.

Bệnh De Quervain: hay còn gọi là bệnh viêm màng gân cổ tay. Trong bệnh này, các gân cơ và màng bao gân phía ngón cái của cổ tay bị viêm và sưng tấy lên. Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh này vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng nó thường phối hợp với tổn thương ở vùng cổ tay hoặc do sử dụng vùng cổ tay quá nhiều. Các triệu chứng của bệnh bao gồm cảm giác khó chịu vùng cổ tay, sưng cổ tay và yếu cổ tay, cánh tay và ngón cái.

Hội chứng lặp lại các động tác: hội chứng này xảy ra do lặp lại các hành động hết lần này tới lần khác như đánh máy vi tính hay đan len. Các khớp phải làm việc quá nhiều có thể bị sưng lên, chèn ép vào các thần kinh xung quanh nó.

Chấn thương dây chằng sụn sợi tam giác cổ tay: dây chằng sụn sợi tam giác cổ tay nằm ở phía ngón út của cổ tay. Nó hoạt động như một miếng đệm và hỗ trợ cho ngón út. Phần sụn có thể bị bào mòn theo thời gian hoặc bị tổn thương do chấn thương.

Viêm dây chằng cổ tay: có thể xảy ra khi các dây chằng ở vùng này bị rách nhỏ hoặc vết rách đã có sẵn bị kích thích và bị viêm. Tình trạng này thường xảy ra do các hoạt động lặp lại có liên quan tới vùng cổ tay.

Viêm bao hoạt dịch cổ tay: bao hoạt dịch chứa một lượng nước nhỏ để làm trơn các hoạt động của khớp. Khi các bao hoạt dịch này bị viêm, bạn sẽ có cảm giác các dây chằng ở vùng cổ tay bị căng cứng, đỏ tấy vùng cổ tay và cổ tay bị sưng lên.

Nang hoạt dịch làm đau cổ tay của bạn: vì các nang này phát triển ở vùng cổ tay đối diện bàn tay nhưng lại làm đau ở vùng cổ tay phía bàn tay. Các nang nhỏ có xu hướng gây đau đớn nhiều hơn là các nang lớn.

Căng cổ tay: thường gây ra do té và bẻ cổ tay về hướng ngược lại khi chống tay xuống đất. Hành động này làm kéo dãn quá mức các gân cơ và gây đau cổ tay. 

Bệnh Gout (bệnh Gút): xảy ra là do các tinh thể acid uric tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Các tinh thể này có thể tích tụ ở các khớp, gây đau và sưng khớp. 

Bạn có thể phòng ngừa đau cổ tay bằng các cách dưới đây:

  • Ngồi đúng tư thế và giữ cổ tay ở tư thế thư giãn
  • Sử dụng bàn phím dành cho người đánh máy trong thời gian dài
  • Học cách sử dụng các dụng cụ cầm tay đúng cách để làm giảm bớt lực tác động lên bàn tay và cổ tay
  • Nghỉ ngơi nhiều lần nếu sử dụng bàn phím nhiều
  • Sử dụng đồ bảo vệ cổ tay để phòng ngừa chấn thương khi chơi thể thao

Ngoài ra để phòng ngừa bệnh Gút, bạn nên làm những việc sau đây:

  • Uống nhiều nước và uống rượu bia ít lại
  • Tránh ăn gan, cá muối
  • Ăn vừa đủ lượng đạm phù hợp với lứa tuổi
  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Biện pháp khắc phục tình trạng đau cổ tay

Ngồi làm việc đúng tư thế giúp bạn khắc phục tình trạng đau cổ tay

Bạn cần đi khám bác sĩ nếu bạn gặp các trường hợp sau:

  • Cơn đau ảnh hưởng tới các hoạt động hằng ngày.
  • Tê tay hoặc ngứa ran nặng lên và bạn không thể cảm giác được bất kì thứ gì bằng các ngón tay hay cả bàn tay nữa.
  • Bạn không thể thực hiện được các cử động đơn giản của tay.
  • Yếu tay làm bạn gặp khó khăn khi cầm nắm các vật.

Hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu cổ tay của bạn nóng và đỏ lên hoặc bạn bị sốt khi đau cổ tay. Ngoài ra, nếu bạn không thể cử động vùng cổ tay hoặc bàn tay của bạn có vẻ bất thường, bạn cũng nên đi khám bác sĩ.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn Thủy đã phần nào hiểu được triệu chứng mà mình đang mắc phải. Nếu cổ tay bạn ngày càng đau và trở nên cứng hoặc có cảm giác tê gây ảnh hưởng đến công việc của bạn thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây đau cổ tay và điều trị. Bạn có thể đặt khám  với bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.