Nguồn phát thải CO2 hàng đầu năm 2023

Skip to content

  • Đào tạo
  • Tuyển sinh
  • Học bổng
  • Alumni

[Infographic] So sánh lượng khí thải CO2 ở Việt Nam với các nước Châu Á và ASEAN

Nhờ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế. Thế nhưng mặt trái của nó lại chính là sự tăng vọt của lượng khí thải CO2.

Thực trạng và ảnh hưởng của khí thải CO2

Do những hoạt động sản xuất công nghiệp như: đốt nhiên liệu, lên men rượu bia, phân hủy chất béo, sản xuất hóa chất như amoniac, tổng hợp methanol hoặc từ khói của các nhà máy đốt than công nghiệp… hay những hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: quá trình đốt xăng của các phương tiện giao thông vận tải; hoạt động đun nấu trong sinh hoạt, đốt phá rừng bừa bãi… lượng khí thải CO2 trên toàn thế giới đang chạm tới ngưỡng báo động.

Theo AFP, báo cáo mới nhất của Đài quan trắc cacbon dưới lòng đất (Deep Carbon Observatory) do hơn 500 nhà khoa học hàng đầu khắp thế giới thực hiện, lượng khí thải CO2 hằng năm do con người thải ra nhiều gấp 100 lần lượng khí từ hoạt động núi lửa. Chẳng hạn năm 2018, con người thải ra 37 gigaton khí CO2, trong khi núi lửa chỉ thải 0,37 gigaton.

Nhóm nghiên cứu cho biết trong suốt lịch sử hình thành Trái đất, lượng cacbon chỉ tăng cao khi gặp những trường hợp siêu thiên tai bất ngờ. “Tuy nhiên, lượng CO2 mà con người thải ra trong 12 năm gần đây gần như tương đương với tất cả lượng khí từ các sự kiện thiên tai trong quá khứ” – GS Marie Edmond, chuyên ngành hóa thạch và núi lửa thuộc Trường Queens College (Anh), cho biết.

Về bản chất CO2 không phải là một chất khí độc hại, nhưng nếu vượt quá nồng độ cho phép, chúng sẽ gây khó thở, mệt mỏi, kích thích hệ thần kinh, tăng nhịn và gây ra nhiều rối loạn khác Bên cạnh đó, khi CO2 tăng nhanh, nó sẽ làm giảm sự tổng hợp protein, điều này phần nào là tác nhân gây ra sự mất cân bằng sinh thái.

Và một vấn nạn quan trọng nhất mà cả thế giới đang phải đối mặt, đó là khi lượng khí CO2 đưa vào khí quyển vượt quá mức cần thiết, chúng tiếp thu sức nóng từ ánh sáng mặt trời, phản xạ và phát tán sức nóng gây ra “hiệu ứng nhà kính” khiến cho nhiệt độ trái đất tăng lên, kèm theo đó là thiên tai, bão lụt thất thường, nước biển dâng, đất đai bị khô cằn…

Tình hình khí thải C02 của Việt Nam và các nước ASEAN

Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 35 ở Bangkok (Thái Lan) ngày 3/11/2019, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres nêu rõ: “4 trong số 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu là các quốc gia thành viên ASEAN”; đồng thời ông cũng dẫn chứng về Indonesia, Myanmar, Philippines và Việt Nam. 4 quốc gia này, giống như tất cả các nước Đông Nam Á, thường xuyên phải đối mặt với lốc xoáy và lũ lụt.

Indonesia

Là một trong những đất nước có điều kiện phát triển sớm tại ASEAN. Trong khoảng 3 thập niên, từ đầu những năm 1970 kinh tế Indonesia đã tăng trưởng mạnh, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Indonesia đã đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa đất nước, đẩy mạnh ngành du lịch và khai thác lâm nghiệp. Đà tăng trưởng đó có được phần lớn nhờ chính sách của tổng thống Suharto liên tục cầm quyền từ năm 1966 đến 1998.

