Nếu bình thủy bị vỡ thì xử lý thế nào

Cặp nhiệt độ là một dụng cụ quen thuộc trong tủ thuốc gia đình. Tuy nhiên, cặp nhiệt độ rất dễ vỡ, đặc biệt khi vỡ chất thủy ngân trong cặp nhiệt độ sẽ tràn ra ngoài và đây là một chất độc cực mạnh, có thể gây ngộ độc cho mọi người.

Cặp nhiệt độ bị vỡ có thể ngộ độc thủy ngân

Thủy ngân trong cặp nhiệt độ dù với một lượng rất ít nhưng khí độc của nó có thể ảnh hưởng mạnh đến phổi của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ trong nhà. Ngoài ra, chất thủy ngân dễ dàng liên kết với chất béo trong máu và mô khiến nội tạng của con người bị ảnh hưởng, đặc biệt là hệ thần kinh. Chất lỏng này còn có thể xuyên qua cuống nhau để lọt vào tử cung.

Xử lý thế nào khi cặp nhiệt độ bị vỡ?

Khi thủy ngân trong cặp nhiệt độ bị vỡ chảy ra nhà, bạn cần dọn kỹ, nhanh, và đúng cách. Khi thủy ngân chảy ra từ nhiệt kế, hãy di chuyển mọi người tránh xa khu vực thủy ngân chảy ra. Hãy đóng cửa sổ và cửa ra vào – điều này sẽ khiến thủy ngân khó tan trong không khí. Và tuyệt đối không được để gió lùa.

Nếu bình thủy bị vỡ thì xử lý thế nào

Cặp nhiệt độ bị vỡ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe

Tại nơi thủy ngân rơi ra, cần dùng đèn chiếu sáng từ phía bên kia lại. Khi mọi hạt nhỏ hiện rõ, ta có thể bắt tay vào thu dọn. Bạn chú ý phải đeo găng tay và không để cho giọt thủy ngân tiếp xúc với da tay. Thu gom các hạt thủy ngân bằng chổi lông mềm và dùng giấy mềm hót như xẻng. Có thể dùng giấy thấm hoặc dụng cụ y tế. Khi làm phải rất nhẹ nhàng vừa hót vừa đỡ, nếu không giọt thủy ngân sẽ rơi ra ngoài.

Nếu thủy ngân vỡ thành hạt nhỏ, bạn có thể lấy giấy báo, ngâm với nước, vắt khô rồi lau nhẹ nhàng. Thủy ngân được thu gom bởi cách nào đi nữa thì cũng phải cho vào hộp đậy nắp kín. Sau từ 1-2 tiếng có thể bắt tay vào lau dọn nền nhà. Trước hết hãy rửa sạch vùng bị bẩn bằng nước xà phòng, sau đó lau sạch.

Nếu quần áo bị dính thủy ngân, cần ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút, ngâm thêm 30 phút nữa trong nước xà phòng ở nhiệt độ 70 – 80 độ. Sau đó ngâm 20 phút trong nhiệt độ cao trong nước pha hóa chất và xả bằng nước lạnh. Chất thủy ngân khi tiếp xúc với nhiệt độ trong phòng thường lan tỏa và không khí trong toàn bộ khu vực đó bị ô nhiễm.  Vì vậy sau khi đã thu dọn, bạn cần thông gió cho căn phòng, mở cửa thoáng trong vòng vài giờ liền. Sau đó, bạn cần uống thật nhiều nước vì có thể đào thải chất độc thủy ngân qua đường thận. Bạn cũng nên ăn thật nhiều hoa quả tươi.

Tuy nhiên nếu bị thủy ngân bắn vào người, sau đó thấy nhức đầu, buồn nôn, đau họng và sốt thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh, bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý ly thủy tinh bị vỡ nhé!

Dùng ly thủy tinh đựng nước uống vừa an toàn, vừa sang trọng. Thế nhưng chỉ một sơ ý thôi cũng có thể khiến chiếc ly bị nứt vỡ tạo ra hàng trăm mảnh nhỏ li ti sắc bén. Nếu bạn không cẩn thận và làm sạch sai cách, rất dễ bị trầy xước tay chân và chảy máu. 

