Mẹ bị đau bụng đi ngoài có nên cho con bú không

Tình trạng mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú không? Nhiều bà mẹ lo lắng tình trạng sức khỏe của mình sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến con bởi lẽ sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh vào lúc này. Hãy cùng Buona Việt Nam tìm hiểu thông tin chi tiết dưới đây.

1/ Mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú không?

Khi mẹ bị tiêu chảy có thể cho con bú bình thường vì tiêu chảy do đường tiêu hóa đa phần không làm ảnh hưởng tới sức khỏe con. Triệu chứng bệnh lý này sẽ sớm biến mất sau vài ngày nếu mẹ áp dụng chế độ chăm sóc và sinh hoạt phù hợp.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sản phụ có đang sử dụng loại thuốc nào không. Nếu mẹ bị tiêu chảy kèm theo các dấu hiệu như sốt, nôn và đi ngoài ra máu, tốt nhất là mẹ không cho con bú và nhanh chóng đến kiểm tra và thăm khám tại cơ sở y tế.

Tiêu chảy là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở nhiều bà mẹ sau khi sinh. Điều này là do đường ruột của mẹ chưa thể hoạt động bình thường trở lại nên hệ tiêu hóa gặp nhiều khó khăn.

2/ Nguyên nhân mẹ sau sinh bị tiêu chảy

Mẹ bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân. Một trong những lý do phổ biến là dùng thuốc nhuận tràng trong khoảng thời gian sau sinh để giảm triệu chứng táo bón. Ngoài ra, mẹ sau sinh bị đi ngoài cũng có thể do căng thẳng khi sinh con. Đây đều là những nguyên nhân khiến mẹ đắn đo không biết có nên cho bé bú không.

Một số bà mẹ bị tiêu chảy cũng có thể do viêm dạ dày ruột truyền nhiễm và hầu hết là do virus gây ra. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì bệnh này không thể truyền sang con qua đường sữa mẹ. Thực tế còn cho thấy việc cho con bú trong lúc này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm của bé.

3/ Khi mẹ cho con bú bị tiêu chảy cần làm gì

Biết được mẹ tiêu chảy có nên cho con bú không, bạn cũng cần phải lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và con. Dưới đây là một vài gợi ý chăm sóc tại nhà để giúp mẹ nhanh chóng khỏi bệnh và cho con bú tốt hơn.

Bổ sung nước và điện giải

Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất nhiều nước. Do vậy, trong khi băn khoăn mẹ bị tiêu chảy có nên cho bé bú không, mẹ phải đảm bảo chắc chắn rằng cơ thể mình duy trì đủ lượng nước cần thiết. Việc thiếu hydrat hóa sẽ khiến mẹ (đặc biệt những bà mẹ cơ thể yếu) sẽ chóng mặt khi đứng dậy sau khi nằm hoặc ngồi.

Ngoài nước, bạn có thể dùng chất điện giải để tăng tốc quá trình bổ sung nước đầy đủ. Bên cạnh đó, có thể ăn các món ăn như canh, cháo, súp vì chúng vừa dễ hấp thu lại vừa giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng.

Ngủ nghỉ hợp lý

Ngoài việc mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú và cần phải bổ sung nước, mẹ cũng cần phải ngủ nghỉ hợp lý. Tiêu chảy (đặc biệt là do truyền nhiễm) sẽ khiến cơ thể mẹ thấy mệt mỏi, do vậy nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt là điều rất quan trọng với các bà mẹ lúc này.

Hãy dành thời gian nghỉ ngơi bên cạnh con, cho con bú khi bé muốn mà không cần phải tỉnh giấc.

Mẹo dân gian chữa tiêu chảy

Một số bài thuốc dân gian được các mẹ truyền tai nhau áp dụng rất hiệu quả như:

  • Nấu nước lá ổi với vỏ bưởi khô để uống
  • Dùng búp ổi nhai cùng vài hạt muối

Các mẹ có thể thử áp dụng 2 cách này để làm giảm tình trạng tiêu chảy và sớm trở về trạng thái sức khỏe bình thường. Qua đó, sẽ không còn phải lo việc mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú hay không nữa.

Thực phẩm nên ăn

Mẹ cho con bú bị tiêu chảy nên ăn các thực phẩm có ít chất xơ, để nhanh chóng giảm các triệu chứng của bệnh lý này. Ngoài ra, sau mỗi bữa ăn, mẹ nên uống một tách trà gừng, mật ong, bạc hà hoặc hoa cúc… Đây là những đồ uống sẽ giúp làm sạch khuẩn đường ruột và chống viêm hiệu quả.