Tuy nhiên, quá trình khai thác căc nguồn tài nguyên thiên nhiên, hoạt động công nghiệp và các dự án công nghiệp trong thời gian này cũng đã làm cho Indonesia là nước thải ra lượng khí CO2 nhiều nhất trong ASEAN. Nếu như năm 1960, lượng khí thải CO2 của quốc gia này mới là 25,348 nghìn tấn thì đến năm 2000, con số này là 287,745 nghìn tấn; tăng gấp gần 12 lần sau 40 năm và bỏ xa Thailand ở vị trí thứ hai (194,287 nghìn tấn trong năm 2000). Từ sau những năm 2000, đã có những thời điểm Indonesia thành công trong việc giảm lượng khí thải CO2 thải ra (2010-2014). Nhưng cho đến 2019, quốc gia này vẫn thải ra 557,528 nghìn tấn khí thải CO2.

Thailand

Đi sau Indonesia, trước năm 1960, Thailand vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, nền công nghiệp manh mún được hình thành bởi phần lớn các xí nghiệp nhỏ thuộc sở hữu tư nhân và một vài công ty cỡ vừa thuộc sở hữu nhà nước. Sau năm 1960, Thailand đã bắt đầu xây chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đến hướng vào xuất khẩu; tận dụng vốn, công nghệ nước ngoài để thực hiện công nghiệp hóa, tạo ra những ngành công nhgiệp ưu thế như : công nghiệp dệt; công nghiệp chế biến thực phẩm; công nghiệp điện tử; công nghiệp chế tạo; công nghiệp ô tô …

Công nghiệp hóa đã thay da đổi thịt cho quốc gia này, nhưng cũng biến Thailand (từ năm 1980) trở thành quốc gia thải ra lượng khí thải CO2 nhiều thứ hai trong các nước khối ASEAN. Nếu trong những năm 1960, lượng khí CO2 mà Thailand thải ra chỉ vỏn vẹn 4000 tấn thì đến năm 2000, con số đó là 190,742 nghìn tấn, tăng gấp 47,6 lần. Từ những năm 2000, tuy lượng khí thải CO2 của quốc gia này vẫn tăng qua từng năm, nhưng nhìn chung đã có sự chậm lại và kiểm soát nhất định.

Nguồn phát thải CO2 hàng đầu năm 2023

Malaysia

Trong thập niên 1970, Malaysia đã theo bước của bốn con hổ châu Á ban đầu và đã cam kết sự chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào khai khoáng và nông nghiệp sang ngành công nghiệp chế tạo. Với sự trợ giúp của Nhật Bản và phương Tây, các ngành công nghiệp nặng đã phát triển phồn thịnh và trong một vài năm, công nghiệp hóa và xuất khẩu đã trở thành chiến lược tăng trưởng hàng đầu của Malaysia. Malaysia đã kiên định đạt được mức tăng trưởng GDP hơn 7% cùng với mức lạm phát thấp trong thập niên 1980 và thập niên 1990.

GDP đầu tăng với mức 31% trong thập niên 1960 và một tỷ lệ tăng đáng kinh ngạc 358% trong thập niên 1970 nhưng mức tăng đã chứng tỏ không bền vững và giảm mạnh chỉ còn đạt mức 36% thập niên 1980 và tăng lại với mức 59% vào thập niên 1990 chủ yếu do các ngành công nghiệp có định hướng xuất khẩu dẫn đầu.

Theo cùng sự công nghiệp hóa, lượng khí thải CO2 của quốc gia này từ năm 1980 cũng tăng lên nhanh trong và theo sát Thailand, trở thành một trong những quốc gia có lượng khí thải nhiều nhất ASEAN trong gần 40 năm. Tính đến năm 2017, lượng khí thải CO2 của Malaysia là 249,283 nghìn tần, chỉ cách Thailand gần 30 nghìn tấn.

Việt Nam

Mặc dù cho đến giai đoạn năm 1970, Việt Nam vẫn là quốc gia nhiều tiềm năng phát triển và là một trong những nước có lượng khí thải CO2 nhiều nhất ASEAN (hạng 2). Tuy nhiên, ảnh hưởng của chiến tranh, cấm vận thương mại, thiên tai, dân số tăng nhanh … khiến cho nền kinh tế công nghiệp của Việt Nam có sự sụt giảm nghiêm trọng.

