Mục tiêu giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học

Giáo dục nói chung là cách học tập kiến thức, kỹ năng và thói quen và kỹ năng của con người có tính chất truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua hình thức đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy.

Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và con người. Giáo dục tạo nên sự tiến bộ, tiến hóa của loài người hơn so với các loài động vật khác. Giáo dục giúp con người có trí tuệ, kiến thức và kỹ năng để làm tốt công việc, có khả năng để giải quyết vấn đề, có kiến thức về khoa học – xã hội để thích nghi góp phần đổi mới xã hội để thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội tốt nhất.

Trong bài viết này, chúng ta đang đề cập tới giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông:

Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yênước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Trong đó:

Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

– Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.

– Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Chương trình của giáo dục phổ thông:

* Các nguyên tắc xây dựng chương trình giáo dục

– Phải thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.

Phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thôngiữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.

Xem thêm: Giáo dục phổ thông là gì? Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm cấp nào?

– Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.

– Được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.

* Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông

– Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông

– Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước

– Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông

– Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông

Xem thêm: Quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông

– Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành

* Thẩm định chương trình giáo dục phổ thông:

Chương trình giáo dục phổ thông phải được thẩm định bởi Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.

Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông gồm: Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

* Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông; ban hành chương trình giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dụphổ thông; quy định về mục tiêu, đối tượng, quy mô, thời gian thực nghiệm một số nội dung, phương pháp giáo dục mới trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐẶNG THỊ HÒA MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐẶNG THỊ HÒA MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Giáo dục học Mã số: 60.14.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC HIỀN NGHỆ AN - 2015 LỜI CẢM ƠN Vì đây là đề tài mới mẻ lại ít kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nên trong quá trình làm đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và quan tâm để hoàn thành đề tài. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục và khoa Sau Đại học trường Đại học Vinh cùng như toàn thể thầy cô ở các khoa dạy các môn đại cương đã nhiệt tình dạy dỗ, tạo điều kiện cho tôi được học tập tốt trong suốt khóa học. Và đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Ngọc Hiền đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện làm đề tài. Nhân đây, cho tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên và tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nghệ An, tháng 10 năm 2015 Tác giả Đặng Thị Hòa MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 2. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu........................................................... 4. Giả thuyết khoa học................................................................................... 5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 6. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 7. Nội dung và phương pháp nghiên cứu....................................................... 8. Đóng góp mới của luận văn....................................................................... 9. Cấu trúc của luận văn................................................................................. Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................... 1.1.1. Trên thế giới..................................................................................... 1.1.2. Ở Việt Nam...................................................................................... 