Mẹo chữa trẻ ra mồ hôi trộm

Bài viết bởi Bác sĩ Đỗ Thị Linh Phương - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Nhìn bé ngủ yên bình là một trải nghiệm hạnh phúc. Sẽ thế nào nếu bạn thức dậy và thấy em bé ướt đẫm mồ hôi khi ngủ? Là cha mẹ, bạn có thể lo lắng và tò mò muốn biết liệu đổ mồ hôi vào ban đêm có bình thường ở trẻ hay không. Thông qua bài viết này sẽ trả lời các câu hỏi của bạn về nguyên nhân gây ra mồ hôi ban đêm ở trẻ sơ sinh.

Mồ hôi trộm là thuật ngữ dân gian hay gọi để chỉ hiện tượng xảy ra khi trẻ ra mồ hôi quá nhiều vào ban đêm khi ngủ, Có nhiều nguyên nhân gây ra mồ hôi ban đêm, và tình trạng này không nên bỏ qua nhất là khi nó thường xuyên xảy ra.

Khi trẻ ngủ say, chúng có xu hướng đổ mồ hôi, vì trẻ không cử động nhiều như người lớn. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên khi em bé ở một vị trí trong một thời gian dài và đổ mồ hôi là cách cơ thể điều chỉnh sự gia tăng nhiệt độ này.

Không giống như người lớn, tuyến mồ hôi của trẻ sơ sinh nằm gần đầu. Điều này khiến trẻ đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm, đặc biệt là vì trẻ không thay đổi tư thế đầu khi ngủ, nhiều như khi trẻ thức. Như đã đề cập ở trên, ngủ ở một tư thế có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, và đổ mồ hôi giúp đảm bảo thân nhiệt được điều hòa

Mẹo chữa trẻ ra mồ hôi trộm

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm khi ngủ do một số nguyên nhân khác nhau

Nhiệt độ phòng cao cũng có thể khiến trẻ ra mồ hôi quá nhiều vào ban đêm.

Đắp chăn cho trẻ trong mùa hè là một thực tế vẫn thường gặp. Điều này làm cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng lên, và dẫn đến việc chúng đổ mồ hôi quá mức.

Có một số tình trạng sức khỏe có thể dẫn đến đổ mồ hôi bất thường ở trẻ khi chúng đang ngủ vào ban đêm.

Trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh có thể đổ mồ hôi bất thường vào ban đêm trong khi ngủ. Những rối loạn như vậy xuất hiện trong khi chúng vẫn còn trong bụng mẹ, và những trẻ này có xu hướng đổ mồ hôi quá mức không chỉ trong lúc ngủ mà ngay cả khi ăn và chơi.

Ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là hiện tượng thỉnh thoảng trẻ lại không thở trong 1 thời gian ngắn, điều này khiến một số cơ quan khác trong cơ thể phải làm việc bù, dẫn đến tình trạng gắng sức, và do đó trẻ ra mồ hôi nhiều hơn. Trẻ em bị ngưng thở khi ngủ cũng biểu hiện các triệu chứng khác như da xanh và khò khè, cùng với mồ hôi ban đêm.

Mẹo chữa trẻ ra mồ hôi trộm

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi bất thường

Đôi khi, mặc dù nhiệt độ phòng được kiểm soát, trẻ vẫn đổ mồ hôi vào ban đêm. Điều này là do một tình trạng gọi là hyperhidrosis hay còn gọi là đổ mồ hôi quá mức. Tuy nhiên, đây không phải là một tình trạng nghiêm trọng và có thể được chữa khỏi được.

Kiểm soát nhiệt độ phòng: Đảm bảo rằng nhiệt độ phòng luôn mát mẻ. Bỏ chăn và khăn không cần thiết khỏi cũi để đảm bảo trẻ có một giấc ngủ thoải mái và an toàn.

Giữ cho trẻ đủ nước: Cung cấp đủ nước cho trẻ trước khi ngủ. Điều này sẽ giúp bù đắp cho việc mất nước xảy ra do đổ mồ hôi.