Cho đến những năm 1986, Việt Nam mới bắt đầu giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế. Giai đoạn đầu Đổi Mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 4,4%/năm, giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 GDP bình quân tăng 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005 GDP tăng bình quân 7,34%/năm; giai đoạn 2006-2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm. Giai đoạn 2011-2015, GDP của Việt Nam tăng chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới.

Quy mô nền kinh tế tăng nhanh: GDP bình quân đầu người năm 1991 chỉ là 188 USD/năm. Đến năm 2003, GDP bình quân đầu người đạt 471 USD/năm và đến năm 2015, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 204 tỷ USD, GDP đầu người đạt gần 2.200 USD/năm. Lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Cơ cấu kinh tế của Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại, giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp.

Theo cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển về kinh tế; hệ quả tất yếu là lượng khí thải CO2 của Việt Nam cũng tăng lên theo từng năm. Đầu giai đoạn phát triển (1986), lượng khí thải CO2 của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 6 trong số các nước ASEAN với 25,605 nghìn tấn; đến cuối năm 2019, lượng khí thải CO2 của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 với con số 271,474 nghìn tấn.

Tình hình khí thải C02 của các nước Châu Á

Nếu như các nước phương Tây đã tương đối hoàn thiện quá trình công nghiệp hóa và bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc giảm thiểu lượng khí thải CO2 để bảo vệ môi trường thì đa phần các quốc gia châu Á vẫn đang ở trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung phát triển kinh tế và chưa quan tâm quá nhiều tới môi trường.

Các nguồn năng lượng sạch (gió,mặt trời) không đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu năng lượng của các quốc gia châu Á. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến thúc đẩy việc sử dụng than đá – loại nhiên liệu thải nhiều carbon nhất. Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ chiếm gần 70% tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Nhưng về than đá nói riêng, các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Malaysia là những nước tiêu thụ nhiều nhất.

Trung quốc

Nếu như Châu Á chiếm tới 75% nhu cầu than đá toàn cầu, thì chỉ riêng Trung Quốc chiếm tới phân nửa con số đó. Là một trong những quốc gia có diện tích lớn nhất và đông dân nhất thế giới, từ những năm 1960 Trung Quốc đã đứng số một trong bảng xếp hạng các quốc gia có lượng khí thải CO2 lớn nhất châu Á (746,839 nghìn tấn, gấp gần 3 lần Nhật Bản ở vị trí thứ hai).

Đi cùng với sự phát triển và công nghiệp hóa của cường quốc này, lượng khí CO2 mà quốc gia này thải ra cũng theo đó mà tăng lên một các chóng mặt. Chỉ tính riêng năm 2010, Trung Quốc đã thải ra 9,434,799 nghìn tấn, một con số khổng lồ. Không chỉ ủng hộ ngành than trong nước, Trung Quốc còn mở rộng cả ngành than đá ở nước ngoài với 9,5 tỷ USD mỗi năm.

Tuy chính phủ Trung Quốc cũng đã tiến hành những biện pháp để hạn chế ô nhiễm và ủng hộ các dự án năng lượng tái tạo. Nhưng việc tiêu thụ than đá của nước này vẫn tăng lên trong năm 2018, cũng giống như năm trước đó. Và lượng khí thải CO2 trong năm 2018 của Trung Quốc vẫn cán mốc 11,210,316 nghìn tấn.

Nguồn phát thải CO2 hàng đầu năm 2023

Ấn Độ

Cũng là một quốc gia đông dân với diện tích lớn như Trung Quốc, Ấn Độ là một trong những quốc gia có lượng khí thải CO2 lớn hàng đầu châu Á. Tuy nhiên, lượng khí thải CO2 lại có sự kiểm soát hơn khi so với Trung Quốc. Tính cho đến năm 2015, lượng khí thải CO2 của Ấn Độ mới chỉ dừng ở con số 2,313,027 nghìn tấn; trong khi lượng khí thải CO2 của Trung Quốc trong năm này đã là 10,866,166 nghìn tấn.

