Ngày giỗ có nên đốt vàng mã không

Sống hiếu thảo với ông bà cha mẹ, với tổ tiên là tốt. Nhưng đã là Phật tử thì chúng ta nên biết đốt vàng mã thực sự không có lợi ích! Chúng ta biết nó không có lợi ích nhưng do tập tục, ta đốt một tí cũng không sao. Đừng lạm dụng nó, đừng hiểu sai về nó là được, rồi dần tiến tới việc từ bỏ nó.

Những ngày lễ Tết không chỉ là khoảng thời gian gia đình được quây quần, sum họp sau một năm làm việc vất vả mà còn là dịp con cháu được báo hiếu gia tiên, tiên tổ, mong muốn những người đã khuất được về ăn Tết, đón mừng năm mới. Vào ngày 30 Tết, cả gia đình sẽ làm lễ cúng tất niên mời gia tiên về nhà ba ngày đón Tết cùng con cháu. Đến ngày mùng Ba, gia đình sẽ làm lễ hóa vàng để tiễn các cụ lại trở về nơi “âm cảnh”. Tuy nhiên tục lệ đốt vàng mã cho gia tiên dưới “suối vàng” được sử dụng có phải là cách báo hiếu đúng đắn không? Liệu người đã khuất có nhận được đồ chúng ta “gửi” hay không? Hãy cùng tìm hiểu về tục đốt vàng mã.

Nguồn gốc của Tục đốt vàng mã?

Thật ra tục lệ đốt vàng mã đã có từ lâu đời, đã bén rễ và ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam nên rất khó từ bỏ trong một sớm một chiều. Một số người cho đó là một trong những nét đẹp văn hoá của phong tục thờ cúng tổ tiên. Nhưng việc này cần nên xét lại, có thể chỉ vì không biết rõ nguồn gốc nên cứ theo tục “trước làm sao nay làm vậy”. Vậy chúng ta cũng nên tìm hiểu nguồn gốc của nó để thấy rõ đó là một thói tục mê tín cần loại bỏ trong sinh hoạt đời sống tâm linh của người Việt.

Từ xa xưa, người dân Việt Nam quan niệm, sau khi qua đời, con người sẽ sang một thế giới khác và có những nhu cầu giống như khi ở dương thế. Vì vậy, nhiều gia đình mua sắm, đốt vàng mã nhân ngày giỗ hoặc các dịp lễ quan trọng như Rằm tháng Bảy, Tết Nguyên đán… để người đã qua đời sử dụng ở cõi âm. Ngoài ra, khi đi lễ ở các đền chùa, người dân cũng đốt vàng mã.

Tục đốt vàng mã không phải là quan niệm của đạo Phật. Theo các nhà nghiên cứu Phật giáo thì tục đốt, rải vàng mã của người Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cụ thể, theo Hòa thượng Tố Liên, trong kinh Dịch nhà Nho có viết về tục chôn người chết của người Trung Quốc về đời thượng cổ. Một khi có người chết cứ để thế đem chôn, không quan không ván, lại cũng không khanh phần mộ chí chi cả. Đến đời vua Hoàng Đế (267 trước Tây lịch) cho rằng, con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong việc mai táng cẩu thả như thế là thiếu bổn phận, mới sai ông Xích Xương sáng chế ra quan tài, quách để chôn cất người chết.

Trải qua các triều đại, việc chôn cất và mai táng người chết tiếp tục có nhiều thay đổi. Đáng chú ý là đời nhà Chu (1.122 trước Tây lịch) có một quy định khi họ chết đi thì tất cả những vật dụng quý giá của họ khi còn sống kể cả thê thiếp, thuộc hạ được sủng ái cũng đều phải chôn theo.

Về sau, tục lệ chôn sống thê thiếp, người hầu kẻ hạ cùng với người chết được bãi bỏ và được thay thế bằng Sô linh (người bện bằng cỏ). Đến năm Nguyên Hưng nguyên niên (105) đời Hán Hoa, ông Thái Lĩnh tìm ra được cách làm giấy bằng vỏ cây dó, giẻ rách… Bắt đầu từ khi có giấy, ông Vương Dũ nghĩ đến việc biến chế vàng bạc, áo quần… bằng giấy thay cho đồ thật để đốt đi khi tang ma, tế lễ.