1. Thủy tinh bị vỡ gây nguy hiểm như thế nào?

Ly làm từ chất liệu thủy tinh được đánh giá là an toàn tuyệt đối với người sử dụng. Nhưng chúng lại có một hạn chế là rất dễ vỡ khi có va chạm mạnh hay rơi rớt từ trên cao xuống hoặc có sự chuyển biến nhiệt độ đột ngột.

Nếu bình thủy bị vỡ thì xử lý thế nào

Ly thủy tinh dễ vỡ khi rơi từ trên cao xuống

Hơn nữa, đặc trưng của thủy tinh là cứng. Vậy nên những mảnh vỡ từ thủy tinh cũng rất sắc nhọn, độ cứng cao có thể gây tổn thương khi tiếp xúc cơ thể con người. Chẳng hạn khi bạn vô tình dẫm phải hoặc dùng tay nhặt mảnh vỡ, chúng sẽ cứa vào da thịt gây rách da chảy máu.

Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ thì những mảnh vỡ này lại càng nguy hại hơn. Bởi lẽ, trẻ chưa nhận thức được tầm nguy hiểm và còn hiếu kỳ với mọi thứ.

Bên cạnh đó, mảnh thủy tinh cắm vào da thịt, nếu không kịp thời lấy ra và xử lí vết thương đúng cách, sẽ dẫn tới nguy cơ bị nhiễm trùng, uốn ván. Thậm chí nếu mảnh vỡ lớn và vết thương sâu, cắt trúng động mạch máu chảy thành tia, không sơ cứu kịp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu bình thủy bị vỡ thì xử lý thế nào

Vậy nên, để tránh được những nguy hiểm có thể xảy đến do các mảnh từ ly thủy tinh gây ra, cách tốt nhất là bạn cần xử lý mảnh vỡ thủy tinh một cách đúng và an toàn nhất. Cùng theo dõi ngay dưới để bảo vệ bản thân và gia đình nhé!

2. Hướng dẫn cách xử lý khi ly thủy tinh bị vỡ 

Đối với những trường hợp ly bị nứt nhẹ hoặc chiếc ly là vật kỉ niệm quan trọng nên bạn muốn giữ lại chúng thì có thể hàn, dán lại ly bằng keo chuyên dụng. Nhưng trong trường hợp ly thủy tinh bị vỡ nhiều mảnh và bắt buộc phải vứt bỏ chúng, bạn cần tiến hành theo từng bước sau:

Bước 1: Bảo vệ bản thân

Điều đầu tiên khi vô tình làm vỡ ly thủy tinh là bạn cần bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi những mảnh vỡ này. Hãy nhắc nhở mọi người chú ý, tránh khu vực có mảnh vỡ hoặc hạn chế di chuyển trước khi bạn dọn sạch chúng.

Nếu bình thủy bị vỡ thì xử lý thế nào

Đeo găng tay trước khi dọn các mảnh vỡ

Khi dọn dẹp mảnh vỡ, bạn cũng nên chuẩn bị các vật dụng bảo hộ cho tay và chân như dép và găng tay. Bởi lẽ nhiều người thường có thói quen dùng tay nhặt liền các mảnh vỡ của ly. Điều này rất nguy hiểm bởi các mảnh này rất bén có thể cứa vào tay gây đau rát, chảy máu.

Do đó, găng tay và dép với độ dày nhất định mới có thể bảo vệ tay chân bạn khỏi các mảnh vỡ này, giờ đây bạn sẽ yên tâm hơn để dọn dẹp các mảnh sắc bén này rồi.

Bước 2: Loại bỏ các mảnh vỡ

Theo đó, khi thủy tinh bị vỡ, tùy vào lực va chạm mà ly có thể bị vỡ đôi hoặc vỡ thành nhiều mảnh lớn nhỏ khác nhau. Bạn nên kiểm tra sàn nhà, khoanh vùng diện tích các mảnh vỡ này và chú ý để không bỏ sót. Cụ thể như sau:

- Đối với mảnh vỡ lớn: Đeo găng tay cao su, cẩn thận nhặt những mảnh vỡ lớn nhất và đặt chúng vào một tờ giấy lớn hoặc một túi nhựa hai lớp.