Dẫu vậy, là một quốc gia đông dân Ấn Độ vẫn cần tiêu thụ than đá như một giải pháp bắt buộc. Trong năm ngoái nhu cầu than đá đã tăng 9%. Bên cạnh đó, tại Ấn Độ, các công ty quốc doanh rót hơn 6 tỉ USD vào hoạt động khai thác than và năng lượng chạy than mỗi năm; các ngân hàng có được sự hậu thuẫn của nhà nước lại cấp 10,6 tỉ USD cho các hoạt động này. Nhìn chung, các khoản cho vay nặng ký của các ngân hàng quốc doanh đã “buộc” sức khỏe của hệ thống tài chính với sức khỏe của ngành than.

Nhật Bản

Quốc gia hàng đầu còn lại trong bảng xếp hạng lượng khí thải CO2 của châu Á là Nhật Bản. Là quốc gia phát triển sớm nhất châu Á trong thời kỳ hiện đại, dù trải qua thất bại trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản vẫn hồi phục và phát triển nhanh chóng (trong giai đoạn 1955-1973) với các ngành công nghiệp sản xuất mũi nhọn. Tính đến Năm 1970, 72,4% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản là nhờ các sản phẩm công nghiệp nặng và hóa chất. Vì lẽ đó, trong khoảng thời gian từ 1961- 1969, lượng khí thải CO2 của quốc gia này vượt cả Trung Quốc và đứng đầu châu Á (lượng khí CO2 của Nhật Bản trong năm 1969 là 763,470 nghìn tấn).

Tuy nhiên, Là nước phụ thuộc gần như hoàn toàn vào dầu lửa nhập khẩu (mà giá dầu lại tăng vọt) và nhu cầu nước ngoài (mà thị trường nước ngoài cũng bị khủng hoảng), nên cuộc khủng hoảng 1973-1975 đã làm kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng đình lạm sâu sắc. Mức độ khủng hoảng (căn cứ vào tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và sản lượng công nghiệp) của Nhật Bản nghiêm trọng nhất trong các nước công nghiệp phát triển và nghiêm trọng hơn cả hồi Đại khủng hoảng. Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như đóng tàu, luyện thép, hóa dầu, dệt, gia công kim loại bị khủng hoảng nặng nề.

Tác động nghiêm trọng của cú sốc dầu lửa 1973-1975 đã khiến Nhật Bản phải tích cực triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ.Trong khu vực chế tạo, giảm tỷ trọng của các ngành dùng nhiều năng lượng, tăng tỷ trọng của các ngành có hàm lượng tri thức cao (như sản xuất máy tính, máy bay, người máy công nghiệp, mạch tổ hợp,…), các ngành sản xuất theo mốt (quần áo chất lượng cao, đồ điện dân dụng, thiết bị nghe nhìn,…) và công nghiệp thông tin. Nhật Bản nhấn mạnh hơn nữa nghiên cứu khoa học cơ bản để có thể chuyển sang các ngành kinh tế mới.

Theo đó, lượng khí thải CO2 của Nhật Bản sau giai đoạn này cũng đã có dấu hiệu chững lại cũng có dấu hiệu chững lại trong khoảng 10 năm và tăng với tốc độ chậm hơn trong những năm sau đó. Tuy nhiên cho đến năm 2019, lượng khí thải CO2 của Nhật Bản là 1,198,546 nghìn tấn; đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng.

Nhìn chung, trong tình hình thực tế hiện nay, các nước châu Á nói chung và các nước ASEAN cùng Việt Nam nói riêng cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để giảm lượng khi thải CO2 và bảo vệ môi trường chung trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.