Thêm vào đó, ăn thêm sữa chua để bảo vệ đường ruột tốt hơn và giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động cân bằng.

Vệ sinh sạch sẻ

Luôn ghi nhớ rằng phải rửa tay sạch sẽ sau khi vệ sinh và trước – sau khi chuẩn bị thức ăn để không làm bệnh lý viêm dạ dày ruột lây sang người khác, đặc biệt là đối tượng em bé. Nhiều bà mẹ vội vàng cho con bú vì bé quấy khóc nên thường không để ý điều quan trọng này. Do đó, bạn cần chú ý để đảm bảo bé không bị virus truyền nhiễm xâm nhập.

Dùng men vi sinh

Ngoài những biện pháp chăm sóc trên, mẹ có thể tham khảo sử dụng Simbiosistem Bustine – một loại men vi sinh đặc hiệu trong loạn khuẩn đường ruột và giúp hệ tiêu hóa nhanh chóng hoạt động bình thường trở lại.

Sản phẩm được chứng nhận an toàn bởi tổ chức DSMZ uy tín hàng đầu thế giới và được đánh giá cao với nhiều ưu điểm nổi trội như:

  • Hỗ trợ điều trị tiêu chảy và các trường hợp loạn khuẩn đường ruột như đau bụng, hấp thu kém
  • Hỗ trợ làm ổn định hệ tiêu hóa và bổ sung lợi khuẩn tốt
  • Cải thiện vi sinh đường ruột

Với những công dụng hiệu quả của sản phẩm men vi sinh Simbiosimtem Bustine, mẹ bị tiêu chảy sẽ sớm khỏi bệnh và không phải lo lắng việc mẹ đang cho con bú bị tiêu chảy. Bạn có thể hoàn toàn an tâm và sử dụng sản phẩm đến từ thương hiệu Ý uy tín và chất lượng này.

Về cơ bản, mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú vì thông thường các bệnh lý như vậy không thể lây sang cơ thể bé bằng đường sữa mẹ. Hơn nữa, sữa mẹ còn giúp con tránh khỏi các bệnh tương tự nhờ chứa nhiều kháng thể tốt. Trong một số trường hợp, mẹ có những triệu chứng lạ thường, đừng chủ quan mà hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị phù hợp.

Mẹ bị tiêu chảy, con bú sữa cũng lây bệnh?

Bạn đọc Trần Thị T.A () hỏi: Con tôi 4 tháng tuổi, bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng vẫn có nhiều đợt tiêu chảy. Bản thân tôi bụng yếu nên cũng hay bị tiêu chảy, lúc đó con có bị "lây" qua sữa không? Có đợt tôi không sao nhưng bé vẫn bị, vì sao?

  • Uống sữa là đau bụng, tiêu chảy: Tập uống thế nào để khỏi?

  • Vì sao bé chỉ bú sữa mẹ vẫn bị tiêu chảy?

  • Tiêu chảy cấp: Chăm đúng sẽ khỏi nằm viện

  • Bú sữa mẹ kéo giảm nguy cơ bệnh bạch cầu

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời: Quả thật một số thứ người mẹ ăn vào có thể đi qua sữa và nhiều trường hợp mẹ bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn, con cũng bị theo. Vì vậy bạn nên cố gắng lựa chọn thực phẩm an toàn. Nếu bị đau bụng, tiêu chảy thì bạn nên đi khám và thông báo với bác sĩ mình đang cho con bú để kê toa phù hợp. Bạn cùng cần rửa tay thường xuyên để tránh lây bệnh cho bé.

Thức ăn người mẹ ăn vào có thể đi qua sữa, nếu mẹ bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn, con cũng bị theo (Ảnh minh họa từ Internet)

Bạn cũng cần xem lại cách cho bé bú, bé phải bú cạn một bên bầu ngực mỗi lần, nếu còn đói mới chuyển qua bên kia. Bởi khi bé mới bú thì sữa tiết ra sẽ loãng hơn, khi bú gần cạn thì sữa đặc dần. Nếu chỉ bú một phần sữa trong bầu vú thì bé sẽ tiêu thụ quá nhiều sữa loãng, vừa thiếu dinh dưỡng vừa hay bị tiêu chảy.

Khi bé đang tiêu chảy, bạn có thể khắc phục bằng cách nặn bớt một ít sữa trong ra trước khi cho bé bú, như vậy bé sẽ bú sữa đặc nhiều hơn. Khi hết bệnh thì cho bú như bình thường bởi nếu bú sữa đặc nhiều quá, thiếu sữa trong thì bé lại dễ táo bón.

Thu Anh ghi

Video liên quan

Chủ đề