Nam nữ thụ thụ bất thân có nghĩa là gì

Ít ai biết rằng sau “Nam nữ thụ thụ bất thân” vẫn còn một câu nói nữa

12-10-2020 09:14

Người xưa Trung Quốc hay nhắc đến câu “Nam nữ thụ thụ bất thân” khi nhìn thấy nam nữ có cử chỉ thân mật quá mức. Nghĩa là nam nữ nên giữ khoảng cách thích hợp, không được tùy ý tiếp xúc thân thiết.

Trong thời hiện đại, dưới ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, người Trung Quốc ngày càng cởi mở hơn, nhưng điều này không phải hoàn toàn bỏ đi “Nam nữ thụ thụ bất thân”, mà nó vẫn đóng vai trò như một bức tường thành vững chắc, duy trì nền tảng đạo đức của người xưa.

Tuy nhiên, phía sau “Nam nữ thụ thụ bất thân” còn có câu tiếp theo, mà ít người biết đến.

Đàn ông và phụ nữ thời xưa không thể trực tiếp trao và nhận vật phẩm bằng tay, đó là cư xử đúng mực. (Ảnh qua Tinhhoa)

Nguồn gốc của “Nam nữ thụ thụ bất thân”

Câu “Nam nữ thụ thụ bất thân” xuất phát từ ghi chép trong “Mạnh Tử – Ly Lâu thượng”.

Mạnh Tử là một học giả, chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những luận bàn giữa học giả với học giả. Nước Tề có một người biện luận tên là Thuần Vu Khôn, ông ta rất thích tìm ai đó để thảo luận về một số chủ đề.

Một lần, ông đến thăm Mạnh Tử và hỏi: “Thưa ngài, một số người nói rằng đàn ông và phụ nữ không thể trực tiếp trao và nhận vật phẩm bằng tay, đó là một hành vi đúng đắn. Điều đó có đúng không?”

Mạnh Tử đáp: “Đúng, đây là một cách cư xử đúng mực”.

Thuần Vu Khôn hỏi tiếp: “Vậy nếu chị dâu của tôi chẳng may rơi xuống sông, tôi có thể dùng tay cứu chị ấy được không?”

Mạnh Tử đáp: “Nhìn thấy chị dâu rơi xuống nước mà không cứu, chẳng khác gì loài lang sói độc ác, tàn nhẫn. Giữa nam và nữ không nên trực tiếp trao và nhận vật phẩm bằng tay là lễ nghi, nếu chẳng may chị dâu rơi xuống sông thì hãy dùng tay để cứu. Bởi vì giải cứu là một biện pháp khẩn cấp, cần biết rằng trong tình huống đó tính mạng con người đang bị đe dọa!”

Thuần Vu Khôn lại hỏi Mạnh Tử: “Khi ngày nay thiên hạ bách tính đang chìm trong dòng nước dữ của bạo quyền, vậy tại sao ông không đứng ra cứu vãn? Lẽ nào ông vẫn còn cố chấp với cái gọi là đạo lễ thông thường, và bị kìm hãm bởi tiết độ của văn nhân?. Không chịu diện kiến chư hầu, thờ ơ nhìn dân chúng đau khổ?”

Mạnh Tử mỉm cười và đáp: “Để cứu dân chúng bị mắc kẹt trong bạo quyền, ngươi phải dùng đạo lý về nhân nghĩa để cảm hóa quân vương mà cứu giúp dân chúng. Nếu chị dâu của ngươi bị chết đuối, ngươi có thể gạt phép xã giao sang một bên và ra tay cứu giúp. Nhưng ngươi không bao giờ có thể bảo ta từ bỏ đạo lý. Dùng đôi tay để cứu thiên hạ sao?”

Câu tiếp theo của “Nam nữ thụ thụ bất thân”

Tương truyền Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo, rất coi trọng lễ giáo. Mạnh Tử đã kế thừa, phát triển những tư tưởng của Khổng Tử, và trở thành thế hệ bậc thầy của Nho giáo chỉ đứng sau Khổng Tử. Ông được gọi là Mạnh Á thánh, hay là Mạnh Tử lâm, kết hợp với Khổng Tử thì được gọi thành “Khổng Mạnh”.

