Mèo ko có đặc điểm tiêu hóa cơ học năm 2024

“Mèo có thể ăn được thức ăn của chó và ngược lại chó cũng có thể ăn được thức ăn của mèo”- Điều đó đúng hay là lầm tưởng tai hại về nhu cầu dinh dưỡng của hai loài này?

Lầm tưởng về nhu cầu dinh dưỡng

Nhắc tới thỏ chúng ta liền liên tưởng ngay đến cà-rốt. Thỏ thích ăn cà-rốt, nhưng bạn có bao giờ đặt câu hỏi, thỏ ăn cà-rốt có tốt cho sức khỏe chúng không? Thực tế, cà-rốt không phải là thức ăn lý tưởng cho loài động vật này. Theo How Stuff Works, những con thỏ ăn quá nhiều cà rốt có thể bị béo phì do phần lớn cà rốt không cung cấp calo cho chúng. Ngoài ra, việc tiêu thụ cà rốt quá mức thậm chí còn gây hại cho thỏ, dẫn đến một số vấn đề như khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lầm tưởng về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. Những lầm tưởng này tồn tại thời gian dài, vô hình trung sẽ được nhận định là “những sự thật”. Và đôi khi “những sự thật” này lại chính là “kẻ hủy diệt” bào mòn sức khỏe vật nuôi của bạn ngày qua ngày mà bạn không biết cho đến khi sức khỏe của chúng bị tổn hại nghiêm trọng, cần được can thiệp bằng y khoa.

Quay lại với đối tượng chính là chó và mèo, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy: Sự khác biệt về thể chất và hành vi giữa chó và mèo là rõ ràng, hầu như ai trong chúng ta cũng nắm bắt được các việc sau: Chó là bọn “ruột để ngoài da” còn mèo thì “mặt lạnh như tiền” hay chó có bản năng tự nhiên để đuổi theo những động vật nhỏ hơn là nấp trốn, trong khi việc ẩn nấp, rình mồi lại là một hành vi bản năng của mèo,... Nhưng sự khác biệt về trao đổi chất bên trong và tác động của nó đến chế độ ăn uống của mèo và chó thì lại ít được chú ý đến.

Mèo và chó có sự khác biệt về chế độ dinh dưỡng

Điều đó dẫn đến, lầm tưởng của hầu hết các chủ nuôi chính là cho rằng thức ăn cho mèo và chó là giống nhau. Mọi người tin rằng họ có thể lấy thức ăn cho chó cho mèo ăn và ngược lại. Sự thật là, không nên cho mèo ăn thức ăn cho chó và cũng không được nuôi chó bằng thức ăn cho mèo. Các chuyên gia thú y cho biết, mèo và chó có hệ tiêu hóa khác nhau và nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau hoàn toàn. Do đó, việc hai loài này ăn thức ăn của nhau quá thường xuyên và liên tục có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.

Sự khác biệt về nhu cầu dinh dưỡng

PFI (Viện Thức ăn Vật nuôi, thành lập năm 1958, trụ sở tại Washington, DC) đã thảo luận nguyên nhân khiến nhu cầu dinh dưỡng của mèo khác với chó, ý nghĩa của nó đối với sức khỏe của con vật và đã rút ra được 5 điểm khác biệt về nhu cầu dinh dưỡng như sau:

1. Tập tính ăn

Cả chó và mèo đều thuộc lớp động vật có vú và ăn thịt, vốn được con người thuần hóa từ cách đây hơn 15.000 năm. Tuy nhiên các nhà khoa học có sự phân chia rõ ràng: mèo là động vật hoàn toàn ăn thịt và chó là động vật ăn tạp. Loài mèo không thể duy trì sự sống nếu chúng không ăn thịt ở bất kỳ hình thức nào, loài chó có thể sống sót dù chỉ ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật (tuy nhiên thức ăn đơn thuần có nguồn gốc thực vật không phải là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho chó).

Là động vật bắt buộc ăn thịt, mèo cần các chất dinh dưỡng có trong các thành phần gốc động vật, chẳng hạn như cơ và thịt nội tạng để tồn tại và hệ tiêu hóa của nó cũng chứa các hoạt chất tiêu hóa khác với chó. Nếu công thức thức ăn cho mèo không chứa các thành phần có nguồn gốc động vật, thì công thức của nó phải được phân chia, đánh giá cẩn thận để đảm bảo vẫn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu.

