Ngày 9 9 dương lịch là ngày gì năm 2024

Your browser does not support the audio element.

BNEWS Lịch âm 9/9 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem Lịch vạn niên hôm nay và ngày mai. Xem giờ hoàng đạo và giờ đẹp hôm nay 9/9 là những giờ nào, chuyển đổi lịch âm - dương 2023.

Theo cuốn Cách xem ngày tốt xấu và Văn hóa truyền thống phương Đông vạn sự của Nhà xuất bản Thanh Hóa, hôm nay thứ 7 ngày 9/9 dương lịch tức ngày 25/7 âm lịch. Hôm nay là ngày Canh Ngọ, tháng Canh Thân, năm Quý Mão Nạp âm: Lộ Bàng Thổ (Đất bên đường ) - Hành Thổ Tiết Bạch lộ - Mùa Thu - Ngày Hắc Đạo Bạch Hổ

Việc nên làm và không nên làm hôm nay 9/9

Nhị thập bát tú: Sao Vị

Việc nên làm: Khởi công tạo tác vạn sự cát lành, chủ về xây dựng, vinh hoa phú quý, kinh doanh buôn bán thuận lợi, tốt cho xây cất, cưới gả, giao dịch, lấy giống, gieo trồng, dọn cỏ phá đất, mai táng.

Việc không nên làm: Kỵ đi thuyền.

Ngoại lệ: Sao Vị mất chí khí tại ngày Dần, nhất là ngày Mậu Dần, rất hung, không nên cưới gả, xây cất nhà cửa.

Vào ngày Tuất Sao Vị Đăng Viên nên mưu cầu công danh rất tốt. Nhưng cũng phạm Phục Đoạn nên kỵ xây cất, chôn cất, xuất hành, cưới hỏi.

Giờ đẹp hôm nay 9/9

Giờ Tý (23h-01h): Là giờ hoàng đạo Kim quỹ. Tốt cho việc cưới hỏi.

Giờ Sửu (01h-03h): Là giờ hoàng đạo Kim Đường. Hanh thông mọi việc.

Giờ Dần (03h-05h): Là giờ hắc đạo Bạch hổ. Kỵ mọi việc, trừ những việc săn bắn tế tự.

Giờ Mão (05h-07h): Là giờ hoàng đạo Ngọc đường. Tốt cho mọi việc, trừ những việc liên quan đến bùn đất, bếp núc. Rất tốt cho việc giấy tờ, công văn, học hành khai bút.

Giờ Thìn (07h-09h): Là giờ hắc đạo Thiên lao. Mọi việc bất lợi, trừ những việc trấn áp thần quỷ (trong tín ngưỡng, mê tín).

Giờ Tỵ (09h-11h): Là giờ hắc đạo Nguyên vũ. Kỵ kiện tụng, giao tiếp.

Giờ Ngọ (11h-13h): Là giờ hoàng đạo Tư mệnh. Mọi việc đều tốt.

Giờ Mùi (13h-15h): Là giờ hắc đạo Câu trận. Rất kỵ trong việc dời nhà, làm nhà, tang lễ.

Giờ Thân (15h-17h): Là giờ hoàng đạo Thanh long. Tốt cho mọi việc, đứng đầu bảng trong các giờ Hoàng Đạo.

Giờ Dậu (17h-19h): Là giờ hoàng đạo Minh đường. Có lợi cho việc gặp các vị đại nhân, cho việc thăng quan tiến chức.

Giờ Tuất (19h-21h): Là giờ hắc đạo Thiên hình. Rất kỵ kiện tụng.

Giờ Hợi (21h-23h): Là giờ hắc đạo Chu tước. Kỵ các viện tranh cãi, kiện tụng.

Các tuổi hợp - xung hôm nay 9/9

Tuổi hợp ngày: Lục hợp: Mùi. Tam hợp: Dần, Tuất Tuổi xung ngày: Giáp Dần, Giáp Thân, Bính Tý, Nhâm Tý Tuổi xung tháng: Giáp Tý, Giáp Ngọ, Mậu Dần, Nhâm Dần

Hướng xuất hành ngày 9/9

Ngày xuất hành: Đường phong - Là ngày rất tốt, xuất hành được thuận lợi như ý, có quý nhân phù trợ. Hướng xuất hành: Hỷ thần: Tây Bắc - Tài Thần: Tây Nam - Hạc thần: Nam

Giờ xuất hành:

Giờ Tý (23h-01h): Là giờ Đại an. Cầu tài đi hướng Tây, Nam. Xuất hành được bình yên. Làm việc gì cũng được hanh thông.

