Người thầy giáo đầu tiên của nước ta là ai

Câu 1. Ai là phụ nữ Việt đầu tiên được phong quan tước làm nghề dạy học?

  • Nguyễn Thị Du
  • Nguyễn Thị Lộ
  • Nguyễn Thị Duệ
  • Phan Phu Tiên

Nguyễn Thị Lộ là phụ nữ Việt đầu tiên được phong quan tước với chức Lễ nghi nữ học sĩ, chuyên lo việc dạy học trong cung vua. Bà dạy cả về chữ viết lẫn cách ứng xử.Theo sách Những người thầy trong sử Việt, bà chính là nữ nhà giáo đầu tiên của nước ta.

Câu 2. Nữ học sĩ Nguyễn Thị Lộ sống dưới triều đại nào?

  • Trần
  • Hậu Lê
  • Mạc

Lễ nghi nữ học sĩ Nguyễn Thị Lộ (?-1442) sống vào thời Hậu Lê trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Câu 3. Bà Nguyễn Thị Lộ được phong Lễ nghi nữ học sĩ để dạy học cho ai?

  • Hoàng tử
  • Công chúa
  • Cung nữ
  • Học trò Quốc Tử Giám

Dưới thời vua Lê Thái Tông, bà được phong làm Lễ nghi nữ học sĩ để dạy học cho các cung nữ trong cung. Ở vị trí này, bà đã khẳng định được vai trò của một nhà sư phạm, có những cống hiến cụ thể cho nền giáo dục nước nhà.

Câu 4. Bà Nguyễn Thị Lộ quê ở đâu?

  • Bắc Ninh
  • Thái Bình
  • Nam Định
  • Hà Nam

Bà quê ở xãTân Lễ, huyệnHưng Hà, tỉnhThái Bình ngày nay. Cha bà là Nguyễn Mỗ, làm nghề thầy thuốc. Nhờ tư chất thông minh, lại được cha cho đi học, bà sớm thông hiểu các kinh sách, biết làm thơ. Bà còn nổi tiếng là người xinh đẹp.

Câu 5. Sinh thời, Nguyễn Thị Lộ là vợ của danh nhân nổi tiếng nào sau đây?

  • Nguyễn Trãi
  • Lê Văn An
  • Nguyễn Phi Khanh
  • Trần Quý Khoáng

Bà Nguyễn Thị Lộ là vợ tài hiền của Nguyễn Trãi. Hai người quen nhau khi bà từ Thái Bình lên kinh thành Thăng Long bán chiếu.

Câu 6. Nữ nhà giáo nào trong lịch sử nước ta từng thi đỗ tiến sĩ?

  • Nguyễn Thị Ngọc Dao
  • Nguyễn Thị Bích Châu
  • Nguyễn Thị Duệ
  • Đoàn Thị Điểm

Nguyễn Thị Duệ (1574-1654) là nữ tiến sĩ nổi tiếng trong lịch sử phong kiến. Dưới thời nhà Mạc, bà đã đóng giả thành nam để được đi thi và đỗ đầu khoa thi Hội.

Câu 7. Bà Nguyễn Thị Duệ đã dạy học ở đâu?

  • Cung vua Mạc
  • Cung vua Lê
  • Phủ chúa Trịnh
  • Cả 3 nơi trên

Cảm phục tài năng của bà, vua Mạc không những không trách tội mà còn phong làm Tinh phi. Sau khi nhà Mạc sụp đổ, bà được chúa Trịnh mời vào dạy học trong phủ chúa.

Câu 8. Nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ quê ở đâu?

  • Bắc Ninh
  • Thái Bình
  • Hải Dương
  • Hà Tây

Bà Nguyễn Thị Duệ vốn người làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, Hải Dương ngày nay.Khi còn làm việc quan, bà rất quan tâm thi cử, bồi dưỡng nhân tài. Phần lớn ở các kỳthi Đình, thi Hội, tất cả bài vở đều qua tay bà chấm, chọn.

Câu 9. Bà Nguyễn Thị Duệ lấy tên là gì khi cải trang thành nam giới đi thi?

  • Nguyễn Văn An
  • Nguyễn Văn Dũng
  • Nguyễn Văn Duy
  • Nguyễn Văn Du

Năm 1594, nghe tin nhà Mạc mở kỳ thi Hội để tuyển chọn người tài, bà Nguyễn Thị Duệ đã cải trang thành nam giới và lấy tên là Nguyễn Văn Du để đi thi. Khi vua tổ chức chiêu đãi các tân khoa, thấy bà mảnh khảnh, thục nữ nghi ngờ nên tra hỏi mới biết cải trang thành nam nhi.

Kỳ thi 'Minh kinh bác học' đầu tiên của nước Đại Việt Năm 1075, vua Lý Nhân Tông lần đầu tiên cho tuyển chọn quan lại thông qua kỳ thi nhằm tìm ra người có tài phục vụ đất nước.

Thầy giáo nào khóc đến mù mắt vì thương mẹ?

Ông là thầy giáo, nhà thơ, thầy thuốc, nhà yêu nước nổi tiếng của dân tộc. Ông cũng là người con nổi tiếng có hiếu, khóc đến mù mắt vì thương mẹ.

18:50 15/11/2017

Thầy giáo duy nhất trong sử Việt được suy tôn là nhà bác học?​

Nước ta từng xuất hiện nhiều thầy giáo kiệt xuất. Họ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn hết lòng vì nước, vì dân.

18:15 17/11/2017




Video liên quan

Chủ đề