Mạnh Tử – nhà tư tưởng, nhà giáo dục được tôn kính thời Trung Hoa cổ đại. (Ảnh qua Lishiquwen)

“Nam nữ thụ thụ bất thân” là lễ nghi trong gia đình quyền quý, được quy định trong kinh điển của Nho giáo, dùng để chỉ việc đối xử giữa nam và nữ mà không cùng huyết thống hoặc không phải là vợ chồng. Ban đầu là chỉ nam nữ không có quan hệ hôn nhân thì không được giao vật phẩm cho nhau, sau này là chỉ giữa người khác giới nên giữ một khoảng cách nhất định.

Tuy nhiên, tư tưởng Nho giáo cho rằng “Nam nữ thụ thụ bất thân” có thể được dung thứ trong những hoàn cảnh đặc biệt. Ví như, khi một người nam nhìn thấy một nữ tử bị đuối nước, thì anh ta nên đưa tay ra giúp đỡ, không cần câu nệ lễ giáo và không được tiếp xúc thân thể quá mức, vì đây là đạo lý cơ bản liên quan đến sự nguy hiểm tính mạng. Nếu không thì không khác gì loài lang sói.

Lời của Mạnh Tử: “Thiên hạ đang chìm đắm, dùng Đạo để giúp đỡ; chị dâu bị chìm đắm, tự tay cứu giúp”. Được dịch sang từ ngữ hiện đại chính là: Tình hình không yên ổn của thế giới nên được giải cứu từ từ bằng đại Đạo, chị dâu rơi xuống nước, chỉ cần đưa tay ra là có thể cứu được. Đó chính là ý nghĩa câu tiếp theo của “Nam nữ thụ thụ bất thân”  –  “Tẩu nịch viên chi dĩ thủ”. 

Có điều, cùng với sự phát triển của xã hội, con người ngày càng thờ ơ với lễ giáo của Nho gia, khoảng cách giữa nam và nữ cũng ngày càng buông lỏng. Nên đối với những câu nói người xưa truyền lại, nhiều người hiện nay chỉ biết câu thứ nhất mà không biết câu thứ hai.

Việt Anh (Theo SC)

Đăng theo Tinh Hoa

Ngày nay khi nhắc đến câu nói: “Nam nữ thụ thụ bất thân”, mọi người thường sẽ nghĩ rằng: “bây giờ là thời đại nào rồi mà còn lấy ra để nói?”. Câu nói tưởng chừng như lạc hậu, lỗi thời, nhưng đây từng là lễ nghi quan trọng trong thời đại xưa.

Trong một xã hội cởi mở, nền văn minh, văn hóa được giao thoa khắp nơi, khi đến cả học sinh tiểu học, thậm chí cả trẻ em mẫu giáo cũng có sự tò mò với tình yêu nam nữ và biết làm quen với nó, nếu phụ huynh không cẩn thận quan sát, sao sát con trẻ kỹ lưỡng. Còn với những trẻ vị thành niên thì những việc về giới tính, tình cảm nam nữ không hề lạ lẫm với chúng, thậm chí có lúc chúng còn nói những câu chuyện cười đồi bại, tục tĩu về các vấn đề này cứ như thể đó là những kỹ năng giao tiếp cơ bản bình thường giữa những đứa trẻ mới lớn ấy. Vậy, thử hỏi còn có bao nhiêu người còn quan tâm đến câu “Nam nữ thụ thụ bất thân” và giá trị của nó còn được bao nhiêu trong thời đại ngày nay?Nội dung hàm nghĩa của câu “Nam nữ thụ thụ bất thân”

Đối với mối quan hệ giữa nam và nữ, cổ nhân xưa luôn rất coi trọng và có sự nghiêm khắc về giới hạn và quy phạm. “Nam nữ thụ thụ bất thân” là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của Nho giáo. Những điều này đều đã được ghi chép tường tận tại những cuốn sách như: “Lễ Ký” và “Nữ Luận Ngữ” và được thể hiện rõ nét trong xã hội xưa.

