Nguyên nhân bị bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não.... Phụ nữ mang thai mắc bệnh Thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trong bài viết dưới đây để có cách chữa trị và phòng bệnh đúng cách.

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Loại virus này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn.

Nguyên nhân bị bệnh thủy đậu

Đây là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, có thể xảy ra ở cả trẻ em (phổ biến hơn) và người lớn. Mùa xuân thời tiết ẩm nồm là thời điểm bệnh thủy đậu bùng phát mạnh nhất. Biểu hiện rõ rệt của thủy đậu là những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng.

Bệnh có nhiều con đường lây nhiễm, có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy cần có kiến thức cơ bản về bệnh này để có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Thủy đậu có lây không?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và lây truyền từ người sang người bằng cách tiếp xúc trực tiếp, lây lan qua không khí từ các giọt nước bọt nhỏ li ti được tiết ra từ đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện) hoặc lây từ các chất dịch ở nốt phỏng.

Ngoài ra, thủy đậu còn lây truyền gián tiếp qua những đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng. Như việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn mặt, ăn uống chung với người đang bị thủy đậu.

Triệu chứng của bệnh thủy đậu

  • Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp có thể không có triệu chứng báo trước.
  • Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12-24 tiếng, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100-500 nốt. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4-5 ngày.
  • Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5- 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.

Nguyên nhân bị bệnh thủy đậu

Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu

Sau một thời gian bị thủy đậu, các nốt thủy đậu sẽ vỡ ra, khô lại rồi đóng vảy. Chu kỳ này sẽ lặp đi lặp lại ở người bệnh trong khoảng thời gian 5 – 7 ngày thì ngừng hẳn, không xuất hiện thêm các nốt thủy đậu mới.

Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu rõ ràng nhất mà bạn có thể thấy được là các mụn mủ se lại thành các nốt đen, khô đặc. Trong quá trình da hồi phục và tái tạo để hình thành da non sẽ gây ra cảm giác ngứa cho người bệnh. Người bị thủy đậu dần hồi phục không còn đau rát, phát sốt hay nóng lạnh thất thường nữa.

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Herpes zoster gây nên, lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần. Thủy đậu là bệnh dễ lây truyền; tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch. Bệnh thường xuất hiện thành dịch ở trẻ em lứa tuổi đi học.

Thủy đậu xảy ra chủ yếu ở trẻ em, biểu hiện bằng sốt và phát ban dạng nốt phỏng, thường diễn biến lành tính. Ở người có suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, thủy đậu có thể tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nội tạng như viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn tới tử vong.

Tác nhân gây bệnh thủy đậu

Tác nhân gây thủy đậu là virus Varicella-zoster hay virus Herpes zoster, thuộc họ Herpeviridae. Virus thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp. Nguồn lây lớn nhất là người bị thủy đậu; người bệnh có khả năng lây cho người khác khoảng 48 giờ trước khi xuất hiện ban, trong giai đoạn phát ban (thường kéo dài 4-5 ngày), và cho đến khi ban đóng vảy.

Nguồn truyền nhiễm bệnh thủy đậu

  • Người là nguồn bệnh duy nhất.
  • Bệnh xảy ra ở mọi nơi trên toàn thế giới. Hầu như mọi người đều bị nhiễm vi rút thủy đậu. Ở những vùng khí hậu ôn hòa, ít nhất 90% trẻ dưới 15 tuổi bị mắc thủy đậu và ít nhất 95% người lớn bị mắc bệnh. Bệnh thường gặp vào mùa đông và đầu xuân. Ở những nước nhiệt đới, người lớn hay bị mắc bệnh nhiều hơn. Zona hay xảy ra ở người trung niên.
  • Cũng như các bệnh nhiễm khuẩn lây bằng đường không khí giọt nhỏ, mức độ mắc thủy đậu cao hơn trong các tháng lạnh. Dịch thủy đậu cũng có tính chất chu kỳ nhất định như dịch sởi.

Thủy đậu lây lan như thê nào?

Phương thức lây truyền: Lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp, lây qua đường không khí từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng. Lây gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc. Thủy đậu là một trong những bệnh dễ lây nhất.

Ai là người dễ mắc bệnh thủy đậu

Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Tất cả những người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vaccine đều cảm nhiễm với bệnh. Thông thường, người lớn bị mắc bệnh nặng hơn ở trẻ em. Sau khi mắc bệnh sẽ để lại miễn dịch lâu dài, ít khi mắc bệnh lần thứ hai ở những người suy giảm miễn dịch. Tái nhiễm thể ẩn thường hay xảy ra. Có thể nhiễm vi rút tiềm tàng và bệnh có thể tái phát sau đó nhiều năm như bệnh zona ở 15% người già và đôi khi gặp ở trẻ em. Trẻ sinh ra từ người mẹ không có miễn dịch và bệnh nhân bị bệnh bạch cầu có thể bị mắc bệnh nặng, kéo dài hoặc tử vong. Người lớn bị ung thư đặc biệt ung thư bạch huyết, bệnh nhân suy giảm miễn dịch hay bị mắc bệnh zona nặng cả thể khư trú và lan tỏa.

  • Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước.
  • Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 – 500 nốt. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 – 5 ngày.
  • Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.

Nguyên nhân bị bệnh thủy đậu

Biến chứng của bệnh thủy đậu

  • Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan…
  • Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.
    • Viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị.
    • Viêm não do thủy đậu cũng xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, kích thích, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, chậm phát triển, động kinh v.v…
    • Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.

Biện pháp dự phòng bệnh thủy đậu 

  • Bảo vệ những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhưng không thể tiêm chủng như trẻ sơ sinh không có miễn dịch, người suy giảm miễn dịch tránh bị phơi nhiễm bằng cách tiêm chủng cho những người trong gia đình, cho những người tiếp xúc gần.
  • Tiêm chủng: Vaccinethủy đậu sống giảm độc lực
    • Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi tiêm 1 liều 0,5 ml dưới da.
    • Trẻ từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều cách nhau 4-8 tuần.

Nguyên nhân bị bệnh thủy đậu

Biện pháp chống dịch bệnh thủy đậu

  • Cách ly: Cách ly trẻ em mắc thủy đậu ở nhà trong 7 ngày. Những trẻ có tiếp xúc với người bị thủy đậu cần cách ly 11 - 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc. Người lớn mắc bệnh không được đi làm, tránh tiếp xúc với những người khác.
  • Sát khuẩn tẩy uế đồ vật bị nhiễm dịch tiết từ mũi họng.
  • Người tiếp xúc: Globulin miễn dịch thủy đậu - zona (VZIG) có tác dụng phòng bệnh cho người tiếp xúc nếu tiêm trong vòng 96 giờ sau khi phơi nhiễm.

- Thủy đậu là một bệnh dễ lây
- Biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, xuất hiên những bóng nươc
- Thông thường là bệnh lành tính nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm
- Bệnh do virus Herpes zoster gây ra
- Trẻ em và người lớn đều có thể mặc bệnh
- Phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine

Lời khuyên phòng bệnh thủy đậu

Theo Bs. Phạm Ngọc Nương - Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long: hiện nay do Vaccine thủy đậu chưa có trong Chương trình tiêm chủng quốc gia nên quý phụ huynh có thể chủ động đưa trẻ đến các cơ sở y tế có tiêm ngừa Vaccine thủy đậu để tiêm cho bé. Đối với người lớn chưa từng bị thủy đậu nên đi tiêm ngừa vì khi mắc bệnh này sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, phải nghỉ làm, cách ly…, đặc biệt đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiêm ngừa Vaccine để không bị mắc bệnh trong khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến bào thai.