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài...................................................... 1.2.1. Sức khỏe......................................................................................... 1.2.2. Giáo dục sức khỏe ......................................................................... 1.2.3. Biện pháp giáo dục bảo vệ sức khỏe.............................................. 1.3. Một số vấn đề về GDSK cho học sinh tiểu học.................................... 1.3.1. Mục đích, yêu cầu của GDSK cho học sinh tiểu học..................... 1.3.2. Nội dung GDSK cho học sinh tiểu học.......................................... 1.3.3. Phương pháp và hình thức GDSK................................................. 1.3.4. Ý nghĩa của việc GDSK cho học sinh tiểu học.............................. 1.3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học......................................................... 1.4. Một số đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học............................... 1.4.1. Đặc điểm cơ thể............................................................................. 1.4.2. Đặc điểm hoạt động....................................................................... Kết luận chương 1........................................................................................ Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH 2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng....................................... 2.1.1. Khái quát hoàn cảnh kinh tế - xã hội - giáo dục của huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh...................................................................... 2.1.2. Tình hình chung về GDSK cho học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Nghi Xuân.................................................................... 2.2. Thực trạng công tác nâng cáo chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh các trường tiểu học huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.................... 2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng......................................................... 2.2.2. Phạm vi khảo sát thực trạng........................................................... 2.2.3. Nội dung và hình thức khảo sát.................................................... 2.3. Đánh giá chung về thực trạng............................................................... 2.3.1. Những mặt thành công................................................................... 2.3.2. Những mặt hạn chế........................................................................ Kết luận chương 2........................................................................................ Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh các trường tiểu học huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.............. 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu................................................ 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, hệ thống và toàn diện........... 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kiên trì................................................... 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi.................................... 3.2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh............................................................ 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của việc GDSK cho học sinh tiểu học........................................... 3.2.2. Nâng cao năng lực GDSK của giáo viên tiểu học......................... 3.2.3. Trang bị đồ dùng, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho hoạt động chăm sóc sức khỏe cho học sinh................................... 3.2.4. Tích hợp, lồng ghép nội dung GDSK trong các môn học cho phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh tiểu học................. 3.2.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong việc thực hiện nội dung GDSK............................................................................................ 3.3. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất............................................................................................................... 3.3.1. Lấy ý kiến chuyên gia.................................................................... 3.3.2. Mục đích thực nghiệm................................................................... 3.3.3. Đối tượng thực nghiệm.................................................................. 3.3.4. Nội dung và cách thực hiện........................................................... 3.3.5. Thời gian thực nghiệm................................................................... 3.3.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thực nghiệm.................................... 