Mặc quần áo cho trẻ một cách phù hợp: Hãy nhớ cho bé mặc quần áo thoáng khí và nhẹ nhàng. Điều này sẽ giữ cho nhiệt độ cơ thể của em bé được kiểm soát và giảm hiện tượng đổ mồ hôi ban đêm. Bất kể trẻ có vấn đề ra mồ hôi đêm hay không cũng cần cho trẻ mặc quần áo thoải mái để có giấc ngủ ngon.

Bạn có thể cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu trẻ của bạn tiếp tục đổ mồ hôi vào ban đêm, ngay cả sau khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên. Nguyên nhân gây ra mồ hôi ban đêm ở trẻ phải được chẩn đoán đúng lúc, để điều trị thích hợp.

Hãy để ý những dấu hiệu hoặc triệu chứng khác ở bé, như đập đầu, đá, nghiến răng, ngáy và khịt mũi. Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này, cùng với đổ mồ hôi ban đêm, ở bé, bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa.

  • Đập đầu: Điều này thường thấy ở trẻ đang bị đau. Đau tai và mọc răng là nguyên nhân phổ biến của việc đập đầu.
  • Nghiến răng: Đau vì mọc răng, khó chịu khi bị đau tai hoặc khó chịu do nghẹt mũi, có thể gây nghiến răng.
  • Ngáy và khịt mũi: Trẻ bị nghẹt mũi do cảm lạnh có thể ngáy và khịt mũi khi ngủ

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Vì sao trẻ bị mồ hôi trộm?

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là hiện tượng trẻ bị ra nhiều mồ hôi mặc dù thời tiết không nóng và trẻ cũng không đang hoạt động nhiều. Trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều nhất là vào ban đêm. Vậy bé bị đổ mồ hôi trộm có đáng lo hay không? Làm sao để hết mồ hôi trộm ở trẻ? Bài viết dưới đây cho các bạn hiểu rõ hơn.

Đổ mồ hôi trộm là những đợt ra mồ hôi vào ban đêm nhiều đến mức làm ướt áo quần và giường ngủ, thường khiến chúng ta nghĩ đến tình trạng bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.

Đổ mồ hôi trộm về đêm khiến chúng ta thức giấc vì đổ mồ hôi trộm khi ngủ quá nhiều. Nếu đắp quá nhiều chăn khi ngủ, hoặc phòng ngủ quá nóng cũng dẫn đến tình trạng này.

Mồ hôi trộm bao gồm các thành phần như nước, muối và các chất cặn bã. Trong đó, nước chiếm đến hơn 90%. Chính vì thế, nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, cơ thể của trẻ sẽ bị mất đi một lượng nước và muối rất lớn, dẫn tới mệt mỏi, và dần dần là suy kiệt.

Bệnh đổ mồ hôi trộm rất phổ biến, xuất hiện ở nam và nữ, ở người lớn và trẻ nhỏ.

Có 2 loại mồ hôi trộm là Mồ hôi trộm sinh lý và Mồ hôi trộm bệnh lý.

  • Mồ hôi trộm sinh lý: Ở trẻ, sự trao đổi chất diễn ra mạnh hơn so với người lớn và hiện tượng đổ mồ hôi trộm nhiều hơn chính là cách để cơ thể của bé được tỏa nhiệt. Trong trường hợp này, mồ hôi trộm không gây tác động xấu đến sức khỏe của trẻ.
  • Mồ hôi trộm bệnh lý: Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ mắc một số bệnh như còi xương,.... Dấu hiệu nhận biết là trẻ đổ mồ hôi rất nhiều nhưng không phải do yếu tố thời tiết, môi trường, đặc biệt khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, bé đổ mồ hôi rất nhiều.

Bên cạnh hiện tượng đổ mồ hôi, trẻ còn có những biểu hiện khác như ăn uống kém, đầu xương to, ngực nhô,... Những nơi thường xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhiều nhất là vùng lưng, trán, nách, hay bàn tay, bàn chân,...