Ngoài ra có quan niệm phải bỏ tiền bạc thật vào trong áo quan để vua tiêu dùng sau khi băng hà. Sau đó quan bắt chước vua và rồi dân bắt chước quan. Ai cũng chôn tiền thật theo người chết. Bọn trộm cướp biết vậy nên đào trộm mồ những người giầu có, như mộ vua Hán Văn Đế bị quân trộm khai quật lấy hết vàng bạc châu báu. Về sau từ quan đến dân thấy việc chôn tiền bạc thật quá tốn kém nên mới nảy sinh ra dùng giấy cắt ra làm tiền giả, vàng giả để thay thế. Dần dà người dân bắt chước và trở thành tập tục. Đến năm Khai Nguyên thứ 26 ( 738 DL), vua Đường Huyền Tông ra sắc dụ cho phép dùng tiền giấy thay cho tiền thật trong việc cúng tế cầu siêu. Việc sử dụng vàng mã chính thức bắt đầu từ đấy và sau đó du nhập qua Việt Nam theo dấu chân những người Trung Hoa đi chinh chiến.

Đốt vàng mã có lợi ích gì cho người chết không?

Hiện nay, trong việc cúng lễ của nhiều gia đình, chúng ta thấy có hình nhân thế mạng, vàng mã. Số tiền mua sắm vàng mã để hóa, đốt có thể lên đến hàng chục hoặc trăm triệu với các sản phẩm đa dạng như: ô tô, nhà cửa, máy bay, điện thoại,…

Tại Hoa Kỳ, thật không ngờ thói tục này vẫn được thực hiện ở nơi được gọi là văn minh tiên tiến trên thế giới. Sau khi tìm hiểu, chúng tôi được cho biết là ngay trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ và một vài nước khác trên thế giới, vẫn còn việc đốt sớ và vàng mã cho những người đã khuất nhân dịp họ cúng giỗ và cầu siêu tại gia đình hay tại một số chùa.

Đối với việc đốt vàng mã, một người theo quan điểm của nhà Phật chia sẻ: “Chúng ta sống hiếu thảo với ông bà cha mẹ, với tổ tiên là tốt. Nhưng đã là Phật tử thì chúng ta nên biết đốt vàng mã thực sự không có lợi ích! Chúng ta biết nó không có lợi ích, nhưng do tập tục, ta đốt một tí cũng không sao. Đừng lạm dụng nó, đừng hiểu sai về nó là được, rồi dần tiến tới việc từ bỏ nó”. Bởi lẽ không hề có việc đốt vàng mã cúng tế người chết ghi trong tam tạng kinh điển. Quan điểm của đạo Phật hoàn toàn bác bỏ tục lệ mê tín này

Cách để người mất nhận được hưởng lợi ích là mỗi thành viên trong gia đình nên thực hành theo lời Phật dạy, ví dụ như trong kinh Địa Tạng: không sát sinh cúng tế sẽ được lợi ích. Trong ngày cúng Tất niên, cúng giao thừa, và cúng trong 3 ngày Tết, mỗi nhà nên làm mâm cơm cúng chay, làm phước, cúng dường Tam Bảo và hồi hướng cho ông bà tiên tổ thì các cụ có thể được 1 phần phước báu từ những việc làm ấy.

Trong thế giới quan của Phật giáo thì con người sau khi mất, trừ một số người tu hành giác ngộ hoặc vãng sanh; còn không sẽ luân hồi trong 6 cõi tùy theo nghiệp lực chứ không phải như suy nghĩ của chúng ta là “Trần sao âm vậy”. Chúng ta muốn cúng thí cho người thân đã khuất của mình thì nên theo lời Phật dạy, cúng tế đồ chay tịnh, làm các việc thiện lành(từ thiện .v.v.), cúng dường Tam Bảo v.v. Đây là việc làm lợi ích cho người mất kẻ còn sống được phúc lạc.

tổng hợp

“Chúng ta sống hiếu thảo với tiên tổ, với ông bà cha mẹ là tốt. Nhưng đã là Phật tử thì chúng ta biết đốt vàng, đốt mã thực sự không có lợi ích! Chúng ta biết nó không có lợi ích nhưng do tập tục, ta đốt một tí cũng không sao. Đừng lạm dụng nó, đừng hiểu sai về nó là được”.

