Mẹo nhớ nhanh công thức Vật lý 9

Các phương pháp ghi nhớMuốn học bài mau thuộc nhất thiết phải học có phương pháp. Qua các chương trước chúng tôi đã trình bày một số phương pháp để giúp bạn trong việc học bài sao cho mau thuộc. Trong chương này xin hướng dẫn bạn đi sâu vào chi tiết hơn khi thực hiện các phương pháp ấy.

1. Ghi thành dàn bài:

Thực tế có nhiều bạn chỉ nghe nói ghi dàn bài, nhưng chưa rõ phương thức ghi cụ thể ra sao.- Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Vì có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn bài. Bạn chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính (Ví dụ là A - B - C). Trong phần A - có nhiều mục nhỏ, bạn có thể sắp xếp các mục nhỏ ấy gọi là "tiêu đề" bằng những chữ số:1, 2, 3... - Và tiếp theo các phần B-C cũng thế. Phần nào cũng có những tiêu đề riêng. - Nhưng trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm để dễ nhớ. 

- Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó.

2. Nhẩm trong óc


Bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài. - Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. - Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn. - Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem. 
* Một bài học gọi là được nắm chắc là khi bạn:

- Trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra. - Hiểu bài thông suốt từng phần cũng như toàn bài. - Nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác. Nếu là môn học như Toán - Lý- Hóa- Sinh thì các quy tắc các công thức, các định lý, định đề... bạn phải thuộc thật nhuần nhuyễn mới được.Môn Văn: Cần ghi nhớ các tên và tiểu sử tác giả. Thuộc kỹ các bài thơ, các đoạn văn xuôi, chọn lọc và nhớ bài thơ này của tác giả nào, bài văn kia tác giả là ai. Tránh tình trạng lộn xộn, lẫn tên tác giả này với tác giả khác, hoặc bài văn xuôi mà lại ghi tên tác giả là một nhà thơ v.v...Các phần văn xuôi hay thơ, bạn đều phải nắm bố cục chặt chẽ, chủ đề tư tưởng và nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Ngoài ra bạn nên trích dẫn những đoạn văn hay, bài thơ hay, ghi vào sổ tay bạn để dễ học thuộc. Thuộc nhiều thơ văn để tạo vốn từ phong phú khi làm bài. Môn Sử, Ðịa: Cần nắm rõ đặc thù từng môn để dễ học. - Sử: Cần nhớ chính xác các mốc thời gian của sự kiện và luyện cách phân tích tổng hợp để rút ra được những bài học lịch sử một cách chính xác. - Ðịa: Nắm rõ đặc điểm địa thế từng bước từng vùng, tên sông, tên núi, nguồn tài nguyên khoáng sản.v.v... 
3. Ghi ra giấy

Ngoài cách ghi thành dàn bài chi tiết, bạn có thể ghi riêng ra giấy. Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Từ giấy xếp lại bỏ túi để lâu lâu khi cần nhẩm lại, nếu quên bạn có thể mở ra xem. 

Nhưng phải ghi bằng cách nào? 

Ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải học thuộc. Nói tóm: Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời an vô mà ích lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất. 

Một điểm nữa là bạn phải hết sức sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và kết hợp chặt chẽ để việc học tập của bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương pháp mà tùy khả năng vận dụng cho phù hợp. 


Đặc biệt là bảng cẩm nang mà chúng tớ mách nhỏ, độc lắm luôn!1. Không chỉ học chay

1.Học Vật lý phải kết hợp giữa nhớ công thức với làm bài tập. Nếu chỉ cố ngồi đọc vẹt công thức bạn sẽ quên ngay sau vài tích tắc hoặc dễ rơi vào những cái hố nhầm lẫn to đùng đoàng. Nếu công thức được hút ra khỏi bộ nhớ nhờ nam châm bài tập thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Bài tập tạo cho bạn những "bối cảnh" cơ bản để ghi nhớ công thức. Ví dụ như: "À! Dạng bài này mình đã từng dùng những công thức thế này!". Mỗi công thức cố gắng luyện tập năm đến bảy bài tập là bạn cứ vô tư đê.

2. Chứng minh công thức

Việc chứng minh công thức giúp bạn hiểu tận gốc rễ vấn đề. Sau khi chứng minh thành công công thức bạn không chỉ nhớ nó rất lâu mà còn biết áp dụng một cách chính xác vào từng trường hợp cụ thể.



3. Ghi nhớ một vài công thức rồi từ đó suy ra công thức khác

Công thức vật lý khá là nhiều. Để ghi nhớ được hết chẳng hề dễ dàng và đơn giản chút nào. Chính vì vậy, hãy chỉ học một vài công thức điển hình, tổng quát rồi từ đó suy rộng hoặc đơn giản hóa để có được các công thức khác. Bạn sẽ thấy được giảm bớt áp lực, từ đó học tập cũng trở nên thoải mái hơn.

Tớ đưa một ví dụ rất đơn giản nhé:

Ta có công thức tính công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua: P= Q/t

Đồng thời cũng biết rằng: Q=RI2t

Từ đó dễ dàng thu được công thức: P= RI2.

