Người không biết lắng nghe là gì

Để hiểu rõ hơn về câu hỏi "Như thế nào được gọi là lắng nghe?", các bạn cần thử: nhắm mắt lại 1 phút. Bạn nghe được những gì? Những gì bạn nghe được gọi là nghe thấy. Nghe thấy là một quá trình sóng âm đập vào màng nhĩ và truyền lên não. Nghe thấy là một quá trình hoàn toàn tự nhiên, bẩm sinh đã có. Lúc ngủ, quá trình này vẫn xảy ra bình thường.

Bây giờ, các bạn cùng thử bài tập thứ hai: nhắm mắt lại và cố gắng nghe xem những người phòng bên nói gì? Đây chính là quá trình lắng nghe. Qúa trình này nối tiếp quá trình nghe thấy. Qúa trình này nó biến đổi sóng âm thành ngữ nghĩa. Không chỉ vậy, quá trình này cần có sự tập trung và chú ý rất cao. Vì vậy, lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thành ngữ nghĩa.

Người không biết lắng nghe là gì
Như thế nào được gọi là lắng nghe?

Lắng nghe là gì?

Dân gian có câu: Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để lắng nghe. Có miệng không có nghĩa là biết nói, có mắt không có nghĩa là biết đọc. Có tay chưa chắc đã biết viết. Vì vậy, có tai càng không có nghĩa là biết lắng nghe. Ngay từ nhỏ, ta đã được học nói, học viết, học đọc rất nhiều. Vậy lắng nghe được học từ đâu và ai dạy? Một kỹ năng vô cùng quan trọng, nó chiếm 53% thời gian giao tiếp nhưng lại không được học và cũng không có lớp nào dạy. Từ thời bé, hầu như tất cả mọi người đều được dạy cách ăn nói, cách học cũng như dạy viết. Nhưng lắng nghe chỉ có vài ba câu: con phải biết vâng lời bố mẹ! Con có nghe không? Nhưng cách để nghe hiệu quả thì không ai dạy .

Thiên nhiên đã ban cho ta hai tai nhưng chỉ dùng cho việc lắng nghe. Nhưng chỉ có một cái miệng, chắc hẳn là khuyên chúng ta nên nói ít lại và lắng nghe nhiều hơn. Khi có kỹ năng lắng nghe tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc, cuộc sống gia đình cũng như giải quyết được những xung đột dễ dàng hơn.

Có câu: Nói là gieo, nghe là gặt. Nhưng điều đáng buồn là ta dùng hơn một nửa thời gian để lắng nghe nhưng hiệu quả chỉ đạt khoảng 25 – 30%. Còn khoảng 75% tiềm năng chưa ai khai thác. Nếu là một nhà đầu tư tốt thì hãy đầu tư vào 75% đó.

Điều gì làm cho chúng ta nghe không hiệu quả ?

Thứ nhất, thái độ lắng nghe chưa tốt : Các bạn rất hay ngộ nhận là đã biết điều này không cần nghe chi nữa, hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi nhắc lại thì không nhớ. Điều tệ hại hơn cả là chỉ tập trung vào điều sai của đối phương mà không tập trung vào nội dung

Thứ hai, không chuẩn bị : Để nói ra một vấn đề nào ta cần chuẩn bị thật kỹ trước khi nói, đoán trước những phương án có thể xảy ra.Nhưng trong giao tiếp chúng ta chưa bao giờ chuẩn bị cho sự lắng nghe. Không chuẩn bị đồng nghĩa với thất bại. Đó chính là nguyên nhân nghe kém hiệu quả.

Người không biết lắng nghe là gì
Nói ít lại và lắng nghe nhiều hơn

Lắng nghe như thế nào cho đúng?

Cuộc hành trình ngàn dặm luôn bắt đầu từ một bước nhỏ. Để nghe hiệu quả, bước đầu tiên bạn cần thay đổi một số thói quen nhỏ:

Đầu tiên, thay đổi thái độ : Muốn lắng nghe hiệu quả cũng như người lắng nghe tốt thì đầu tiên phải “muốn”. Nếu các bạn không muốn lắng nghe thì mọi điều khác đều vô nghĩa.

Thứ hai, thay đổi cử chỉ : thay vì lơ đãng, không tập trung vào cuộc trò chuyện thì hãy nhìn vào người nói để thể hiện sự mong muốn được lắng nghe những điều họ chia sẽ. Ngoài ra, cần có những cử chỉ thể hiện sự đồng ý như gật đầu hay mỉm cười, hào hứng khi nghe câu chuyện. Những hành động này tuy nhỏ nhưng thể hiện sự tôn trọng người khác..