2. Axit amin

Axit amin là thành phần quan trọng, cấu thành nên các protein khác nhau, đảm nhiệm nhiều vai trò và chức năng trong các hoạt động sống của cơ thể. Đối với protein trong chế độ ăn uống, mèo có nhu cầu cao hơn chó do cơ thể mèo không có khả năng điều tiết tốc độ enzym phá vỡ protein. Ngược lại chó có thể tự tạo axit amin từ cỗ máy hóa học bên trong cơ thể.

Mèo cũng có nhu cầu về chế độ ăn uống đối với taurine- một dạng axit hữu cơ có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cao hơn chó vì khác với chó, chúng có ít enzyme để tổng hợp taurine. Nếu mèo không được cung cấp đủ lượng taurine cao, chúng có thể mắc bệnh tim (bệnh cơ tim giãn nở, suy tim), suy sinh sản, phát triển bất thường như mèo con hoặc bị thoái hóa võng mạc.

Arginine cũng rất quan trọng đối với chế độ ăn của mèo vì chúng chỉ có thể sử dụng axit amin này đó để tạo ra một axit amin khác là ornithine- liên kết với amoniac do cơ thể tạo ra khi phân hủy protein. Amoniac có độc tính cao, và lượng dư thừa có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, chó có thể tạo ra ornithine theo những cách khác.

3. Axit béo

Axit béo thiết yếu là chất dinh dưỡng không thể được tổng hợp đủ số lượng chỉ trong cơ thể vật nuôi mà phải được hấp thụ qua thức ăn. Arachidonic là một trong số những axit béo thiết yếu. Chó có thể sản xuất axit Arachidonic từ axit linoleic và GLA nhưng mèo thì không thể. Chính vì vậy, chúng cần thức ăn có chứa hàm lượng Arachidonic cao hơn chó để tạo ra một phản ứng khích động, báo hiệu cơ thể gửi các chất chữa lành đến vị trí bị tổn thương để đông máu và hỗ trợ chức năng cho hệ tiêu hóa, hệ sinh sản, cũng như duy trì sự phát triển tương thích của da.

4. Vitamin

Chó cùng như nhiều động vật khác có thể tổng hợp niacin (một loại vitamin B) từ axit amin tryptophan nhưng mèo cũng lại không thể tự tổng hợp đủ chất này nên nó cần chế độ ăn giàu niacin. Trong số các chức năng khác, các vitamin này cần thiết để hỗ trợ sức khỏe của mắt và da, đồng thời cũng là quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo thành năng lượng. Thiếu niacin có thể dẫn đến biếng ăn, sụt cân, viêm nướu, tiêu chảy ra máu.

Một thông tin quan trọng nữa là mèo không có khả năng tổng hợp được vitamin A từ nguồn thực vật có chứa B-caroten mà chỉ có thể hấp thụ được nguồn vitamin A sẵn có trong nội tạng động vật. Nhưng chó thì khác, chó có thể chuyển hóa và tạo ra vitamin A từ cả nguồn thực vật và động vật. Đọc đến đây bạn có thể vỡ lẽ ra được lý do tại sao, các sản phẩm Bữa Ăn Tươi Pet Choy đều có một tỉ lệ nhất định gan và tim gà rồi phải không nè?

5. Công thức đặc biệt

Danh sách trên bao gồm một số điểm khác biệt cơ bản giữa nhu cầu dinh dưỡng, trao đổi chất bên trong giữa chó và mèo. Nhu cầu dinh dưỡng này còn có sự khác nhau dựa vào độ tuổi, kích cỡ, giống loài và thói quen hoạt động nhiều hay ít của mỗi thú cưng,..

Hiệp hội Văn phòng kiểm tra thực phẩm chăn nuôi Mỹ (AAFCO) đã xác lập “hồ sơ dinh dưỡng” cho các giai đoạn sống khác nhau của chó và mèo, bao gồm lượng chất dinh dưỡng tối thiểu cần thiết cho một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ. Các nhà sản xuất thức ăn cho thú cưng phát triển các công thức thức ăn phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng này cho từng đối tượng nhất định.