Mẹo chữa trẻ ra mồ hôi trộm

Trẻ bị còi xương dễ mắc mồ hôi trộm bệnh lý

Nếu trẻ thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vì thế, cha mẹ phải đặc biệt lưu ý và theo dõi trẻ, cần đưa trẻ đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Một số nguyên nhân như sau:

  • Thiếu vitamin D: Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, khi xương của trẻ đang được phát triển mạnh, nếu bị thiếu vitamin D cũng sẽ dẫn tới trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều. Đặc biệt, một số trẻ sinh non, bị nhẹ cân, còi xương, rối loạn tiêu hóa hay mắc những bệnh nhiễm khuẩn thì cũng dẫn tới thiếu vitamin D và bị đổ mồ hôi trộm.
  • Chứng tăng tiết mồ hôi: Bạn có thể đã biết về chứng tăng tiết mồ hôi ở người lớn với biểu hiện là bàn tay và bàn chân hay dính ướt do thường xuyên bị ra mồ hôi. Hội chứng này cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ. Nghĩa là khi ở trong căn phòng mát mẻ, thoáng đãng, nhưng trẻ vẫn tiết nhiều mồ hôi.
  • Mắc bệnh tim bẩm sinh: Các bậc phụ huynh lưu ý, nếu hiện tượng mồ hôi trộm ở trẻ không chỉ xảy ra trong khi ngủ mà còn diễn ra trong các hoạt động khác thì nguyên nhân có thể đến từ các bệnh lý về tim mạch.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Những trẻ sinh non có thể gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ. Hiện tượng này có thể kéo dài trong khoảng 20 giây, khi đó da bé tái nhợt kèm theo tiếng thở khò khè và cơ thể bé tiết ra nhiều mồ hôi.
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS: Trường hợp bé ngủ trong phòng quá nóng bức, không khí ngột ngạt sẽ có thể dẫn tới hội chứng đột tử SIDS. Phòng ngủ quá bí, khiến bé ngủ li bì, ra mồ hôi trộm nhiều và có thể ngừng thở.

Mẹo chữa trẻ ra mồ hôi trộm

Trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh có thể bị chứng mồ hôi trộm

  • Trẻ có mồ hôi trộm thường ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay – bàn chân, vì đó là nơi có nhiều tuyến mồ hôi nằm dưới da.
  • Dấu hiệu thường gặp ở trẻ là quấy khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không yên giấc, hay giật mình thức giấc nửa đêm. Theo lời chuyên khoa nhi khoa, trẻ con thường hay đổ mồ hôi ở giai đoạn ngủ sâu và có khả năng đổ mồ hôi trộm khi ngủ cao hơn người lớn vì hệ thống điều chỉnh nhiệt độ còn non nớt. Bên cạnh đó, bé có tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi so với kích thước cơ thể khá cao.

Làm thế nào khi trẻ hết mồ hôi trộm mà cha mẹ cần biết? Để khắc phục tình trạng này cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:

  • Bổ sung vitamin D: Có rất nhiều cách để bổ sung vitamin D. Cha mẹ có thể cho bé tắm nắng buổi sáng vào các khung giờ 6 đến 9 giờ (mùa hè) và từ 9 đến 10 giờ (mùa đông). Lưu ý, chỉ để da của bé tiếp xúc với ánh sáng, không nên cho mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Để cơ thể trẻ luôn mát mẻ, thoải mái: Tạo không gian rộng, thoáng mát và phòng ngủ không bí bách, ngột ngạt. Giúp trẻ vệ sinh sạch sẽ và bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng. Phụ huynh nên cho trẻ ăn các loại rau củ quả có tính mát như bí đao, cam, rau má, cải ngọt,... Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm nóng, chứa nhiều dầu mỡ để tránh ra nhiều mồ hôi, khiến trẻ ngứa và nổi mụn.

Mẹo chữa trẻ ra mồ hôi trộm

Bổ sung vitamin D giúp trẻ cải thiện các triệu chứng của tình trạng mồ hôi trộm

Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%. Biểu hiện bé thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, và có 1 số triệu chứng quan sát được như trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ. Bên cạnh việc bổ sung kẽm hợp lý, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... cho con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Vì sao vitamin D quan trọng với trẻ sơ sinh?

XEM THÊM: