Nên sinh con ở bệnh viện nào tphcm 2023

Người dân nhận thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM) - Ảnh: XUÂN MAI

Đây là kết quả quản lý chất lượng bệnh viện năm 2021 của Phòng nghiệp vụ y Sở Y tế TP.HCM ngày 8-4. 

Theo báo cáo, so với năm 2020, số điểm trung bình về quản lý chất lượng bệnh viện trong năm 2021 từ bệnh viện cấp thành phố, quận/huyện và tư nhân đều tăng nhẹ. Cụ thể, điểm trung bình bệnh viện cấp thành phố năm 2021 đạt 4,03 điểm (năm 2020 đạt 3,94 điểm).

Năm 2021, trong 106 bệnh viện và trung tâm y tế được đánh giá có 32 bệnh viện đạt điểm chất lượng "top" (4 điểm trở lên). Trong đó Bệnh viện Hùng Vương (4,69 điểm), Bệnh viện Từ Dũ (4,6 điểm), Bệnh viện Nhân dân 115 (4,59 điểm), Viện Y dược học cổ truyền (4,56 điểm), Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn (4,54 điểm)...

29 bệnh viện đạt điểm trung bình từ 3,5 đến dưới 4; 34 bệnh viện và trung tâm y tế đạt điểm trung bình từ 3 đến dưới 3,5. 

11 bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TP.HCM đạt điểm trung bình dưới 3 về chất lượng - Ảnh: X.MAI chụp lại

11 bệnh viện, trung tâm y tế đạt điểm trung bình dưới 3 là Trung tâm Y tế quận 3, quận 5; Bệnh viện PTTHTM Hiệp Lợi, Quốc tế Columbia Asia Gia Định, Mắt Sài Gòn II, chuyên khoa PTTM Quốc tế Thảo Điền, STO Phương Đông, Mắt Việt Hàn, Răng hàm mặt Mỹ Thiện, Mắt Cao Thắng, Răng hàm mặt Sài Gòn. 

Về tình hình khám chữa bệnh quý 1-2022, có hơn 8,6 triệu lượt khám chữa bệnh ngoại trú tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP. So với quý 1 cùng kỳ năm ngoái, con số này giảm hơn 2,5 triệu lượt (quý 1 năm 2021 có hơn 9,3 triệu lượt). 

Về điều trị nội trú, trong quý 1 có 321.979 bệnh nhân khám chữa bệnh thông thường và 35.518 bệnh nhân mắc COVID-19. So với quý 1 cùng kỳ năm ngoái, số lượt bệnh nhân thông thường điều trị nội trú giảm 169.361 bệnh nhân (quý 1-2021 có 482.340 bệnh nhân mắc bệnh thông thường, chưa ghi nhận bệnh nhân COVID-19). 

Triển khai mô hình tháp 3 tầng điều trị bệnh nhân hậu COVID-19

Theo kế hoạch 234 của UBND TP.HCM, Sở Y tế TP cho biết sẽ xây dựng kế hoạch và triển khai công tác khám, chữa bệnh theo mô hình tháp 3 tầng cho người mắc hậu COVID-19 (tầng 1 là trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám bác sĩ gia đình; tầng 2 là bệnh viện đa khoa quận/huyện; tầng 3 là bệnh viện chuyên khoa).

Đồng thời sẽ xây dựng cẩm nang hướng dẫn, theo dõi, chăm sóc bệnh nhân sau mắc COVID-19 dành cho các cơ sở y tế; tăng cường công tác truyền thông về chiến dịch bảo vệ sức khỏe người dân “hậu COVID-19” và ứng dụng nền tảng số của TP trong hoạt động quản lý người dân sau mắc COVID-19.

TPHCM – Mang tâm lý dân gian sinh con tuổi Dần không tốt, hiện nay, tại các bệnh viện phụ sản hoặc chuyên khoa sản đã xuất hiện tình trạng sinh con sớm tránh tuổi Dần.