Chia sẻ bài viết

Page load link

Ở Hoa Kỳ, hầu hết khí thải của khí nhà kính do con người (nhân tạo) (GHG) gây ra chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, khí đốt tự nhiên và dầu khí để sử dụng năng lượng.Tăng trưởng kinh tế (với biến động ngắn hạn về tốc độ tăng trưởng) và mô hình thời tiết ảnh hưởng đến nhu cầu sưởi ấm và làm mát là những yếu tố chính thúc đẩy lượng năng lượng tiêu thụ.Giá năng lượng và chính sách của chính phủ cũng có thể ảnh hưởng đến các nguồn hoặc loại năng lượng tiêu thụ.

Nguồn ước tính phát thải GHG

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) công bố các ước tính cho tổng lượng khí thải nhà kính của Hoa Kỳ để đáp ứng các cam kết hàng năm của Hoa Kỳ theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) .1 Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) công bố ước tính cho carbon liên quan đến năng lượng-Dioxide (CO2) Phát thải (khí thải do chuyển đổi nguồn năng lượng/nhiên liệu thành năng lượng) theo nguồn nhiên liệu và theo lĩnh vực tiêu thụ nhiên liệu theo tháng và năm.2

Khí cacbonic

Năm 2020, lượng khí thải CO2 chiếm khoảng 79% tổng lượng phát thải GHG nhân tạo của Hoa Kỳ (dựa trên tiềm năng nóng lên toàn cầu 100 năm).Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (đốt) cho năng lượng chiếm 73% tổng lượng khí thải GHG của Hoa Kỳ và cho 92% tổng lượng khí thải CO2 của Hoa Kỳ.Phát thải CO2 từ các nguồn và hoạt động gây bệnh khác là khoảng 6% tổng lượng phát thải GHG và 8% tổng lượng phát thải CO2.

  • Khí mê -tan (CH4), xuất phát từ các bãi rác, mỏ than, nông nghiệp, và các hoạt động của dầu và khí đốt tự nhiên
  • Oxit nitơ (N22O), xuất phát từ việc sử dụng phân bón nitơ và một số quy trình quản lý công nghiệp và chất thải và đốt nhiên liệu hóa thạch
  • Khí tiềm năng nóng lên toàn cầu (GWP) cao, là khí công nghiệp do con người tạo ra
    • Hydrofluorocarbons (HFCS)
    • Perfluorocarbons (PFCS)
    • Lưu huỳnh Hexafluoride (SF6)
    • Nitơ trifluoride (NF3)

Phát thải kết hợp của các loại khí nhà kính khác này chiếm khoảng 21% tổng lượng phát thải GHG nhân tạo của Hoa Kỳ vào năm 2020.

Năm 2020, nhiên liệu hóa thạch là nguồn gốc của khoảng 73% tổng lượng khí thải nhà kính do con người (nhân tạo) gây ra.

Kết nối năng lượng

Nhiên liệu hóa thạch bao gồm chủ yếu là carbon và hydro.Khi nhiên liệu hóa thạch được đốt cháy (đốt cháy), oxy kết hợp với carbon để tạo thành CO2 và với hydro để tạo thành nước (H2O).Những phản ứng này giải phóng nhiệt, mà chúng ta sử dụng cho năng lượng.Lượng CO2 được sản xuất (phát ra) phụ thuộc vào hàm lượng carbon của nhiên liệu và lượng nhiệt được tạo ra phụ thuộc vào hàm lượng carbon và hydro.Bởi vì khí tự nhiên, chủ yếu là CH4, có hàm lượng hydro cao, quá trình đốt cháy khí tự nhiên tạo ra ít CO2 hơn cho cùng một lượng nhiệt được tạo ra từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch khác.Ví dụ, với cùng một lượng năng lượng được sản xuất, việc đốt khí tự nhiên tạo ra khoảng một nửa lượng CO2 được sản xuất bằng cách đốt than.

Khoảng một nửa lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng Hoa Kỳ là từ việc sử dụng dầu mỏ vào năm 2021

Năm 2021, dầu mỏ chiếm khoảng 36% mức tiêu thụ năng lượng của Hoa Kỳ nhưng dầu mỏ là nguồn gốc của 46% tổng lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng hàng năm của Hoa Kỳ.Khí tự nhiên cũng cung cấp khoảng 32% năng lượng của Hoa Kỳ và chiếm 34% tổng lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng hàng năm.Than là nguồn gốc của khoảng 12% sử dụng năng lượng của Hoa Kỳ và khoảng 21% tổng lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng hàng năm.