>>Kiến thức

Những ngày lễ Tết không chỉ là khoảng thời gian gia đình được quây quần, sum họp sau một năm làm việc vất vả mà còn là dịp con cháu được báo hiếu gia tiên, tiền tổ, mong muốn những người đã khuất được về ăn Tết, đón mừng năm mới. Vào ngày 30 Tết, cả gia đình sẽ làm lễ cúng tất niên mời gia tiên về nhà ba ngày đón Tết cùng con cháu. Đến ngày mùng Ba, gia đình sẽ làm lễ hóa vàng để tiễn các cụ lại trở về nơi “âm cảnh”. Tuy nhiên tục lệ đốt vàng mã cho gia tiên dưới “suối vàng” được sử dụng có phải là cách báo hiếu đúng đắn không? Liệu người đã khuất có nhận được đồ chúng ta “gửi” hay không? Hãy cùng tìm hiểu về tục đốt vàng mã qua lời giảng của Đại đức Thích Trúc Thái Minh:

Tục đốt vàng mã xuất phát từ đâu?

Thời vua chúa xa xưa, khi nhà vua sống thì có kẻ hầu, người hạ; đến lúc vua băng hà thì hoàng hậu, cung phi, mỹ nữ, cho đến tiền của, vàng bạc, châu báu cũng phải chôn theo. Vì họ quan niệm rằng: khi sang thế giới bên kia thì vẫn làm vua và sống một cuộc đời như trên trần thế. Sau này, khi xã hội tiến bộ, văn minh hơn người ta đã nghĩ ra người giả gọi là hình nhân làm bằng giấy, đất sét, các chất bồi lên và ghi tên lên người hình nhân này để thay thế cho người sống. Họ lấy tre, nứa đan thành thỏi vàng, làm vàng bạc châu báu rồi dán giấy vàng lên. Sau đó chôn số vàng bạc giả cùng người hình nhân này theo người chết. Một thời gian sau, họ thấy chôn như vậy không phù hợp thì lại nghĩ ra cách đốt, hóa những hình ảnh tượng trưng được làm bằng giấy. Từ đó tập tục đốt hóa vàng mã đã ra đời.

Quầy bán vàng mã trong ngày cúng ông Công, ông Táo và dịp Tết Nguyên đán.

Đốt vàng mã có lợi ích gì cho người chết không?

Hiện nay, trong việc cúng lễ của nhiều gia đình, chúng ta thấy vừa có hình nhân thế mạng, vừa có vàng mã. Số tiền mua sắm vàng mã để đốt hóa có thể lên đến hàng trăm triệu và đa dạng các sản phẩm như: ô tô, nhà cửa, máy bay, điện thoại,…

Đối với việc đốt vàng mã, Đại đức Thích Trúc Thái Minh giảng giải theo quan điểm của nhà Phật: “Chúng ta sống hiếu thảo với tiên tổ, với ông bà cha mẹ là tốt. Nhưng đã là Phật tử thì chúng ta biết đốt vàng, đốt mã thực sự không có lợi ích! Chúng ta biết nó không có lợi ích nhưng do tập tục, ta đốt một tí cũng không sao. Đừng lạm dụng nó, đừng hiểu sai về nó là được”. Theo lời Đại đức chia sẻ thì cách để người mất nhận được hưởng lợi ích là mỗi thành viên trong gia đình nên thực hành theo lời Phật dạy trong kinh Địa Tạng: không sát sinh cúng tế sẽ được lợi ích. Trong ngày cúng Tất niên, cúng giao thừa, và cúng trong 3 ngày Tết, mỗi nhà nên làm mâm cơm cúng chay, làm phước, cúng dường Tam Bảo và hồi hướng cho ông bà tiên tổ thì các cụ được phước báu từ những việc làm lành thiện ấy.

Như vậy, qua lời Phật dạy, chúng ta thấy rõ mỗi cõi có một cảnh giới riêng, không phải như suy nghĩ của chúng ta là “Trần sao âm vậy”. Chúng ta muốn cúng thí cho thân nhân đã khuất của mình thì nên theo lời Phật dạy, cúng tế đồ chay tịnh, cúng dường Tam Bảo, làm các việc thiện lành, rồi nương nhờ sức từ Tam Bảo hồi hướng cho họ được thọ hưởng. Đây là việc làm lợi ích cho người mất kẻ còn sống được phúc lạc.

Mâm cúng đồ chay tịnh.

Từ lời khai thị trí tuệ của Đức Như Lai qua lời giảng giải của Đại đức Thích Trúc Thái Minh, mong rằng các Phật tử sẽ áp dụng những lời dạy này để làm cho ông bà cho mẹ đã khuất được nhiều lợi lạc, no đủ trong năm mới.

Video liên quan

Chủ đề