Giờ Sửu (01h-03h): Là giờ Tốc hỷ. Niềm vui sắp tới. Cầu tài đi hướng Nam. Xuất hành được bình yên. Quãng thời gian đầu giờ tốt hơn cuối giờ.

Giờ Dần (03h-05h): Là giờ Lưu niên. Mọi sự mưu cầu khó thành. Đề phòng thị phi, miệng tiếng. Việc liên quan tới giấy tờ, chính quyền, luật pháp nên từ từ, thư thả.

Giờ Mão (05h-07h): Là giờ Xích khẩu. Dễ xảy ra việc xung đột bất hòa hay cãi vã. Người đi nên hoãn lại.

Giờ Thìn (07h-09h): Là giờ Tiểu các. Xuất hành gặp nhiều may mắn. Khai trương, buôn bán, giao dịch có lời. Công việc trôi chảy tốt đẹp, vạn sự hòa hợp.

Giờ Tỵ (09h-11h): Là giờ Tuyệt lộ. Cầu tài không có lợi, ra đi hay gặp trắc trở, gặp ma quỷ phải cúng lễ mới qua.

Giờ Ngọ (11h-13h): Là giờ Đại an. Cầu tài đi hướng Tây, Nam. Xuất hành được bình yên. Làm việc gì cũng được hanh thông.

Giờ Mùi (13h-15h): Là giờ Tốc hỷ. Niềm vui sắp tới. Cầu tài đi hướng Nam. Xuất hành được bình yên. Quãng thời gian đầu giờ tốt hơn cuối giờ.

Giờ Thân (15h-17h): Là giờ Lưu niên. Mọi sự mưu cầu khó thành. Đề phòng thị phi, miệng tiếng. Việc liên quan tới giấy tờ, chính quyền, luật pháp nên từ từ, thư thả.

Giờ Dậu (17h-19h): Là giờ Xích khẩu. Dễ xảy ra việc xung đột bất hòa hay cãi vã. Người đi nên hoãn lại.

Giờ Tuất (19h-21h): Là giờ Tiểu các. Xuất hành gặp nhiều may mắn. Khai trương, buôn bán, giao dịch có lời. Công việc trôi chảy tốt đẹp, vạn sự hòa hợp.

Giờ Hợi (21h-23h): Là giờ Tuyệt lộ. Cầu tài không có lợi, ra đi hay gặp trắc trở, gặp ma quỷ phải cúng lễ mới qua.

Tết Trùng Cửu vào ngày 9/9 âm lịch. Cùng khám phá sự thật về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trùng Cửu này nhé!

Nguồn gốc Tết Trùng Cửu

Tết Trùng Cửu hay còn gọi là tết Trùng Dương là một trong những ngày lễ truyền thống và trọng đại của người dân Trung Quốc Con số 9 được coi là số dương, sự lặp lại hai lần số 9 nên gọi Trùng Cửu, Trùng Dương là vì vậy.

Năm 221 trước Công nguyên, sau khi thống nhất đất nước Trung Hoa, nhà Tần đã tổ chức hoạt động cúng tế chúc mừng mùa màng bội thu vào tháng 9 âm lịch hằng năm trên khắp cả nước. Ngày mùng 9 tháng 9 được xem là ngày rất tốt lành và tết Trùng Cửu ra đời từ đó, mang ý nghĩa chúc mừng mùa màng bội thu.

Ngày 9 9 dương lịch là ngày gì năm 2024

Tuy nhiên lịch sử đã đem đến cho tết Trùng Cửu thêm nhiều ý nghĩa khác.

Tích kể rằng, đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: ” Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn”. Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.

Kỹ thuật may túi thơm và chế tác hồ lô đựng hạt thù du(một loại hạt có độc tính nhẹ, có thể xua đuổi côn trùng) vẫn tồn tại đến nay, tập tục đeo túi thơm đựng hạt thù du cũng còn được giữ gìn ở một số nơi. Ngoài ra phong tục uống rượu hoa cúc vẫn được bảo tồn cho đến nay ở khu vực tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Sách “Phong Thổ Ký” lại chép: Cuối đời nhà Hạ , vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng Đế muốn răn nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn… Tục ấy thành lệ.

Còn có sách viết, đến đời Hán Văn Đế, vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy. Sau đến đời nhà Đường (618-907), ngày mồng 9 tháng 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.