- Đối với mảnh vỡ nhỏ: Dùng máy hút bụi để loại bỏ. Lưu ý là nên sử dụng các loại máy có công năng hút được các vật nhỏ sắc nhọn nhé. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng một miếng bánh mì hoặc khoai tây, nhấn lên khu vực có ly vỡ để các mảnh nhỏ bám vào.

Nếu bình thủy bị vỡ thì xử lý thế nào

Dùng miếng bánh mì để dọn sạch mảnh nhỏ thủy tinh

Bước 3: Làm sạch các bụi thủy tinh

Bên cạnh việc xử lý các mảnh vỡ mà mắt thường có thể thấy được thì bạn cũng cần làm sạch khu vực ly bị vỡ. Bởi vì vẫn còn những mảnh vụn li ti mà bạn khó nhận thấy được, nhất là khi nhà có thảm. Một mẹo nhỏ để dọn dẹp sạch sẽ các bụi thủy tinh này là:

+ Dùng khăn ướt: Bạn có thể tận dụng những chiếc khăn cũ không còn sử dụng, thấm nước ướt vừa đủ, lau sạch khu vực có mảnh thủy tinh vỡ rồi vứt khăn đi. Hoặc có thể thay thế bằng những chiếc khăn giấy ướt đều được.

+ Sử dụng băng dính: Ngoài ra bạn có thể lấy sạch vụn thủy tinh nhờ chiếc băng dính. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần tách miếng băng rồi ấn lên mặt sàn để loại bỏ những mảnh li ti. Cuối cùng dùng chổi quét qua 1 lượt là đảm bảo sàn nhà, thảm, kệ… sạch hoàn toàn nhé.

>>> Bài viết liên quan: 4 cách dán lại ly thuỷ tinh bị vỡ hiệu quả không tưởng

3. Lưu ý khi thu dọn ly thủy tinh bị vỡ

a. Không dùng máy hút bụi

Nếu bình thủy bị vỡ thì xử lý thế nào

Các mảnh vỡ thủy tinh nhỏ li ti có thể đi sâu vào bộ phận máy, khiến chúng hư hỏng. Nên dẫu có máy hút bụi ở nhà, bạn cũng nên dùng chổi để quét dọn khi ly thủy tinh bị vỡ.

Trên thị trường có một vài loại máy hút bụi có chế độ đựng được thủy tinh. Với loại này, bạn hoàn toàn có thể dùng chúng để hút các mảnh thủy tinh còn sót lại. 

b. Gói kỹ các mảnh vỡ trước khi bỏ vào thùng rác

Sau khi đã thu gom được hết các mảnh thủy tinh, bạn hãy bọc chúng cẩn thận trong giấy báo hay túi giấy rồi cho vào bao nilon. Trước khi đưa ra thùng rác, bạn cũng nên ghi chú bên ngoài để tránh gây nguy hiểm cho người khác, nhất là những người lao công, dọn dẹp thu gom rác.

4. Gợi ý một số mẹo dùng đồ thủy tinh an toàn, hạn chế nứt vỡ

Khi ly thủy tinh bị vỡ tưởng chừng vô hại nhưng lại khá nguy hiểm nên bạn cũng không nên chủ quan. Nếu không muốn rơi vào trường hợp phải xử lý ly thủy tinh bị vỡ, thì bạn nên học cách phòng tránh bằng những mẹo sau đây:

4.1 Tăng độ bền bằng cách luộc ly thủy tinh

Lần đầu dùng ly thủy tinh đựng thức uống nếu không xử lý đúng cách, rất dễ bị vỡ do sốc nhiệt. Do đó, khi mới mua ly về dùng, bạn nên luộc qua nước sôi để tăng thêm độ cứng và độ bền cho sản phẩm.