Bữa Ăn Tươi Pet Choy - Bữa ăn cân bằng dinh dưỡng

Chế biến thức ăn dinh dưỡng cho thú cưng tại gia là cách được tương đối nhiều người áp dụng. Tuy nhiên để đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe cho thú cưng trong mỗi bữa ăn thì đòi hỏi người nuôi phải có những hiểu biết nhất định về dinh dưỡng và dành thời gian chế biến. Ví dụ như thức ăn tươi cho mèo nên đa dạng gồm: thịt lợn nạc, thịt gà, thịt cừu, trứng chim cút, tim, gan, phổi, cật, cá, tôm, hoa quả, bông cải xanh, bí đỏ, dầu cá,...Tất cả những thức ăn tươi cần phải được nấu chín kỹ trước khi cho các chú mèo ăn để tránh tình trạng bị tiêu chảy và các bệnh lý nhiễm khuẩn đường ruột hoặc đôi khi xui xẻo không lựa chọn nguyên liệu kĩ lại dính phải kí sinh trùng: gạo heo, gạo bò,…

Để giải quyết vấn đề thiếu kiến thức về dinh dưỡng, không có thời gian chế biến cầu kỳ, thì thực đơn thức ăn chó mèo chế biến sẵn đang được bày bán nhiều trên các chợ thương mại điện tử. Việc quan trọng cần làm của chủ nuôi là nên tập cho mình thói quen đọc được các thông tin cơ bản trên sản phẩm của nhà sản xuất cung cấp như: nguyên liệu, nhu cầu dinh dưỡng, cách bảo quản, hướng dẫn sử dụng,.. Ngoài ra, nên tham gia các diễn đàn hoặc đọc các bài viết chuyên ngành dinh dưỡng cho chó mèo để củng cố thêm kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng của mình. Một lựa chọn đúng thường được bắt đầu từ sự hiểu biết đúng. Cẩm nang Pet Choy luôn cập nhật bài viết chuẩn y khoa mỗi ngày, sẽ cung cấp cho bạn nguồn kiến thức hữu ích vô tận, đồng hành cùng bạn trên con đường chăm sóc sức khỏe thú cưng.

Bữa ăn dinh dưỡng từ Pet Choy

Hơn thế nữa, Pet Choy tự tin mang đến những bữa ăn chất lượng cho thú cưng với 3 cam kết dinh dưỡng tối ưu là dinh dưỡng - an toàn - thơm ngon. Việc của bạn chỉ là mua hàng và tận dụng những lợi ích to lớn của nhãn hàng, thời gian còn lại trong ngày, bạn nên dành cho việc chơi đùa với thú cưng của bạn để cả hai xây dựng được mối quan hệ bền chặt hơn, cuộc sống viên mãn hơn thôi.

Khi nào mèo nên uống men tiêu hóa?

Khi nào thì cần dùng men tiêu hóa chó mèo? Men tiêu hóa Bene-bac (dạng bột & gel) được dùng khi thú cưng mắc phải các vấn đề như sau: Thú cưng thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón hoặc nôn mửa. Thay đổi thức ăn đột ngột khiến thú cưng gặp vấn đề về tiêu hóa.

Con mèo có những đặc điểm gì?

Loài mèo có đặc điểm là loài vật ưa sạch sẽ, thích nằm những chỗ ấm áp, thích sưởi nắng, có bản tính cẩn thận, gọn gàng, nhanh nhẹn. Trong cuộc sống, mèo là con vật biết giúp việc khá đắc lực cho con người, nó có thể bảo vệ hàng hóa nông sản, đồ vật,… khỏi bị lũ chuột tấn công.

Cho mèo ăn gì để dễ tiêu hóa?

Mèo rất thích các thực phẩm giàu đạm như cá, thịt, trứng, gan động vật, phô mai… Cá chứa hàm lượng đạm rất cao và cũng dễ tiêu hóa. Trong cá có taurine – một thành phần thiết yếu đối với mèo. Đảm bảo lượng taurine đủ sẽ giúp mèo điều hòa nhịp tim, hỗ trợ tiêu hóa và sinh sản.

Mèo ăn bao lâu tiêu hóa?

Sẽ mất khoảng 10–24 giờ để thức ăn cho mèo được tiêu hóa. Mặc dù phạm vi này nghe có vẻ rất rộng, nhưng ở người phạm vi thậm chí còn lớn hơn: 24-72 giờ. Lượng thức ăn, loại thức ăn và lượng nước uống chỉ là một số trong nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian tiêu hóa.

Chủ đề