Việc còn được biết đến và lưu truyền rộng rãi nhất vào tết Trùng Cửu chình là leo núi.

Sự thật nguồn gốc Tết Trùng Cửu

Tết Trùng Cửu còn có một cách nói khác là ‘Từ thanh’, chính là ‘tạm biệt thảm cỏ xanh’. Sau ngày Trùng Cửu là mùa đông, cây cối không có sức sống, không thích hợp để đi chơi ở vùng ngoại ô. Vì thế, tết Trùng Cửu là cơ hội đi chơi sau cùng của mọi người khi thời tiết sang đông. Hằng năm, vào tết Trùng Cửu thành phố Thái An của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc nằm ở chân núi Thái Sơn thường tổ chức cuộc thi leo núi, thu hút nhiều người đến tham gia.

Ngày nay, người dân Trung Quốc đã gửi gắm một ý nghĩa mới cho ngày tết Trùng Cửu. Năm 1989, Trung Quốc xem tết Trùng Cửu là tết của người già. Như vậy, ngày 9 tháng 9 vừa bao gồm ý nghĩa vốn có của ngày tết Trùng Cửu truyền thống vừa biểu đạt lòng tôn kính người già của mọi người, chúc các cụ mạnh khỏe, sống lâu.

Vào dịp tết Trùng Cửu, người ta còn làm loại bánh mang tên ‘bánh Trùng Cửu’. Loại bánh này bắt nguồn từ những nơi không có núi. Trong tiếng Hán, bánh điểm tâm(糕点) có cách đọc gần giống với “cao điểm” – trong đó, “cao” nghĩa là bánh. Chữ ‘cao’ này phát âm trùng với chữ “cao” trong từ “đăng cao”, có nghĩa là lên cao. Vì vậy, mọi người cho rằng, ăn bánh Trùng Cửu còn có thể thay thế cho việc lên núi cao.

Làm gì trong ngày Tết Trùng Cửu để may mắn

Ở nhiều khu vực không có núi non, việc chế biến bánh Trùng Cửu đã kết hợp hài hòa với thói quen ẩm thực các vùng, miền, làm xuất hiện nhiều dạng bánh. Không chỉ nguyên liệu sử dụng khác nhau mà ngay cách chế biến cũng khác nhau và vì thế, mùi vị của bánh sẽ khác nhau.

Một phong tục khác cũng được thực hiện trong ngày Tết Trùng Cửu là ngắm hoa cúc, uống rượu hoa cúc và đeo cành thù du. Tương truyền bên Trung Quốc có rất nhiều điển tịch, truyền thuyết về phong tục này. Nhưng truyền thuyết thì cuối cùng cũng chỉ là truyền thuyết mà thôi. Các nhà nghiên cứu cho rằng những câu truyện truyền thuyết của nguồn gốc các phong tục tập quán dân gian loại này, phần lớn đều có sau các phong tục dân gian. Người ta không hiểu những phong tục này vì sao lại sinh ra và lưu hành, nên mới dựng ra một câu chuyện để giải thích hoặc kèm theo khi câu chuyện lưu truyền để tạo ảnh hưởng rộng rãi trong dân gian. Trải qua một thời gian dài, người đời sau không còn biết, thế là giả thiết biến thành thật.

Thực tế theo các nhà nghiên cứu, Tết Trùng Dương uống rượu cúc hoa, đeo cành thù du cũng có tác dụng giống như Tết Đoan Ngọ uống rượu hùng hoàng và treo cành xương bồ, trần ngải. Mục đích là phòng trừ bệnh tật, côn trùng. Sau ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch, thời tiết thay đổi, mưa lất phất, trời âm u, đêm – sáng trở lạnh, trưa vẫn còn nóng. Vào lúc chuyển mùa mọi vật dễ trúng độc, con người dễ sinh bệnh tật, cảm cúm. Vì thế, vào thời gian này phải hết sức chú ý phòng côn trùng, phòng nóng lạnh. Mà rượu cúc hoa có tác dụng bình can (gan), sáng mắt, giải nhiệt, tiêu độc, giải cảm. Mùi của cây Thù Du có tính cay nóng, đắng, hương thơm, có thể đuổi muỗi, sát trùng trị hàn (lạnh), khử độc. Qua đó có thể thấy, vào tiết này, đeo thù du, uống rượu cúc hoa rất có lợi cho sức khỏe con người. Đây chính là ý nghĩa quan trọng của phong tục uống rượu cúc hoa và đeo thù du đối với con người vào mùa thu./