4. Thần chú xì-tin

Bạn sẽ kết nổ đĩa cách này cho mà xem! Học thế này chữ chạy đi đâu được cơ chứ. Vừa hài, vừa dễ nhớ dã man luôn! Nghía bảng công thức này nhá:



CÔNG THỨC TÍNH VẬN TỐC Muốn tìm vận tốc thì sao? Quãng đường thời dưới chia nhau ra liền Quãng thì lấy vận nhân thời Quãng mà chia vận thì thời ra ngay   CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT RẮN Áp suất ký hiệu là P F đem chia S ta tìm được p Còn F ta tính sao đây? Lấy p nhân S ra ngay thôi mà Tìm S cũng chẳng khó gì? F trên p dưới, tính nào khó chi!   CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT LỎNG Áp suất chất lỏng cũng p p bằng d,h nhân vào nhé em! Tìm d, trọng lượng riêng bằng Bằng p chia h, tính nào khó chi! Bây giờ đến h, chiều cao: Lấy p áp suất, chia d ra liền.   CÔNG THỨC ĐỊNH LUẬT ÔM Cường độ dòng điện là I Tìm I ta lấy U chia e-rờ(R) Còn U thì tính sao đây? Còn U thì lấy e-rờ(R) nhân I E-rờ(R) cũng dễ thôi mà U trên I dưới, chia nhau ra liền.   CÔNG THỨC TÍNH CÔNG SUẤT ĐIỆN P là công suất nhé em! Tìm P t lấy U I nhân vào Nhỡ U chẳng có thì sao? Dễ thôi ta lấy I bình nhân R Nếu mà em chẳng có I Thì em hãy lấy U bình chia R Ngoài ra P cũng tính bằng: A trên t dưới, chia nhau ra liền Đặc biệt em nhớ giùm cho Cho dù nối tiếp hay là song song Thì P mạch chính cũng bằng Bằng P của mỗi thành phần cộng vô   HỆ THỨC ĐỊNH LUẬT JUN-LENXƠ Jun-lenx, định luật nằm lòng Tìm Q nhiệt lượng ta làm như sau Bình I, cường độ nhé em Xong rồi nhân tích R, t ra liền Q này em nhớ là Jun Còn đơn vị nữa, nhưng ta ít dùng Đó là đơn vị Calo Thì đem Q đó, nhân thêm số này (0,24)  

Cách nhớ khác

Mẹo hay học công thức Vật lý, bí kíp học môn vật lý, Mẹo nhớ nhanh công thức Vật lý 10, Mẹo nhớ nhanh công thức Vật lý 12, Cách suy ra công thức Vật lý 10, Cách suy ra công thức Vật lý 11, Các công thức vật lý 8 cần nhớ pdf, Câu thần chú Vật lý 12, Các bài thơ về công thức vật lý, Cách rút công thức vật lý 12, Cách học tốt môn lý 9, Cách học tốt môn Vật lý lớp 6, Cách học Vật lý 12 hiệu quả, Cách học vật lý 11 hiệu quả, Bí quyết thi học sinh giỏi lý, Cách học giỏi lý 7, Hướng dẫn học sinh tự học môn Vật lý, Khó khăn khi học môn Vật lý 

 

Mẹo hay học công thức Vật lý, bí kíp học môn vật lý, Mẹo nhớ nhanh công thức Vật lý 10, Mẹo nhớ nhanh công thức Vật lý 12, Cách suy ra công thức Vật lý 10, Cách suy ra công thức Vật lý 11, Các công thức vật lý 8 cần nhớ pdf, Câu thần chú Vật lý 12, Các bài thơ về công thức vật lý, Cách rút công thức vật lý 12, Cách học tốt môn lý 9, Cách học tốt môn Vật lý lớp 6, Cách học Vật lý 12 hiệu quả, Cách học vật lý 11 hiệu quả, Bí quyết thi học sinh giỏi lý, Cách học giỏi lý 7, Hướng dẫn học sinh tự học môn Vật lý, Khó khăn khi học môn Vật lý 

Các bộ đề thi khác có thể bạn quan tâm

Xem thêm các bộ đề thi khác:
>>>Bộ đề thi thử THPTQG Môn Toán <<<
>>>Bộ đề thi thử THPTQG Môn Vật lý <<<
>>>Bộ đề thi thử THPTQG Môn Hoá học  <<<
>>>Bộ đề thi thử THPTQG Môn sinh học <<<
>>>Bộ đề thi thử THPTQG Môn Lịch sử <<<
>>>Bộ đề thi thử THPTQG Môn Văn học <<<
>>>Bộ đề thi thử THPTQG Môn Địa lý <<<
>>>Bộ đề thi thử THPTQG Môn GDCD, CÔNG DÂN <<<
>>>Bộ đề thi thử THPTQG Môn Tiếng anh <<<
Đề thi chính thức các năm
>>>Đề thi chính thức THPTQG Môn Toán <<<
>>>Đề thi chính thức THPTQG Môn Vật lý <<<
>>>Đề thi chính thức THPTQG Môn Hoá học  <<<
>>>Đề thi chính thức THPTQG Môn sinh học <<<
>>>Đề thi chính thức THPTQG Môn Lịch sử <<<
>>>Đề thi chính thức THPTQG Môn Văn học <<<
>>>Đề thi chính thức THPTQG Môn Địa lý <<<
>>>Đề thi chính thức THPTQG Môn GDCD, CÔNG DÂN <<<
>>>Đề thi chính thức THPTQG Môn Tiếng anh <<<

 Tags: Mẹo hay học công thức Vật lý, bí kíp học môn vật lý, Mẹo nhớ nhanh công thức Vật lý 10, Mẹo nhớ nhanh công thức Vật lý 12, Cách suy ra công thức Vật lý 10, Cách suy ra công thức Vật lý 11, Các công thức vật lý 8 cần nhớ pdf, Câu thần chú Vật lý 12, Các bài thơ về công thức vật lý, Cách rút công thức vật lý 12, Cách học tốt môn lý 9, Cách học tốt môn Vật lý lớp 6, Cách học Vật lý 12 hiệu quả, Cách học vật lý 11 hiệu quả, Bí quyết thi học sinh giỏi lý, Cách học giỏi lý 7, Hướng dẫn học sinh tự học môn Vật lý, Khó khăn khi học môn Vật lý

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ đề