Ngôn ngữ máy không dùng để viết chương trình phức tạp

Home » Kiến thức máy tính, Internet » Kiến Thức Chung

Ngôn ngữ lập trình có thể được phân thành 03 loại: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ ngôn ngữ lập trình bậc cao. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi có mấy loại ngôn ngữ lập trình một cách đơn giản và dễ hiểu nhất có thể. Đặt biệt là các bạn học sinh sinh viên đang bắt đầu học về lý thuyết ngôn ngữ lập trình.

Ngôn ngữ máy

  • Ngôn ngữ máy – mã máy (machine language): là ngôn ngữ nền tảng của bộ vi xử lý. Các chương trình được viết trong tất cả các loại ngôn ngữ khác cuối cùng đều được chuyển thành ngôn ngữ máy trước khi chương trình đó được thi hành.
  • Các chỉ thị trong ngôn ngữ máy được biểu diễn dưới dạng mã nhị phân. Đây là ngôn ngữ duy nhất mà bộ vi xử lí có thể nhận biết và thực hiện một cách trực tiếp.

Hợp ngữ

  • Hợp ngữ (assembly language) là một ngôn ngữ lập trình bậc thấp, nó dùng các từ viết tắt trong tiếng Anh để viết chương trình. Ví dụ: Input= nhập; add = phép cộng; sub = phép trừ,.v.v..
  •  Hợp ngữ đã từng được dùng rộng rãi trong tất cả các khía cạnh lập trình, nhưng ngày nay nó có xu hướng chỉ được dùng trong một số lĩnh vực hẹp, chủ yếu để giao tiếp trực tiếp với phần cứng hoặc xử lý các vấn đề liên quan đến tốc độ cao. Điển hình như các trình điều khiển thiết bị, các hệ thống nhúng cấp thấp và các ứng dụng thời gian thực. [Sưu tầm – Wikipedia]
  • Các nhược điểm: Chương trình còn cồng kềnh, phức tạp, khó nhớ , còn phụ thuộc vào loại thiết bị (vi xử lý). Để thiết bị điện tử hiểu và thực thi được chương trình, cần phải có công cụ hợp dịch để dịch từ hợp ngữ ra ngôn ngữ máy.

Ngôn ngữ lập trình bậc cao

  • Ngôn ngữ lập trình bậc cao (High-level programming language) là ngôn ngữ lập trình có hình thức gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào loại thiết bị (loại vi xử lý) cũng như các trình dịch.
  • Một số ngôn ngữ lập trình bậc cao phổ biến hiện nay như: C, C++, Java, Pascal, PHP, Visual Basic.

Ngôn ngữ máy không dùng để viết chương trình phức tạp

Sơ đồ thực hiện chương trình theo ngôn ngữ lập trình

Bổ sung thêm về phân loại ngôn ngữ lập trình

Ngoài ra chúng ta cũng có thể phân loại ngôn ngữ lập trình theo phương pháp xây dựng và thực hiện chương trình như sau:

  • Ngôn ngữ lập trình tuyến tính: Chương trình được thực hiện tuần tự từ đầu đến cuối, lệnh nào viết trước thì thực thi trước, viết sau chạy sau;
  • Ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc: Chương trình chính được chia nhỏ thành các chương trình con, mỗi chương trình con thực hiện một công việc xác định. Chương trình chính sẽ gọi chương trình con theo một giải thuật (quy trình) hoặc một cấu trúc được xác định trong chương trình chính. Các ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc phổ biến là: Pascal và C;
  • Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng: Phương pháp lập trình lấy đối tượng làm nền tảng để xây dựng giải thuật, chương trình. Các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phổ biến: C#, C++, JAVA,…

Trên đây là phần phân loại ngôn ngữ lập trình mà mình tổng hợp được từ rất nhiều nguồn, nội dung mang tính giới thiệu và khái quát, có thể còn khá trừu tượng. Không sao, chúng ta sẽ tìm hiểu trong chuyên đề liên quan đến lập trình website căn bản.. Nếu bạn có điều gì thắc mắc hoặc góp ý, hãy để lại bình luận bên dưới nhé !

Có thể bạn quan tâm:

Dưới đây là một số nội dung liên quan đến lập trình, ngôn ngữ lập trình và mã nguồn. Nếu bạn cũng quan tâm đến những điều này thì xem qua thử nhé !

Các bạn đọc qua đoạn này tí nhé: Hiện tại nếu bạn nào muốn làm một website để kinh doanh hoặc làm blog để viết lách, để kiếm tiền trên Internet thì có thể xem tài liệu hướng dẫn theo link dưới đây. Nó hoàn toàn miễn phí và phù hợp với học sinh sinh viên, không cần biết lập trình cũng làm được !  Link bài học cho các bạn: https://hocban.vn/wordpress/hoc-wordpress/serie-wordpress-co-ban

BÀI TẬP BÀI 1 CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH


• Nội dung chính

- Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh

- Chương trình là bản hướng dẫn cho máy tính thực hiện những nhiệm vụ cụ thể.

1. Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc

   - Khái niệm câu lệnh: là những chỉ dẫn, nhiệm vụ cần được thực hiện được đưa ra để ra lệnh cho máy tính làm việc.

   - Khái niệm chương trình: là một dãy các câu lệnh mà máy tính có thể hiểu để thực hiện theo.

   - Mục đích của việc viết chương trình: chương trình được tạo ra nhằm khai thác tốc độ và khả năng tính toán của máy tính để ứng dụng nó vào các bài toán trong cuộc sống, công việc, học tập. chương trình giúp con người điều khiển máy tính đơn giản và hiệu quả hơn.

