Mục đích thu hồi đất của nước anh là gì năm 2024

– Sáng 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiếp tục cho ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Một trong những nội dung được các thành viên UBTVQH quan tâm là cơ chế và mục đích thu hồi đất và xác định đây là vấn đề rất hệ trọng. Vì vậy, khi sửa đổi Luật cần chú ý tới tính khả thi, hạn chế tất cả các tiêu cực phát sinh trong quá trình thực hiện, ảnh hưởng đến người dân.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết: Trong Dự thảo được trình ra UBTVQH lần này, về ý kiến đề nghị Nhà nước không thực hiện thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, cơ quan soạn thảo đã tiếp thu và chỉnh lý vào dự thảo Luật theo hướng rà soát để chuyển các dự án phát triển kinh tế - xã hội mà trong đó có lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng vào nhóm các dự án được Nhà nước thu hồi vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu bế mạc phiên họp. Ảnh: Nguyễn Dân – TTXVN

Tuy nhiên, qua thẩm tra, Ủy ban Kinh tế đề nghị “bảo lưu” quy định của dự thảo về trường hợp thu hồi đất phục vụ các dự án kinh tế - xã hội. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, việc thu hồi đất để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội như: Các dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các dự án, công trình quan trọng do Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư; các dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới… thì Nhà nước phải thực hiện.

“Khi thu hồi đất để tạo quỹ đất sạch và thực hiện giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua hình thức đấu giá, Nhà nước sẽ điều tiết được phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra, tạo nguồn thu để thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư. Việc quy định cụ thể các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội là thể chế hóa đúng tinh thần của Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai” - ông Nguyễn Văn Giàu lý giải.

Cho ý kiến về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, nên bỏ quy định Nhà nước thực hiện thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Phan Trung Lý, nói như vậy không có nghĩa là không thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, nếu vì mục đích phát triển chung thì vẫn cần phải thu hồi, nhưng vì mục đích lợi nhuận thì phải theo cơ chế khác. "Ở đây, vấn đề là cần phân loại”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng chỉ rõ: Trong Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 và Dự thảo Luật Đất đai cũ có đưa ra quy định thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Nếu bỏ quy định này thì loại dự án nào sẽ để sử dụng vào mục đích quốc phòng - an ninh, loại nào sử dụng vào lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng? Loại dự án nào không để trong diện Nhà nước thu hồi ... ?.

Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu không làm rõ được vấn đề này thì việc triển khai thi hành Luật sẽ không khả thi, vì trên thực tế, thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội là công việc rất quan trọng cần được giao đất.

Từ đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề xuất, việc thu hồi đất cần làm rõ 3 nội dung: Loại đất nào, để làm gì thì Nhà nước thu hồi ? Loại đất nào, để làm gì thì không thu hồi mà trưng thu, trưng mua? Loại thứ 3 là Nhà nước không thu hồi nhưng cũng không trưng thu, trưng mua? Chủ tịch Quốc hội lưu ý: Nếu không làm rõ thì việc thu hồi đất mà dân đang sử dụng sẽ rất khó khăn, phức tạp.

Liên quan đến đề nghị áp dụng cơ chế Nhà nước trưng mua quyền sử dụng đất thay cho cơ chế thu hồi đất, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết: Ngay trong Ủy ban Kinh tế (cơ quan thẩm tra Dự án Luật Đất đai) cũng có nhiều ý kiến khác nhau.

Trong đó, nhiều ý kiến tán thành quy định về Nhà nước thu hồi đất. Một số ý kiến đề nghị sử dụng khái niệm “Trưng mua” đất đai thay cho “Thu hồi đất” vì quyền sử dụng đất là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ và bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp về trưng mua, trưng dụng. Việc thu hồi đất chỉ nên áp dụng đối với trường hợp vi phạm pháp luật đất đai. Có ý kiến đề nghị đối với tài sản hợp pháp của các tổ chức, cá nhân gắn liền với đất thì phải trưng mua.

Trên cơ sở những ý kiến này, Ủy ban Kinh tế đề xuất, không dùng khái niệm “Trưng mua” thay cho khái niệm “Thu hồi” đất. Đối với nhà và tài sản khác gắn liền với đất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.

Lý giải cho vấn đề này, Chủ nhiệm Phan Văn Giàu nêu rõ: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra, trao quyền sử dụng đất và thu hồi đất.

Các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu; người sử dụng đất được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, để thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất...

Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản (Điều 13) cũng quy định, Nhà nước trưng mua nhà và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Phát biểu bế mạc Phiên họp thứ 17, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hoan nghênh cử tri cả nước đã tích cực đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, không tái tạo. Đây là vấn đề rất hệ trọng, vì vậy, khi sửa đổi Luật cần chú ý tới tính khả thi, hạn chế tất cả các tiêu cực phát sinh trong quá trình thực hiện, ảnh hưởng đến người dân.../.

Theo báo cáo tổng hợp, đã có 6.958.848 lượt ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân; trong đó những nội dung nhận được nhiều ý kiến góp ý hơn cả là: Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (1.991.176 lượt); giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (1.407.554 lượt); tài chính đất đai và giá đất: (743.309 lượt); quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (738.879 lượt)…

Thu hồi đất nhằm mục đích gì?

Đối với người có đất bị thu hồi, trong quá trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tất yếu phải thu hồi đất để phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, bản thân việc này cũng tác động rất lớn đến người bị thu hồi đất.

Việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất được gọi là gì?

Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 và khoản 6 Điều 3 Dự thảo quy định: “Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất”.

Ai có thẩm quyền thu hồi đất?

Như vậy, thẩm quyền thu hồi đất được giao cho UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện thực hiện tùy theo từng đối tượng sử dụng đất.

Đất trồng cây lâu năm được đền bù bao nhiêu?

Bảng Giá Đền Bù Đất Nông Nghiệp Tại Hà Nội.

Chủ đề