Năng lực pháp luật dân sự có từ khi nào năm 2024

Đối với bất kỳ cá nhân hay pháp nhân nào thì năng lực pháp luật dân sự cũng là một chế định vô cùng quan trọng bởi nó là khả năng hưởng quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự của chủ thể đó. Vậy năng lực pháp luật dân sự là gì? Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên.

Năng lực pháp luật dân sự là gì?

Theo quy định các quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 thì Năng lực pháp luật dân sự là khả năng của cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

Như vậy, năng lực pháp luật dân sự là “khả năng” cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. “Khả năng” đó chỉ có thể trở thành hiện thực thông qua năng lực hành vi dân sự cụ thể..

Một số vấn đề về năng lực PLDS

Xem thêm: tố tụng dân sự

Đặc điểm năng lực pháp luật dân sự

Từ khái niệm trên có thể rút ra được một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, năng lực PLDS do Nhà nước quy định cho cá nhân, pháp nhân trong các văn bản quy phạm pháp luật dân sự:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nguồn của pháp luật nói chung, nguồn của luật dân sự nói riêng là các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành theo một trình tự, thủ tục nhất định. Như vậy, các quyền dân sự và các nghĩa vụ dân sự của cá nhân, pháp nhân được ghi nhận trong các văn bản pháp luật được coi là nguồn của luật dân sự. Là nguồn chủ yếu của luật dân sự, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định phạm vi các quyền và nghĩa vụ dân sự của cá nhân rất rộng, bao gồm các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quan hệ tài sản (sở hữu, nghĩa vụ hợp đồng…), quan hệ nhân thân (quyền nhân thân, quyền sở hữu trí tuệ).

Thứ hai, năng lực PLDS của cá nhân có tính giai cấp sâu sắc, phụ thuộc vào chế độ chính trị, bản chất Nhà nước:

Cùng với sự phát triển của lịch sử, pháp luật của các quốc gia đều quy định về năng lực pháp luật cho cá nhân.

Mỗi quốc gia khác nhau sẽ quy định năng lực pháp luật dân sự cho cá nhân một cách khác nhau, điều đó phụ thuộc vào chế độ chính trị, bản chất giai cấp, điều kiện kinh tế – xã hội, sự tác động của phong tục, tập

Thứ ba, năng lực PLDS của cá nhân, pháp nhân là bình đẳng

Theo đó tại Khoản 2 Điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau”. Như vậy, các cá nhân khác nhau không phân biệt các mức độ năng lực hành vi dân sự, không phân biệt giới tính, độ tuổi, thành phần tôn giáo… đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

Tuy nhiên, đây chỉ là khả năng mà pháp luật cho phép cá nhân hưởng các quyền dân sự và thực hiện các nghĩa vụ dân sự, do đó để các quyền và nghĩa vụ này trở thành hiện thực thì phải thông qua năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Mặc dù pháp luật quy định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là bình đẳng nhưng không phải bất cứ cá nhân nào cũng có thể bằng hành vi của mình để hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ dân sự do Nhà nước quy định. Trong một số trường hợp, nếu cá nhân không thực hiện được các quyền và nghĩa vụ do Nhà nước quy định thì họ có thể xác lập các quan hệ dân sự để hưởng các quyền dân sự, thực hiện các nghĩa vụ dân sự do Nhà nước quy định thông qua hành vi của người đại diện.

Thứ tư, năng lực PLDS của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định

Theo đó, không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân cũng chính là sự thể hiện phần nào nội dung năng lực pháp luật của cá nhân là bình đẳng và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Nhà nước ghi nhận cho cá nhân có năng lực hưởng quyền dân sự và thực hiện nghĩa vụ dân sự và bảo đảm cho khả năng hưởng quyền cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế.

Xem thêm: tố tụng

Nội dung năng lực pháp luật dân sự

Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là tổng hợp các quyền dân sự và các nghĩa vụ dân sự mà pháp luật quy định cho cá nhân. Theo đó, Điều 17 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nội dung năng lực PLDS của cá nhân được chia thành ba nhóm chính sau:

Nhóm 1: Quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản

Ví dụ: Quyền có họ, tên; Quyền về đời sống riêng tư, quyền về hình ảnh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền nhân thân khác

Nội dung này cũng được ghi nhận là một nguyên tắc của pháp luật dân sự, theo đó: khi cá nhân thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thì một trong những nguyên tắc chung là: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.” (khoản 4 Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015).

Cá nhân có quyền để lại tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình cho những người thừa kế sau khi mình qua đời. Đồng thời với việc để lại di sản thừa kế, cá nhân có quyền hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Khi hưởng di sản thừa kế do người chết để lại, cá nhân có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại tương ứng với phần di sản mà mình được hưởng.

Nhóm 2: Quyền sở hữu, thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

Pháp luật quy định tài sản thuộc sở hữu tư nhân, do đó, không bị hạn chế về số lượng và giá trị, (bao gồm thu nhập hợp pháp như: của cải để dành, nhà ở, vốn, hoa lợi, lợi tức…và các tài sản hợp pháp khác).

Nhóm 2: Quyền sở hữu, thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

Cá nhân có quyền sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình và pháp luật tôn trọng bảo vệ quyền sở hữu tài sản đối với cá nhân. Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị, miễn (bao gồm thu nhập hợp pháp như: của cải để dành, nhà ở, vốn, hoa lợi, lợi tức…và các tài sản hợp pháp khác) là các tài sản đó được xác lập quyền sở hữu dựa trên các căn cứ pháp lý do pháp luật quy định. Mặc dù quyền sở hữu tài sản là năng lực pháp luật của cá nhân trong việc hưởng quyền dân sự, tuy nhiên: “Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.” (khoản 2 Điều 206 Bộ luật dân sự năm 2015).

Nhóm 3: Quyền và nghĩa vụ tham gia quan hệ dân sự.

Cá nhân có quyền tham gia các quan hệ nghĩa vụ, các hợp đồng dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ dân sự đó. Có những quan hệ nghĩa vụ mà khi cá nhân tham gia thì cá nhân chỉ có quyền mà không có bất cứ nghĩa vụ nào (trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường), nhưng có những quan hệ nghĩa vụ thì đồng thời với việc hưởng quyền cá nhân cũng phải thực hiện các nghĩa vụ phát sinh (bên bán vừa có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, vừa có nghĩa vụ phải giao vật cho bên mua…).

Xem thêm: năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự khi nào?

– Đối với cá nhân, năng lực pháp luật dân sự sẽ bắt đầu và chấm dứt kể từ thời điểm khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Như vậy, tương ứng với thời điểm sinh ra và thời điểm chết của cá nhân là thời điểm bắt đầu và thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân.

– Đối với pháp nhân, năng lực pháp luật dân sự sẽ phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký và chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

Khi nào có năng lực pháp luật dân sự?

Trong đó, mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau và có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Do đó, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân xuất hiện khi cá nhân đó sinh ra và chấm dứt khi mất đi.

Năng lực pháp luật của pháp nhân có từ khi nào?

- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

Người không có năng lực hành vi dân sự là bao nhiêu tuổi?

[1] Đây là điểm khác của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự năm 2005: Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2005 khẳng định “Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”.

Năng lực pháp luật của người lao động là gì?

Năng lực pháp luật lao động là khả năng mà pháp luật quy định hay ghi nhận công dân có quyền được làm việc, được hưởng các quyền khác phát sinh từ quan hệ lao động và có thể thực hiện nghĩa vụ của người lao động.

Chủ đề