Thứ ba, thay đổi lời nói: thay vì ngồi im lặng thì các bạn hãy thể hiện mình là người biết nói, biết lắng nghe. Các bạn cần đáp lại những câu chuyện mà họ kể thông qua các từ khen như : ô, tuyệt quá, hay quá… Khi đó, họ sẽ cảm thấy bạn có thành ý và quan tâm đến câu chuyện mà họ nói. Từ đó thường xuyên chia sẻ thông tin với bạn. Lắng nghe không hề đơn giản phải không? Hãy luyện tập ngay từ bây giờ.

Qua bài viết Như thế nào được gọi là lắng nghe? hy vọng các bạn đã nắm được các bí quyết giúp lắng nghe hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!

Rất nhiều rắc rối và thất bại xảy đến trong đời ta chỉ bởi ta lắng nghe quá ít còn nói thì quá nhiều.

Trở thành người biết lắng nghe là một trong những kĩ năng sống quan trọng nhất cũng như có ảnh hưởng lớn nhất mà bất cứ ai cũng có khả năng sở hữu được. Tại sao tất cả chúng ta lại không có chứ?

Thực tế thì có rất ít người thực sự sở hữu kĩ năng đó, và hầu hết họ là những người đạt được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ai trong chúng ta cũng muốn được vậy, tuy nhiên đa số chúng ta có lẽ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc làm người nghe giỏi bởi vậy chẳng mấy ai tìm đến và dạy chúng ta cách lắng nghe, và cũng chẳng mấy ai tìm học.

Trái lại hầu hết ta lại học cách nói giỏi trước khi nghe giỏi và đọc giỏi. Hãy nghĩ mà xem, tất cả giá trị con người bạn nằm trong bộ não của bạn, đó là một kho tàng kiến thức. Giá trị nằm ở những gì bạn nói ra, viết ra và hành động thể hiện ra, những chất lượng đầu ra phụ thuộc phần nhiền vào nguyên liệu đầu vào đó là những gì bạn nghe, bạn đọc. Bạn là tổng hợp của những gì bạn nghe, những gì bạn đọc sau quá trình chọn lọc và tư duy.

Không nhiều người trong chúng ta có được tài năng thiên phú có thể nhìn sự vật hiện tượng mà chỉ bằng tư duy có thể rút ra được những kiến thức cần thiết cho cuộc đời. Chúng ta cũng đâu cần phát minh lại cái bánh xe.
Làm thế nào không có sự tích lũy đủ về lượng mà lại có được sự biến đổi về chất. Làm sao bạn có thể nghĩ mình có giá trị khi bạn nghe không đủ, đọc không đủ, tư duy không đủ; không đủ nhiều hoặc không đủ tốt.

Trong xã hội, chúng ta sống trong xu hướng tham lam được nói hơn là lắng nghe, bởi điều đó thỏa mãn nhu cầu bản năng ẩn sâu trong mỗi chúng là: được thể hiện, được tôn trọng. Tuy nhiên đây chính là vấn đề, bởi chúng ta nghĩ vậy nhưng thực tế không phải vậy, khi ai cũng muốn được gặp người khác trong xã hội và lại luôn miễn cưỡng lắng nghe họ. Các mối quan hệ trở nên ích kỷ.

Người không biết lắng nghe là gì

Giống như hầu hết mọi sai lầm, nó xuất phát từ giáo dục. Nền văn minh của chúng ta có rất nhiều cuốn sách hay về cách nói nhưng buồn thay chưa ai viết cuốn sách nào nói về “Người Nghe”. Trong khi đó có rất nhiều lợi ích của việc lắng nghe trong xã hội.

Người biết lắng nghe sẽ thúc đẩy, động viên những người khác. Chúng ta thường khó hiểu rõ được suy nghĩ của chính mình, những thứ tưởng mình hiểu rõ nhưng đi sâu vào lại không phải. Trong hầu hết trường hợp với mục tiêu nào đó ta không biết trước được khó khăn hay phần thưởng của nó đưa đến. Lúc này khoảng cách giữa thành công và thất bại chỉ là một sự chia sẻ, góc nhìn khác và một lời động viên: hãy tiếp tục thử một lần nữa – của một người biết lắng nghe.