Bạn đang xem: Nam nữ thụ thụ bất tương thân



Người đàn ông và người đàn bà thời xưa khi trao cho nhau cái gì, hay nhận của nhau cái gì đều không trực tiếp đưa tận tay, cũng không được chạm vào nhau, mà phải thông qua các hình thức gián tiếp khác. Hai chữ “thụ – thụ” trong câu “Nam nữ thụ thụ bất thân” có sự trái ngược nghĩa: một chữ “thụ” nghĩa là trao cho, một chữ “thụ” là nhận.

Ví dụ như, nếu hai người nam nữ muốn mời nhau ăn trầu, thì người têm trầu là nữ sẽ xếp trầu đã được têm vào cơi trầu rồi đặt giữa bàn, khách là nam giới sẽ tự lấy lên mà ăn. Trong xã hội xưa với những lễ giáo phong kiến thật khắt khe, thì việc tỏ tình yêu đương trực tiếp khó mà thực hiện được, họa chăng chỉ còn đôi mắt thầm lén nhìn nhau, hoặc qua những dòng thơ tâm tình mà thể hiện nỗi niềm của mình.

Với những người phương Tây được giáo dục theo lối sống phóng khoáng, cởi mở, thì từ trẻ nhỏ cho đến người cao tuổi những chuyện bắt tay nhau theo phép lịch sự khi mới gặp, hay nhảy với nhau là chuyện hết sức bình thường. Nhưng với những người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung, thì nếu nam, nữ chẳng may vô ý chạm vào da của người khác giới thì coi như có cử chỉ không đứng đắn, kể cả hai bên không có sự quen biết nhau từ trước đó.

Xem thêm: Chân Co Giật Khi Ngủ Hay Bị Giật Chân Tay Chân Khi Ngủ Ở Người Trưởng Thành

Trong xã hội thời ấy, nếu người đàn ông có thái độ suồng sã thì sẽ bị những người con gái chính chuyên, mực thước xa lánh, thậm chí coi thường, dè bỉu. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ bị cho là lẳng lơ, không giữ gìn trinh tiết, sống đúng với quy chuẩn thì sẽ bị cả xã hội lên án, người dân khắp nơi dèm pha làm thành câu chuyện thì cuộc đời của người đó sẽ khốn khổ, khó tìm được tấm chồng tốt để gửi gắm. Chính vì vậy, mà từ rất lâu trong giới quý tộc sẽ thường “cấm cung” và giáo dục con gái mình sớm hình thành nên sự ngăn cách giới tính ngay từ khi còn thơ ấu, thậm chí câu nói “Nam nữ thụ thụ bất thân” đã ăn sâu vào tiềm thức của họ và trở thành chuẩn mực không thể chối cãi.

Bởi vậy, vào thời phong kiến xưa, chỉ những người có tư tưởng tân tiến mới cho con gái đi học, và nếu có đi học thì con trai với con gái vẫn phân biệt và phải ngồi riêng theo từng khu của mình. Nếu trai gái đi cùng nhau, hoặc vui chơi với nhau cũng sẽ bị bạn bè cùng lứa chế nhạo, phụ huynh ngăn cấm. Thậm chí, ở những nơi có hội hè đình đám cũng phải phân biệt đàn ông đứng bên trái, đàn bà đứng bên phải, nam nữ chơi đùa ở khu riêng biệt chứ không được đùa vui ở cùng một chỗ.

“Nam nữ thụ thụ bất thân”, nếu như lý giải một cách không cứng nhắc theo chữ nghĩa bề mặt, theo lối suy nghĩ của hiện đại thì tinh hoa của lễ nghi này chính là yêu cầu về việc kết giao giữa nam và nữ. Theo đó, nam nữ khi quyết định đi đến sự kết giao với nhau thì bắt buộc phải thật sự nghiêm túc, tuyệt đối không thể tùy tiện, hay tùy ý, phóng túng.

Mối quan hệ giữa nam nữ xưa và nay qua câu “Nam nữ thụ thụ bất thân”

Trong xã hội hiện đại ngày nay, người ta luôn đề cao khẩu hiệu “nam nữ bình quyền”, “giải phóng phụ nữ”, cho nên quan niệm “Nam nữ thụ thụ bất thân” bị cho là lạc hậu, ngu muội, tàn dư của xã hội thời phong kiến, là điều trói buộc tư tưởng của con người, sớm đã bị vứt vào đống rác của lịch sử.

Video liên quan

Chủ đề