Từ Bình Dương lặn lội lên Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM khám thai, sau một hồi làm các xét nghiệm và siêu âm, một sản phụ đã bày tỏ mong muốn được sinh con trước Tết Nguyên đán, dù thai lúc đó chỉ mới 34 tuần tuổi.

TS.BS Nguyễn Hữu Trung đỡ đẻ thành công cho một sản phụ. Ảnh: BSCC

TS.BS Nguyễn Hữu Trung, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cơ sở 2 chia sẻ: “Sau khi nghe được những chia sẻ từ sản phụ, tôi đã từ chối ngay lập tức. Nhưng ngay sau đó, sản phụ vẫn tha thiết thuyết phục bác sĩ và mang toàn bộ hồ sơ sản khoa để xem xét lại có nhầm lẫn gì trong việc… đếm ngày dự sinh hay không”.

Chỉ còn ít ngày nữa là sang năm 2022 – năm Nhâm Dần. Số lượng sản phụ đến khám thai và có ý định sinh con sớm ngày càng nhiều. Đặc biệt, nếu mang thai bé gái, tâm lý này càng nặng nề hơn.

“Trong số 3 sản phụ yêu cầu được mổ sớm, có 2 trường hợp mang thai bé gái. Chúng tôi biết được tâm lý các sản phụ này muốn né sinh con gái vào năm Nhâm Dần (chỉ còn 8 ngày tới), tôi đã tư vấn kỹ lưỡng, bởi nếu mổ bắt con ở giai đoạn này, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi”, TS.BS Trung nhấn mạnh.

Đối với những trường hợp còn non tháng, như trường hợp thai 34 tuần trên, theo các bác sĩ chắc chắn không thể thực hiện, vì tuổi thai còn rất non, thai đang phát triển bình thường. Những thai nhi chưa đủ tuổi bắt buộc phải mổ chỉ khi gặp vấn đề nghiêm trọng như suy tim thai, chậm phát triển, sản phụ bị thiểu ối hoặc tình trạng cấp cứu…

Tuy nhiên, đối với những trường hợp trong điều kiện 39 tuần trở đi, thai nhi phát triển đầy đủ và khỏe mạnh sẽ được các bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng trước khi sinh chủ động.

Đó là trường hợp của một thai phụ mang thai 39 tuần, với nguyện vọng được sinh con năm Tân Sửu, thai nhi đủ 39 tuần, thời gian sinh mổ phù hợp ở tuần thai 40. Vì vậy, chị được sắp xếp sinh chủ động theo nguyện vọng mà vẫn đảm bảo an toàn cho 2 mẹ con.

Một nguyên nhân quan trọng khác, vì dịch bệnh COVID-19 vẫn phức tạp, chị phải thuê một người chăm sóc cố định trong bệnh viện. Việc tìm người lúc này rất khó khăn, nên chị phải cân nhắc ngày sinh con trùng khớp với thời gian thuê người chăm sóc.

Bên cạnh đó, nếu sinh mổ thuận lợi, sản phụ chỉ cần nằm viện 4-5 ngày và về nhà nghỉ ngơi, đón Tết cùng gia đình.

“Đây là sản phụ không tham gia Bảo hiểm y tế, do đó chi phí ca sinh mổ sẽ do gia đình chi trả toàn bộ”, TS Trung cho hay.

Hiện nay, theo quan niệm dân gian của người Việt Nam tin rằng, con gái tuổi Dần dường như là một điều không tốt. Trong mười hai con giáp, nếu những năm Thìn, Hợi, Trâu... các cặp cha mẹ sẽ ùn ùn sinh nở với hy vọng cho ra những đứa bé "rồng vàng, heo vàng, trâu vàng"... thì tuổi Dần, dù cũng được gắn mỹ từ "hổ vàng" nhưng với nhiều người vẫn là một điều không hay.

Phụ nữ tuổi Dần cũng thường được gán cho những "tính xấu": có tham vọng lớn, hung dữ... Tuy nhiên, theo các bác sĩ nếu vì quan niệm dân gian mà ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi là điều không đáng có. Việc sinh con cần tuân thủ theo y khoa và nên đặt sự an toàn lên hàng đầu.

Chủ đề