Người biết lắng nghe không tỏ ra giáo điều về đạo đức. Họ luôn tĩnh tâm nên họ hiểu sự điên rồ nhất thời mà ai cũng có, họ cũng hiểu rõ mình không đủ tốt để chê trách hay sợ hãi điều này. Những điều tích cực được đưa đến, những sự đồng cảm mà không làm lay chuyển mạch suy nghĩ của người khác, rất tế nhị. Bởi vậy người lắng nghe luôn là người nhận được nhiều nhất nhận được những điều quý giá nhất bằng sự tin cậy họ mang đến. Người ta luôn lo sợ rằng thất bại nghĩa là sẽ bị bỏ rơi, bị phê phán nhưng lúc này họ không cảm thấy như vậy nữa, thật đơn giản chỉ bằng việc im lặng nghe mà thôi.

Người lắng nghe giỏi luôn tách rời sự bất đồng và chỉ trích. Có một lối suy nghĩ rằng bất đồng đồng nghĩa với thù địch, và đôi khi điều đó đúng. Nhưng người biết lắng nghe luôn cho thấy họ thích bạn những cũng đồng thời có thể không đồng ý với bạn, bởi vậy mọi lúc họ đều mang đến nhiều niềm vui. Những điều họ đang làm rất đơn giản nhưng vô cùng giá trị.

Người không biết lắng nghe là gì

Có những cấp độ lắng nghe khác nhau và không phải bất cứ cuộc trò chuyện nào cũng cần bạn phải lắng nghe ở cấp độ cao nhất.

Thế nhưng nhiều cuộc hội thoại sẽ thành công, giúp ích cho bạn rất nhiều nếu bạn tập trung cao hơn và có kỹ năng nghe tốt hơn. Đây là những cấp độ lắng nghe:

Cấp độ 1: Người nghe tạo ra một vùng an toàn để người nói yên tâm. Những vấn đề phức tạp, khó khăn, chuyện tình cảm đều có thể được mang ra bàn luận.

Cấp độ 2: Người nghe dẹp bỏ mọi thứ gây phiền nhiễu như điện thoại, laptop để tập trung chú ý vào người khác và thiết lập giao tiếp bằng mắt.

Hành động này không chỉ thể hiện bạn là một người biết lắng nghe như thế nào mà nó còn tác động lên chính bạn: điều chỉnh thái độ, tình cảm, sự tập trung… để trở thành một người lắng nghe toàn tâm toàn ý.

Cấp độ 3: Người nghe tìm hiểu bản chất những gì người khác đang nói. Họ nắm bắt ý tưởng, đặt câu hỏi và nhắc lại vấn đề để xác nhận xem họ đã tiếp nhận chính xác thông tin chưa.

Cấp độ 4: Người lắng nghe quan sát ngôn ngữ cơ thể của người nói như: nét mặt, tình trạng đổ mồ hôi, tốc độ thở, cử chỉ, dáng điệu, và rất nhiều tín hiệu tinh tế khác.

Người ta ước tính rằng 80% những gì chúng ta giao tiếp đến từ các tín hiệu này. Nghe có vẻ khá xa lạ với nhiều người nhưng bạn nên lắng nghe bằng đôi mắt cũng tốt như khi bạn lắng nghe bằng đôi tai của mình.

Cấp độ 5: Người nghe ngày càng hiểu cảm xúc của người khác cũng như cảm nhận được các chủ đề trao đổi, họ tiếp nhận mọi ý kiến một cách thấu hiểu, thông cảm và chấp nhận thay vì phán xét những điều đó.

Cấp độ 6: Người nghe đặt câu hỏi nhằm đưa ra một số giả định để người khác nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau. Họ sẽ cố gắng bày tỏ một số ý tưởng của mình về các chủ đề với mong muốn mang đến lợi ích cho người khác. Tuy nhiên, người biết lắng nghe không bao giờ để những suy nghĩ, các vấn đề của họ trở thành chủ đề chính của buổi nói chuyện, khiến người đang cần bày tỏ bị lu mờ trong chính buổi nói chuyện của họ.

Mỗi người, tại mỗi thời điểm phù hợp với một cấp độ nghe khác nhau. Do đó, nếu bạn từng bị chỉ trích khi cố gắng đưa ra giải pháp mà không lắng nghe, có thể là bạn đang thực hiện cấp độ 6 nhưng không thành công và cần thực hiện lại một số cấp độ trước đó, như cấp độ 2 – dọn dẹp những thứ gây phiền nhiễu hay cấp độ 5 – bày tỏ sự thông cảm… Nếu đã thực hiện tốt các cấp độ lắng nghe thấp hơn, lời khuyên của bạn sẽ trở nên chân thành hơn, được đánh giá cao hơn.

Có thể thấy trở thành người biết lắng nghe không những giúp ta trở thành con người tốt hơn chính mình lúc trước mà còn là một người thực sự có giá trị cho xã hội. Có lí do gì ngăn cản bạn ?