Ngành vận tải chiếm tỷ lệ lớn nhất của khí thải CO2 liên quan đến năng lượng Hoa Kỳ

Tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch chiếm phần lớn khí thải CO2 của các lĩnh vực tiêu thụ năng lượng chính: thương mại, công nghiệp, dân cư, vận chuyển và năng lượng điện.Mặc dù lĩnh vực công nghiệp là sử dụng cuối cùng lớn nhất (bao gồm sử dụng năng lượng chính trực tiếp và mua điện từ lĩnh vực năng lượng điện), ngành tiêu thụ năng lượng vào năm 2021, lĩnh vực vận tải phát ra nhiều CO2 hơn vì sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhiên liệu dầu mỏ.

Phát thải của ngành năng lượng điện có thể được phân bổ cho từng lĩnh vực sử dụng cuối năng lượng theo từng khu vực sử dụng cuối cùng của tổng doanh số bán điện bán lẻ điện hàng năm.Ngay cả khi các khí thải điện này được phân bổ cho từng lĩnh vực, lĩnh vực vận chuyển chiếm tỷ lệ lớn nhất của khí thải CO2 sử dụng cuối năng lượng của Hoa Kỳ vào năm 2021.

Khí tự nhiên là nguồn phát thải CO2 của ngành công nghiệp lớn nhất vào năm 2021, tiếp theo là khí thải liên quan đến ngành của ngành, và sau đó là tiêu thụ dầu mỏ và than.Hầu hết các phát thải CO2 liên quan đến việc sử dụng năng lượng của khu dân cư và thương mại có thể được quy cho phát thải điện liên quan của chúng.

Than là nguồn phát thải CO2 thống trị liên quan đến sản xuất điện

Năm 2021, ngành năng lượng điện chiếm khoảng 38% tổng mức tiêu thụ năng lượng chính của Hoa Kỳ và trong khoảng 32% tổng lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng Hoa Kỳ.Than chiếm 59% và khí đốt tự nhiên cho 40% lượng khí thải CO2 của ngành điện.Phát thải từ đốt nhiên liệu dầu mỏ và chất thải không sinh học (chủ yếu là nhựa) trong các nhà máy điện chất thải và năng lượng từ một số loại nhà máy điện địa nhiệt chiếm khoảng 2% lượng khí thải CO2 của ngành điện.

Cập nhật lần cuối: 24 tháng 6 năm 2022, với dữ liệu từ các nguồn như đã chỉ ra.

Nguồn phát thải CO2 chính là gì?

Các hoạt động của con người như đốt dầu, than và khí đốt, cũng như nạn phá rừng là nguyên nhân chính gây tăng nồng độ carbon dioxide trong khí quyển. are the primary cause of the increased carbon dioxide concentrations in the atmosphere.

4 nguồn phát thải CO2 hàng đầu là gì?

Khí thải của CO2 phát sinh từ một số nguồn, chủ yếu là đốt nhiên liệu hóa thạch trong các lĩnh vực sản xuất điện, công nghiệp, dân cư và vận tải.fossil fuel combustion in the power generation, industrial, residential and transport sectors.

Nguồn phát thải CO2 lớn nhất là gì?

Phát thải toàn cầu bằng khí carbon dioxide (CO2): Sử dụng nhiên liệu hóa thạch là nguồn CO2 chính.2): Fossil fuel use is the primary source of CO2.

3 nguồn phát thải carbon dioxide chính hàng đầu ở Mỹ là gì?

Ở Hoa Kỳ, hầu hết khí thải của khí nhà kính do con người (nhân tạo) (GHG) gây ra chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, khí đốt tự nhiên và dầu khí để sử dụng năng lượng.coal, natural gas, and petroleum—for energy use.