Ngân hà là gì lớp 6

I. Ngân Hà là gì?

Vào những đêm trời trong, không Trăng, nhìn bầu trời ta sẽ thấy xen lẫn những vì sao lấp lánh là một dải sáng mờ vắt ngang bầu trời.

Người châu Á thấy nó giống một dòng sông bạc nên gọi là Ngân Hà (trong chữ Hán, Ngân là bạc, Hà là sông).

Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Nếu nhìn Ngân Hà từ bên trên theo hướng vuông góc với mặt Ngân Hà ta sẽ thấy nó có hình xoắn ốc với 4 vòng xoắn chính (còn gọi là 4 cánh tay).

Do Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở gần rìa của một trong 4 vòng xoắn của Ngân Hà, nên từ Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một mẩu của vòng xoắn này và thấy nó giống một dòng sông.

Đường kính của Ngân Hà vào khoảng từ 100 000 năm ánh sáng, bề dày của Ngân Hà khoảng 300 năm ánh sáng.

II. Ngân Hà và Hệ Mặt Trời

Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm Ngân Hà khoảng 26 000 năm ánh sáng.

Kích thước của Hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ so với kích thước của Ngân Hà. Nếu ta xem Hệ Mặt Trời bé bằng một đồng xu thì kích thước của Ngân Hà phải lớn bằng một lục địa.

Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ lên tới 220 000 m/s nhưng cũng phải mất 230 triệu năm mới quay được 1 vòng.

1. Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta.

2. Ngân Hà có hình xoắn ốc với 4 vòng xoắn chính. Nhìn từ Trái Đất chỉ thấy một phần của một vòng xoắn ốc của Ngân Hà.

Trả lời câu hỏi Ngân hà là gì trang 188 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 55: Ngân hà

Theo em, dùng tên Ngân Hà để gọi tập hợp các thiên thể trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta có hoàn toàn chính xác không? Tại sao?

Dùng tên Ngân Hà để gọi tập hợp các thiên thể trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta không hoàn toàn chính xác vì:

Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở gần rìa của một trong 4 vòng xoắn của Ngân Hà nên từ Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một mẩu của vòng xoắn này và thấy nó giống một dòng sông.

Lời giải bài 1 trang 199 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo. Bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

Câu hỏi: Ngân Hà là

A. Thiên Hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời.

B. một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ.

C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời.

Quảng cáo

D. Dải sáng trong vũ trụ.

Trả lời:  Đáp án A

Ngân Hà là Thiên Hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời.

BÀI TẬP

1. Ngân Hà là

A. Thiên Hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời.

B. một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ.

C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời.

D. Dải sáng trong vũ trụ.

2. Hành tinh nào trong hệ Mặt Trời xa Trái Đất nhất? Nó cách Trái Đất bao nhiêu AU?

3. Mặt trăng có thể được xem là một hành tính nhỏ trong hệ Mật Trời hay không? Tại sao?

4. Em hãy tìm thông tin và cho biết trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có nhiệt độ trung bình bé mặt cao nhất? Thấp nhất? Nhiệt độ đó khoảng bao nhiêu?

5. Hoàn thành các thông tin bằng cách đánh đâu V vào các ô theo mẫu bảng sau:


1. Chọn đáp án B

2. Hành tinh xa Trái Đất nhất trong Hệ Mặt Trời là Hải Vương tinh, cách 29,09 AU

3. Mặt Trăng là vệ tinh trong hệ Mặt Trời, không phải là hành tinh. Bởi vì hành tinh quay quanh Mặt Trời, vệ tinh quay quanh các hành tinh, mà Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên nó là vệ tinh

4. Hành tinh có nhiệt độ trung bình bề mặt cao nhất là Kim tinh, 400 độ C

Hành tinh có nhiệt độ trung bình bề mặt thấp nhất là sao Thiên Vương, - 224 độ C

5. Hoàn thành bảng: 

Thiên thể Tự phát sáng Không tự phát sáng Thuộc hệ Mặt Trời Không thuộc hệ Mặt Trời
Sao Mộc   V V  
Sao Bắc Cực V     V
Sao Hỏa   V V  
Sao chổi V     V

Chủ đề