3.3.7. Kết quả thực nghiệm...................................................................... Kết luận chương 3........................................................................................ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 1. Kết luận.................................................................................................... 2. Kiến nghị.................................................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. PHỤ LỤC...................................................................................................... DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Số lượng trường, lớp, học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên từ mầm non đến trung học cơ sở huyện Nghi Xuân..........................32 Bảng 2.2. Quy mô phát triển trường, lớp, học sinh tiểu học huyện Nghi Xuân..............................................................................................35 Bảng 2.3. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Nghi Xuân..............................................................................................36 Bảng 2.4. Xếp loại học lực học sinh tiểu học huyện Nghi Xuân...................37 Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ, giáo viên Tiểu học về GDSK...................39 Bảng 2.6. Nhận thức của học sinh tiểu học về sức khỏe và bảo vệ sức khỏe .......................................................................................................41 Bảng 2.7. Hành vi BVSK của học sinh tiểu học............................................42 Bảng 2.8. Việc giữ gìn vệ sinh trang phục....................................................43 Bảng 2.9. Khảo sát vệ sinh ăn uống..............................................................44 Bảng 2.10. Bảng khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện.................................44 Bảng 2.11. Tình hình sức khỏe trẻ ở 11 trường khảo sát................................49 Bảng 2.12. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDSK của hiệu trưởng ở các trường TH trên địa bàn huyện Nghi Xuân..............................48 Bảng 3.1. Kết quả thăm dò về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất......................................................................................69 Bảng 3.2. Trình độ học sinh lớp TN và lớp ĐC............................................72 Bảng 3.3. Kết quả bài kiểm tra kiến thức về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của lớp TN và lớp ĐC...................................................................74 Bảng 3.4. Kết quả xếp loại bài kiểm tra kiến thức về sức khỏe và bảo vệ sức khỏe của lớp TN và ĐC..........................................................75 Bảng 3.5. Kết quả thực hành kỹ năng bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình ở lớp TN và lớp ĐC............................................76 Bảng 3.6. Bảng kết quả bài thực hành kiểm tra kỹ năng bảo vệ sức khỏe của lớp TN và lớp ĐC...................................................................77 KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BGH Ban Giám hiệu CB, GV, NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên CBQL Cán bộ quản lý CBYT Cán bộ Y tế GDSK Giáo dục sức khỏe GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo CSVC Cơ sở vật chất GD Giáo dục UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc TTLB Thông tư liên bộ PPGD Phương pháp giáo dục KT-XH Kinh tế - xã hội BVSK Bảo vệ sức khỏe YT-GD Y tế giáo dục TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục KNS Kĩ năng sống MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu của giáo dục là phát triên con người toàn diện, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về năng lực trí tuệ cũng như phẩm chất đạo đức, nhân cách. Mục tiêu giáo dục toàn diện phải hội đủ các mặt: đức - trí - thể - mĩ - lao động hướng nghiệp. Trong đó, sức khỏe - thể lực là cơ sở để tiếp nhận các mặt còn lại [14]. Sức khỏe được định nghĩa là một trạng thái thoải mái về thể chất, về tinh thần, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật. Khỏe mạnh không chỉ đơn thuần về thể chất mà còn phải có một cuộc sống thoải mái và hạnh phúc. Giáo dục nâng cao sức khỏe là một phần của y học lâm sàng, giúp cho bệnh nhân, gia đình họ và cộng đồng có được sức khỏe tốt nhất. Giáo dục nâng cao sức khỏe cũng là một phần của công việc hàng ngày, các cán bộ y tế phải luôn nhớ đến vị trí của nó trong khung cảnh xã hội chung giữa nhiều yếu tố như nhà ở tiện nghi, giáo dục tốt, nghề nghiệp có ý nghĩa và những mối quan hệ khác. Sức khoẻ là vốn tài sản quý giá nhất của mỗi con người và của quốc gia, có nhiều yếu tố liên quan mật thiết với nhau, tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ con người trong đó chăm sóc sức khoẻ cho trẻ thơ là việc làm hết sức cần thiết [15]. Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng đều có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục hình thành ở trẻ một số nề nếp thói quen vệ sinh, hành vi văn minh và kĩ năng sống đơn giản ban đầu, góp phần tạo cơ hội cho trẻ sống, phát triển một cách khoẻ mạnh. Nếu được chăm sóc tốt và hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân cần thiết từ nhỏ thì sẽ tạo thành nền móng vững chắc về sau này. Để thúc đẩy công tác chăm sóc sức khỏe, bên cạnh việc đẩy mạnh các công tác y tế trường học, các nhà nghiên cứu cũng nhận thức rằng phải đẩy mạnh công tác giáo dục sức khỏe cho học sinh từ khi các em bước vào ngưỡng cửa nhà trường. Đặc biệt, học sinh tiểu học thuộc tuổi trẻ đang lớn nhanh và phát triển về mọi mặt vì vậy muốn có thế hệ tương lai khỏe mạnh phải chú ý từ lứa tuổi này. Trên thực tế đa số bệnh ở tuổi trưởng thành đều bắt nguồn từ tuổi học đường như: suy dinh dưỡng, cận thị, cong vẹo cột sống, bướu cổ, các bệnh về tim mạch, tiêu hóa, bệng lây qua đường tình dục,...và các bệnh truyền nhiễm. Nhiệm vụ giáo dục sức khỏe là công tác quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ và quan trọng ngang với các công tác khác của nhà trường tiểu học nhằm thực hiện khẩu hiệu: “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” [1]. Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em nói chung, học sinh nói riêng đã có những điều kiện thuận lợi để thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai GDSK trong Nhà trường Tiểu học hiện nay chưa đạt hiệu quả, chất lượng như mong đợi, có nhiều bất cập. Cơ sở vật chất các nhà trường chưa đảm bảo, thư viện còn thiếu các tài liệu, phương tiện phục vụ giảng dạy GDSK. Đội ngũ giáo viên chưa được tập huấn bài bản, giáo viên chưa có được nhiều các biện pháp phù hợp để thực hiện nội dung GDSK, các cấp các ngành địa phương vẫn chưa quan tâm kịp thời. Chính vì vậy, việc GDSK và bảo vệ sức khỏe cho học sinh tiểu học là rất quan trọng, hình thành cho các em kiến thức và kỹ năng ban đầu về chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội, xây dựng cho các em thái độ, hành vi cư xử đúng để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng là cần thiết. Tuy nhiên, đến nay dù nhận được nhiều quan tâm của các ngành, các cấp nhưng công trình nghiên cứu đang rất ít cho việc đề xuất các biện pháp GDSK cho học sinh nói chung, học sinh tiểu học nói riêng. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 4. Giả thuyết khoa học Có thể nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học huyện Nghi Xuân Tỉnh Hà Tĩnh nếu đề xuất được một số biện pháp Giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học ở Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh có cơ sở khoa học và có tính khả thi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDSK cho học sinh tiểu học. 5.2. Tìm hiểu thực trạng GDSK cho học sinh tiểu học huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 5.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện có phạm vi nghiên cứu ở 3 trường tiểu học: Xuân An 2, Xuân Giang 1 và trường tiểu học Xuân Phổ trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 7. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 7.1. Nội dung nghiên cứu Xây dựng một số biện pháp nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành các nhiệm vụ trên của đề tài, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá những tài liệu lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3.1. Phương pháp quan sát Phương pháp này sử dụng để tìm hiểu thực trạng các hoạt động của giáo viên, nhân viên và học sinh trường tiểu học về thực hiện công tác GDSK, đồng thời đó cũng là cơ sở để khẳng định, kiểm chứng các biện pháp đề xuất. 7.3.2. Phương pháp điều tra (bằng bảng câu hỏi) Sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá thực trạng công tác GDSK cho họa sinh tiểu học huyện Nghi Xuân, tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh. 7.3.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Tổng kết kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, các nhà quản lý về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá, tổng kết công tác GDSK cho học sinh tiểu học huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 7.4. