Moi co thai có gây rối loạn tiêu hóa năm 2024

Rối loạn tiêu hóa gây khó chịu cho nhiều phụ nữ mang thai. Thấu hiểu nỗi lo này, bài viết sau đây sẽ mách nhỏ cho bạn một số mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu rất đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà, hãy cùng theo dõi nhé!

Nguyên nhân và các loại rối loạn tiêu hóa ở bà bầu

Rối loạn tiêu hóa hay tình trạng hệ tiêu hóa trở nên bất thường khiến cho cơ thể gặp nhiều khó khăn trong việc hấp thu và tiêu hóa thức ăn. Để thực hành tốt các mẹo chữa rối loạn tiêu hóa ở bà bầu thì trước hết bạn nên nắm rõ các triệu chứng và nguyên nhân rối loạn tiêu hóa khi mang thai, cụ thể như sau:

Táo bón

Táo bón là nỗi ám ảnh của rất nhiều phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Theo thống kê, có đến 4 trong 10 phụ nữ mang bầu bị táo bón trong suốt thai kỳ.

Táo bón ở bà bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất thường xuất phát từ chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh như: Uống ít nước, ăn ít chất xơ, ít hoặc không vận động,... Trong khi đó, nguyên nhân chủ yếu gây táo bón ở các bà bầu trong giai đoạn sau của thai kỳ là do trọng lượng và kích thước của thai nhi tăng áp lực lên thành trực tràng. Từ đó, dẫn đến cản trở quá trình tống phân ra ngoài.

Ngoài ra, một số trường hợp mẹ bầu uống sắt và các dưỡng chất bổ sung khác cũng có thể dẫn đến táo bón.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/meo_chua_roi_loan_tieu_hoa_o_ba_bau_1_dcc03ce49f.jpg)

Táo bón là một trong các dạng rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai

Đầy bụng, ợ hơi

Chậm tiêu và đầy bụng là một trong các vấn đề tiêu hóa phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này mặc dù không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng thường đem lại nhiều phiền toái cho các bà bầu bởi những triệu chứng như:

  • Cảm giác căng tức và khó chịu ở bụng;
  • Có dấu hiệu đau bụng râm ran, đôi lúc có ợ chua, ợ khan;
  • Chán ăn hoặc nhanh no.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể là một khái niệm xa lạ với nhiều bà bầu nhưng thực chất đây là thuật ngữ để chỉ chung cho các triệu chứng thường gặp khi mang thai như: Đau bụng, đầy hơi, nôn mửa, khó tiêu, chán ăn,... Đặc biệt là ở nhiều thai phụ, IBS còn gây ra những triệu chứng nặng nề như đi ngoài nhiều lần trong ngày và đau bụng quặn thắt, gây ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Bên cạnh những nguyên nhân rối loạn tiêu hóa kể trên, hội chứng ruột kích thích ở thai phụ còn liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai. Vì khi mang thai, lượng hormone progesterone và estrogen trong máu tăng lên ảnh hưởng đến hoạt động của ruột và dạ dày, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/meo_chua_roi_loan_tieu_hoa_o_ba_bau_2_e2c48d3384.jpg)

Hội chứng ruột kích thích bao gồm nhiều triệu chứng gây khó chịu cho đường tiêu hóa thai phụ

Các mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu tại nhà

Để cải thiện rối loạn tiêu hóa hiệu quả mà an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, bạn có thể tham khảo một số mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu sau đây:

Uống nhiều nước là mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu đơn giản nhất

Hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Khi cơ thể đủ nước sẽ hạn chế được tình trạng táo bón. Mặt khác, khi bị tiêu chảy trong rối loạn tiêu hóa, các bà bầu cũng cần bù nước bằng cách uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây hoặc oresol.

Lưu ý: Mẹ bầu chỉ nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây nguyên chất, hạn chế uống trà, cà phê và các loại nước đóng chai khác.

Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa

Theo khuyến cáo, mỗi ngày phụ nữ mang thai cần bổ sung ít nhất 28g chất xơ trong khẩu phần ăn. Điều này giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, hầu hết các bà bầu đều không đáp ứng đủ lượng chất xơ này.

Vì vậy, thai phụ đều được khuyến khích ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt,... để có thể duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh trong suốt thời kỳ mang thai.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/meo_chua_roi_loan_tieu_hoa_o_ba_bau_3_26885f73f7.jpg)

Ăn nhiều chất xơ là một trong những mẹo chữa rối loạn tiêu hóa ở bà bầu

Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày

Đây là một trong các mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu hiệu quả mà các mẹ nên thử. Trước tiên, bạn có thể thử cắt giảm bớt lượng thức ăn cho mỗi bữa ăn và chia ra ăn nhiều bữa hơn trong ngày.

Điều này không chỉ giúp các mẹ bầu đối phó được với tình trạng chán ăn do ốm nghén mà còn giải quyết được các vấn đề rối loạn tiêu hóa khác liên quan đến chế độ ăn uống không được cân đối trong ngày.

Duy trì chế độ tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với thai kỳ

Ngồi nhiều và ít vận động cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa trong giai đoạn mang thai. Vì vậy, các mẹ bầu được khuyến khích duy trì vận động mỗi ngày. Đồng thời, vận động cũng là một trong những cách chữa táo bón hiệu quả.

Các mẹ có thể chọn cho mình một số bài tập yoga hay đi bộ nhẹ nhàng để tập luyện và duy trì chúng thành những thói quen mỗi ngày.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/meo_chua_roi_loan_tieu_hoa_o_ba_bau_4_d5029a890b.jpg)

Tập thể dục thể thao nhẹ giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Thuốc nhuận tràng hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Thuốc nhuận tràng sẽ giúp làm mềm phân và hỗ trợ điều trị cho các tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các tác dụng phụ của thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhuận tràng điều trị rối loạn tiêu hóa nhé!

Khi nào rối loạn tiêu hóa ở bà bầu cần đi khám bác sĩ?

Mặc dù rối loạn tiêu hóa có thể được cải thiện tại nhà thông quả các lời khuyên kể trên nhưng các mẹ bầu cũng không nên chủ quan, dựa dẫm hoàn toàn vào các mẹo chữa rối loạn tiêu hóa này. Bởi trong một số trường hợp, rối loạn tiêu hóa không được điều trị tốt sẽ biến chứng và ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe của thai phụ.

Khi phát hiện các dấu hiệu sau, bạn nên đi khám bác sĩ ngay:

  • Tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày hoặc tiêu chảy phân có máu và chất nhầy;
  • Các triệu chứng mất nước như: Hoa mắt, chóng mặt, khô miệng;
  • Đau bụng kèm theo dấu hiệu co thắt tử cung liên tục như báo hiệu chuyển dạ sớm.

Trên đây là một số mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng: Dù tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai phổ biến và không quá nguy hiểm nhưng các mẹ cũng đừng nên chủ quan và lơ là nhé!