Cụ thể, hãy xếp chúng vào trong 1 cái nồi to rồi đổ nước ngập cốc. Sau đó đun sôi nước và cốc. Cuối cùng tắt bếp, để nguội rồi lấy ra dùng. 

Cách này giúp cốc thủy tinh quen với sự tăng nhiệt, giãn nở đồng đều. Nhờ đó sẽ tránh được tình trạng nứt vỡ khi thay đổi nhiệt độ đột ngột, nhất là khi từ lạnh chuyển sang nóng.

Nếu bình thủy bị vỡ thì xử lý thế nào

Luộc qua ly thủy tinh để tăng độ bền, hạn chế nứt vỡ

4.2 Giảm nứt vỡ khi đựng đồ uống nóng

Hiện tượng cốc thuỷ tinh bị nứt, vỡ khi chứa nước nóng rất thường gặp. Nguyên nhân là vì khi có sự thay đổi về nhiệt độ, bề mặt thủy tinh giãn nở không đồng nhất giữa bên trong ly và bên ngoài. Đến lúc vượt quá giới hạn sẽ gây ra sức ép làm ly bị nứt và bể vỡ.

Đây là hiện tượng rất dễ gặp phải. Nhưng bạn vẫn có thể hạn chế nó xảy ra bằng cách lót 1 chiếc khăn ướt dưới đáy ly khi đựng thức uống nóng. Hoặc bạn để vào trong ly một cái đũa hay muỗng bằng kim loại, nó có tác dụng làm giảm nhiệt độ của nước sôi.

>>> Bài viết liên quan: 5 cách giúp ly thuỷ tinh không bị nứt khi đựng nước nóng

4.3 Làm sạch ly thủy tinh đúng cách

Với những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh khi chùi rửa cần phải thật nhẹ tay. Nếu không cẩn thận hoặc làm không đúng cách thì có thể làm trầy hay làm mờ thuỷ tinh, thậm chí là nứt bề mặt dẫn đến vỡ khi sử dụng. 

Nếu bình thủy bị vỡ thì xử lý thế nào

- Với các vết bẩn thông thường: Bạn chỉ cần ngâm cốc thủy tinh trong dung dịch nước vo gạo trong 10 phút, sau đó rửa lại thật sạch bằng nước lạnh, để ráo.

- Với vết bẩn cứng đầu:  Bạn hãy hòa một ít baking soda (bột nở) vào nước ấm thành dung dịch, sau đó thấm lên vết bẩn trên ly và để khô trong 15 phút. Sau đó lau sạch và rửa lại với nước lạnh.

- Với vết bẩn do cặn khoáng chất: Bạn có thể sử dụng giấm nguyên chất đun sôi để rửa sạch, đảm bảo ly thủy tinh sẽ sáng đẹp như mới.

4.4 Lựa chọn sản phẩm thủy tinh chất lượng

Một trong những nguyên nhân ly thủy tinh dễ vỡ, không bền là do sử dụng các sản phẩm mỏng kém chất lượng. Do đó, khi chọn mua sản phẩm bằng thủy tinh, bạn nên chọn các cốc có độ trong suốt cao, không có bọt khí, được đúc đều đặn, sờ vào bề mặt láng mịn.

Ngoài ra, bạn không nên sử dụng các loại ly cốc thủy tinh được bày bán với giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vì những dòng sản phẩm này không được kiểm chứng về độ an toàn vệ sinh cũng như chất lượng khi sử dụng.

Lời khuyên tốt nhất là bạn nên tìm mua các sản phẩm của thương hiệu sản xuất uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng. Hiện nay, có nhiều thương hiệu được đánh giá cao như Ly Thủy Tinh Sài Gòn, Thủy Tinh Luminarc, Duro.bor… Bạn có thể tham khảo những thương hiệu ly thủy tinh đảm bảo chất lượng.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được cách xử lý ly thủy tinh bị vỡ để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và gia đình mình bạn nhé! Và cũng đừng quên lưu ngay những tips khi sử dụng để giúp đồ thủy tinh luôn bền đẹp nhé! Chúc các bạn thành công.