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp này được sử dụng để xử lý tất cả các mẫu phiếu điều tra. Mặt khác dùng để đánh giá tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp. 8. Đóng góp mới của luận văn - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học. - Làm sáng tỏ thực trạng về vấn đề nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học Chương 2: Thực trạng công tác nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh các trường tiểu học huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Hiện nay, sức khỏe toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi ba xu hướng: dân số lão hóa, đô thị hóa nhanh chóng không có kế hoạch, và toàn cầu hóa. Điều này dẫn đến tỷ lệ ngày càng tăng của bệnh không lây nhiễm và các nguy cơ của gây ra bệnh tật đã trở thành một vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến cả các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Gần 45% gánh nặng bệnh tật cho người lớn ở những nước này hiện là do bệnh không lây nhiễm [2]. Nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình đang bắt đầu phải chịu gánh nặng kép của các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm và hệ thống y tế ở những nước này đang phải đối phó với các chi phí bổ sung để điều trị cả hai. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh cho thấy sức khỏe của thế hệ trẻ là nhân tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng học tập, sáng tạo và sự phát triển năng khiếu của họ đang học ở trường cũng như tương lai sau này. Từ thế kỷ 19 nhiều nước ở Châu Âu đã có những chủ trương và phương pháp thực hiện chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong các trường học. Năm 1877, tác giả Babinski đã cho xuất bản cuốn sách giáo khoa về vệ sinh học. Tác giả Breslauer, Herman Cahn từ năm 1864 đã nghiên cứu sự tăng nhanh bệnh cận thị trường học có liên quan đến chiếu sáng [3]. Đến thế kỷ 20 đã có sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ trường học với các trung tâm phòng chống dịch bệnh và đã đánh dấu một bước tiến bộ theo lối dự phòng. Năm 1981, Vermer Kneist, viện vệ sinh xã hội Cộng hòa dân Chủ Đức đã công bố mô hình xây dựng y tế trường học. Năm 1973, Edith Ockel Nghiên cứu về gánh nặng trẻ em trong học tập và chỉ rõ những em có hiệu suất học tập thấp có sự diễn biến vế huyết áp và tần số mạch khác với trẻ em trung bình và đã đề xuất cải thiện sức khỏe nhằm nâng cao hiệu suất học tập. Năm 1995, Tổ chức Y tế thế giới đã xây dựng sáng kiến y tế trường học toàn cầu (Global school Health Intiatives) nhằm đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh [8]. Các chương trình sức khỏe trong nhà trường có thể cùng một lúc làm giảm các vấn đề y tế chung, làm tăng hiệu quả của hệ thống giáo dục và vì vậy làm tiến bộ nền y tế công cộng, giáo dục và sự phát triển xã hội. “Nếu cơ thể trẻ em khỏe mạnh thì sẽ có lợi thế nhất trong mọi thời cơ của học tập tốt, sẽ có một đời sống đầu đủ, hạnh phúc và đóng góp xây dựng cho tương lai đất nuớc”. (WTO 1998) [1]. Tuyên ngôn Alma-ata (1998) là một văn kiện quốc tế về chăm sóc sức khỏe ban đầu và theo tổ chức y tế thế giới: “Trường học giáo dục sức khỏe là nơi trong đó cả về lời nói lẫn việc làm đều có hoạt động hổ trợ và cam kết thúc đẩy sức khỏe tòan diện cho tất cả mọi thành viên trong cộng đồng nhà trường từ tình cảm, xã hội, thể chất đến các vấn đề đạo đức” [3]. Nhìn chung, những kinh nghiệm về phương hướng,cách thức chăn sóc sức khỏe cho học sinh tiểu học ở các nước phát triển là rất quí giá và đáng để chúng ta học tập. Tuy nhiên, việc vận dụng chúng vào điều kiện kinh tế - xã hội của chúng ta đòi hỏi phải có một quá trình chọn lọc, thử nghiệm để phù hợp với những đặc điểm cụ thể của Việt Nam. 1.1.2. Ở Việt Nam Việt Nam trong giai đoạn mở cửa, công nghiệp hóa, đô thị hóa phải cùng lúc đối phó với mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển cũng như đã phát triển, nhiều loại bệnh và nhiều vấn đề xã hội đặt ra liên quan đến tình trạng sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. Trường học là nơi giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ cho nên làm tốt công tác giáo dục sức khỏe cũng có nghĩa là làm tốt các nội dung giáo dục khác như: đức, trí, thể, mỹ, lao động. Trường học là nơi có thể có những can thiệp nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh có hiệu quả thông qua các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, thực hiện các chính sách sức khỏe và dịch vụ sức khỏe. Nhiều công trình nghiên cứu về sức khỏe học sinh trong các trường học lần lượt được nghiên cứu. Tác giả Trần Văn Dần và cộng sự (1998) nghiên cứu cho thấy tỉ lệ cận thị ở học sinh tiểu học là 9,6 %, tỷ lệ học sinh cận thị ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cao như nhau [4]. Năm 2005, Tác giả Trần Văn Dần và cộng sự Đào Thị Mùi nghiên cứu tình hình cong vẹo cột sống ở học sinh Hà Nội ở các cấp là 18,9% các nguy cơ chủ yếu là do bàn ghế không đúng chuẩn và tư thế ngồi sai của học sinh, sự thiếu hụt về kiến thức, thực