Người vận chuyển hóa chất cần tập huấn những gì năm 2024

Yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện đường bộ là gi? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện đường bộ là gi?

Theo Điều 8 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ như sau:

- Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định.

- Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định.

2. Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện đường bộ

Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện đường bộ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.

- Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau của phương tiện.

- Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Việc làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và ở nơi quy định.

(Điều 9 Nghị định 42/2020/NĐ-CP)

3. Quy định về xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi như thế nào?

- Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hóa nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.

- Việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt.

-Trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.

- Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác theo đúng quy trình quy định.

(Điều 10 Nghị định 42/2020/NĐ-CP)

4. Có được chở xăng, dầu qua công trình hầm, phà không?

Tại Điều 11 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất dễ cháy, nổ qua công trình hầm, phà như sau:

- Không được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100m trở lên.

- Không được vận chuyển đồng thời người (người tham gia giao thông hoặc hành khách) cùng phương tiện (đã được cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm) đang thực hiện vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác trên cùng một chuyến phà.

- Các loại hàng hóa nguy hiểm do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng những quy chế, biện pháp đặc biệt đối với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trong các trường hợp sau thì không phải áp dụng các yêu cầu nêu tại mục này:

+ Hàng hóa phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa;

+ Hàng hóa quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế không ký kết điều ước quốc tế liên quan tới Việt Nam.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Tại sao phải huấn luyện an toàn hóa chất?

Người vận chuyển hóa chất cần tập huấn những gì năm 2024

Hiện nay, có rất nhiều hóa chất được sử dụng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Những hóa chất này dù là tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp nếu không cẩn thận có thể gây bỏng da, bỏng mắt, nếu nhiễm độc từ từ, lượng chất độc vượt quá khả năng tự đào thải của cơ thể sẽ dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp, chức năng gan, viêm, thoái hóa da, thậm chí là gây ung thư và nó cũng là nguồn gây ra cháy nổ vô cùng nguy hiểm. Vì thế, tuân thủ theo các nguyên tắc an toàn khi làm việc với hóa chất chính là biện pháp bảo vệ cho mình và những người xung quanh. Chính vì vậy, việc huấn luyện an toàn hóa chất là một trong những vấn đề quan trọng cần được quan tâm và chú trọng.

Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì người tham gia lao động liên quan đến hóa chất phải được kiểm soát nghiêm ngặt về an toàn lao động. Do đó, để giảm thiểu các tai nạn nghề nghiệp, các doanh nghiệp nói chung và từng cá nhân người lao động nói riêng cần tham gia khóa học huấn luyện an toàn hóa chất để cập nhật kiến thức an toàn cho người lao động và người quản lý trực tiếp hóa chất.

Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất

Tại Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động nêu rõ các công việc: trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất bắt buộc phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

Theo Điều 31, Nghị định 113/2017/NĐ-CP

  1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất hoặc cử các đối tượng được quy định tại Điều 32 của Nghị định này tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất, định kỳ 02 năm một lần.
  2. Hoạt động huấn luyện an toàn hóa chất có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định.
  3. Người đã được huấn luyện phải được huấn luyện lại trong các trường hợp sau đây: Khi có sự thay đổi chủng loại hóa chất, công nghệ, cơ sở vật chất, phương án sản xuất liên quan đến vị trí làm việc; khi người đã được huấn luyện thay đổi vị trí làm việc; sau 02 lần kiểm tra người đã được huấn luyện không đạt yêu cầu; khi hết thời hạn 02 năm từ kể từ lần huấn luyện trước.

Người vận chuyển hóa chất cần tập huấn những gì năm 2024

Lớp huấn luyện an toàn lao động được tổ chức tại SMTEST III

Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất

Theo Điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP:

  1. Nhóm 1, bao gồm:
  2. Người đứng đầu đơn vị, cơ sở kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc, người phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật, quản đốc phân xưởng hoặc tương đương. Ví dụ: Giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh hóa chất, trưởng phòng thí nghiệm,…
  3. Cấp phó của người đứng đầu theo định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất. Ví dụ: Phó Giám đốc, phó Trưởng phòng kinh doanh hóa chất, phó trưởng phòng thí nghiệm,…
  4. Nhóm 2, bao gồm:
  5. Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở.
  6. Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
  7. Nhóm 3, bao gồm những người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất. Ví dụ: công nhân pha chế, công nhân trực tiếp tại kho chứa hóa chất, …

Nội dung, người huấn luyện, thời gian huấn luyện an toàn hóa chất

Theo Điều 33, Nghị định 113/2017/NĐ-CP

  1. Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.
  2. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 1
  3. Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
  4. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
  5. Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.
  6. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 2
  7. Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
  8. Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;
  9. Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
  10. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
  11. Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
  12. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 3
  13. Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
  14. Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
  15. Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
  16. Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
  17. Quy định đối với người huấn luyện an toàn hóa chất Người huấn luyện an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.