   - Máy tính thực hiện các câu lệnh 1 cách tuần tự, từ trên xuống dưới.

Ngôn ngữ máy không dùng để viết chương trình phức tạp

ví dụ: Chương trình Rô-bốt nhặt rác sẽ có thể có cách lệnh được thực hiện từ trên xuống dưới như sau:

   - Tiến 2 bước

   - Quay trái, tiến 1 bước

   - Nhặt rác

   - Quay phải, tiến 3 bước

   - Quay trái tiến 2 bước

   - Bỏ rác vào thùng

2. Chương trình và ngôn ngữ lập trình

- Khái niệm ngôn ngữ máy: là các câu lệnh được tạo nên từ hai số 1 và 0.

- Khái niệm ngôn ngữ lập trình: là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.

- Ý nghĩa của ngôn ngữ lập trình: thay thế cho ngôn ngữ máy, bởi vì ngôn ngữ máy rất khó để sử dụng, ngôn ngữ lập trình thường là các từ có nghĩa, dễ nhớ nên gần gũi với con người hơn.

- Khái niệm chương trình dịch: Ngôn ngữ lập trình chỉ có con người hiểu được, để máy tính hiểu được thì phải dùng ngôn ngữ máy. Chương trình dịch là chương trình chuyển đổi từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.

- 2 bước tạo ra chương trình máy tính:

   + Viết chương trình bằng 1 ngôn ngữ lập trình

   + Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được

- Chương trình soạn thảo và chương trình dịch cùng với các công cụ tìm kiếm, sửa lỗi và thực hiện chương trình thường được kết nạp vào 1 phần mềm, được gọi là môi trường lập trình.

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Chương trình máy tính được theo các bước:

   A. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình

   B. Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy

   C. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình rồi dịch chương trình thành ngôn ngữ máy

   D. Viết chương trình trên giấy rồi gõ vào máy tính

Hiển thị đáp án

   Chương trình máy tính được tạo ra gồm:

   + Bước 1: Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình

   + Bước 2: Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy

   Đáp án: C

Câu 2: Tại sao cần viết chương trình?

   A. viết chương trình giúp con người

   B. điều khiển máy tính

   C. một cách đơn giản và hiệu quả hơn

   D. Cả A, B và C

Hiển thị đáp án

    Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể. Viết chương trình giúp con người điều khiển máy tính đơn giản và hiệu quả hơn.

   Đáp án: D

Câu 3: Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc như thế nào?

   A. thông qua một từ khóa

   B. thông qua các tên

   C. thông qua các lệnh

   D. thông qua một hằng

Hiển thị đáp án

   Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh. Máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh đó từ trên xuống dưới.

   Đáp án: C

Câu 4: Viết chương trình là:

   A. hướng dẫn máy tính

   B. thực hiện các công việc

   C. hay giải một bài toán cụ thể

   D. Cả A, B và C

Hiển thị đáp án

    Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể. Viết chương trình giúp con người điều khiển máy tính đơn giản và hiệu quả hơn.

   Đáp án: D

Câu 5: Theo em hiểu viết chương trình là :

   A. Tạo ra các câu lệnh được sắp xếp theo một trình tự nào đó

   B. Viết ra một đoạn văn bản được sắp xếp theo chương trình

   C. Viết ra các câu lệnh mà em đã được học

   D. Tạo ra các câu lệnh để điều khiển Robot

Hiển thị đáp án

    Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể, thông qua các câu lệnh được sắp xếp theo một trình tự nào đó để máy tính hiểu và thực hiện được.

   Đáp án: A

Câu 6: Ngôn ngữ lập trình là:

   A. ngôn ngữ dùng để viết một chương trình máy tính

   B. ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính

   C. các dãy bit (dãy các số chỉ gồm 0 và 1)

   D. chương trình dịch

Hiển thị đáp án

    Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính giúp máy tính hiểu và thực hiện.

   Đáp án: B

Câu 7: Môi trường lập trình gồm:

   A. chương trình soạn thảo

   B. chương trình dịch

   C. các công cụ trợ giúp tìm kiếm, sửa lỗi…

   D. Cả A, B và C

Hiển thị đáp án

    Chương trình soạn thảo và chương trình dịch cùng với các công cụ tìm kiếm, sửa lỗi và thực hiện chương trình thường được kết hợp vào 1 phần mềm, được gọi là môi trường lập trình.

   Đáp án: D

Câu 8: Ngôn ngữ được sử dụng để viết chương trình là:

   A. Ngôn ngữ lập trình

   B. Ngôn ngữ máy

   C. Ngôn ngữ tự nhiên

   D. Ngôn ngữ tiếng Việt

Hiển thị đáp án

    ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính. Nó thay thế cho ngôn ngữ máy và thường là các từ có nghĩa, dễ nhớ nên gần gũi với con người hơn.

   Đáp án: A

Câu 9: Chương trình dịch dùng để:

   A. Dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy

   B. Dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ tự nhiên

   C. Dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình

   D. Dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ tự nhiên

Hiển thị đáp án

   Chương trình dịch giúp người lập trình có thể lập trình trên một ngôn ngữ lập trình và chuyển nó sang ngôn ngữ máy giúp máy tính hiểu và thực hiện được yêu cầu người lập trình.

   Đáp án: A

Câu 10: Ngôn ngữ lập máy là:

   A. ngôn ngữ dùng để viết một chương trình máy tính

   B. ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính

   C. các câu lệnh được tạo ra từ hai số 1 và 0

   D. chương trình dịch

Hiển thị đáp án

    ngôn ngữ máy là các câu lệnh được tạo nên từ hai số 1 và 0.

   Đáp án: C