hành phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống học đường của học sinh còn rất thấp. Năm 2008, sau đánh giá thử nghiệm biện pháp phòng tránh cong vẹo cột sống cho học sinh trường tiểu học Cổ Bi trong 2 năm học 2005-2006 và 2006-2007 cho kết quả tư thế ngồi học sai của học sinh tiểu học là vấn đề bức xúc nhất [5]. Cho tới nay tại Việt Nam, mặc dù có nhiều nghiên cứu về y tế trường học nhưng chủ yếu tập trung vào tình hình sức khỏe học sinh, tìm hiểu về bệnh tật học đường [6], tai nạn thương tích và một số yếu tố ảnh hưởng như nghiên cứu của tác giả Trần Văn Dần, nghiên cứu về cong vẹo cột sống của Vũ Đức Thu, Chu Văn Thăng, Trần Thị Dung, Trần Công Huấn, …Tất cả chưa thật sự đi sâu vào vấn đề chăm sóc và giáo dục sức khỏe cho sinh từng cấp học cụ thể. Sau hội nghị Alma Ata, ngành Y tế Việt Nam cũng đã xác định để giáo dục sức khỏe ở vị trí số 1 trong 10 nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của tuyến y tế cơ sở. Chính vì thế mà nước ta đã và lần lượt ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn công tác chăm sóc và giáo dục sức khỏe cho học sinh. Thông tư liên bộ Y tế và Giáo dục số 32/ TTLB ngày 27/02/1964 đã hướng dẫn công tác vệ sinh trường học. Trong thời kỳ chiến tranh leo thang ra miền Bắc, các trường học phải sơ tán ra miền núi, nông thôn, Bộ Y tế đã tiến hành điều tra sức khỏe, bệnh tật của 20.000 học sinh ở 13 tỉnh thành trong 2 năm học 19661967 và 1967-1968. Trước tình hình bệnh tật của học sinh gia tăng, Chính phủ đã ban hành chỉ thị 46/TTG ngày 02/ 06/1969 giao trách nhiệm cho các ngành các cấp phải giữ gìn và nâng cao sức khỏe học sinh. Năm 1973 có thông tư liên bộ 09/LB/YT- GD ngày 07/06/1973 hướng dẫn y tế trường học, trong đó có phân cấp việc khám chữa bệnh và quản lý sức khỏe học sinh từ tuyến y tế xã đến các bệnh viện thành phố. Đến năm 1982 có thông tư liên bộ 13/LB/YT- GD ngày 09/06/1982 về việc đẩy mạnh công tác vệ sinh trường học. Nhưng tiếc rằng sau khi ban hành còn thiếu sự chỉ đạo phù hợp với tình hình mới của đất nước. Cuối thập kỷ 80, với tài trợ của UNICEF, môn học giáo dục sức khỏe đã được thí điểm giảng dạy ở một số trường tiểu học và đến năm 1996 sức khỏe được coi là môn học bắt buộc trong 9 môn ở bậc tiểu học. Đến nay, mặc dù môn sức khỏe đã được tích hợp lồng ghép trong môn tự nhiên xã hội ở lớp1, 2, 3 và khoa học ở lớp 4, 5 nhưng vấn đề giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học vẫn là môn học hết sức cần thiết. Chính việc lần lượt ban hành các quy định trên đã chứng tỏ việc giáo dục sức khỏe cho trẻ trong trường học là một việc làm hết sức cần thiết trong thời đại ngày nay. Trường học phải tổ chức tốt dạy tốt chương trình giáo dục sức khỏe theo đúng quy định như thực hiện đầy đủ các quy chế, tiêu chuẩn vệ sinh do Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT ban hành. Trong các họat động của trường học như giảng dạy, học tập, lao động,.. phải đảm bảo các yêu cầu hợp lý, an tòan và hiệu quả. Sinh hoạt giải trí phải có nề nếp, điều độ, phù hợp với sức khỏe, độ tuổi, giới tính. Xây dựng trường học là một điển hình về môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp”.... [3]. Trong tất cả các vấn đề trên việc giáo dục sức khỏe cho học sinh tự biết chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng là một điều không kém phần quan trọng. Như vậy, vấn đề GDSK cho học sinh các trường phổ thông nói chung và các trường tiểu học nói riêng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các tài liệu chỉ đưa ra các nội dung và phương pháp giảng dạy chứ chưa đề cập đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy vấn đề này đi vào chiều sâu và có chất lượng. Trên cơ sở kế thừa và phát huy các nội dung nghiên cứu về giáo dục sức khỏe, chúng tôi vận dụng nghiên cứu vào việc đề xuất “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Sức khỏe Theo Tổ chức Y tế thế giới: "Sức khỏe là một trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật” [1]. Sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi người, là nhân tố cơ bản trong toàn bộ sự phát triển của xã hội. Có nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe của mỗi người: yếu tố xã hội, văn hoá, kinh tế, môi trường và yếu tố sinh học như di truyền, thể chất. Muốn có sức khỏe tốt phải tạo ra môi trường sống lành mạnh và đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực, chủ động của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Như vậy có thể hiểu sức khỏe gồm 3 mặt [7]: 1.2.1.1. Sức khỏe thể chất Thể hiện một cách tổng quát sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. càng sảng khoái, thoải mái, càng chứng tỏ là người khỏe mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là:

Video liên quan

Chủ đề