Mẫu đơn xin nghỉ bán hàng

Trong một số trường hợp, Đơn xin nghỉ kinh doanh hộ cá thể được hiểu là văn bản thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh cho Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thông thường, đơn cần được trình bày theo mẫu nhất định theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu pháp luật không quy định mẫu đơn được sử dụng, bạn có thể sử dụng theo mẫu dưới đây.

Đơn xin nghỉ kinh doanh hộ cá thể là văn bản được chủ hộ kinh doanh cá thể sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét, chấp nhận cho chủ thể này nghỉ hoạt động kinh doanh hộ cá thể.

Công ty Luật LVN – Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191

Mẫu Đơn xin nghỉ kinh doanh hộ cá thể

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

 ………., ngày…. tháng…. năm…….

ĐƠN XIN NGHỈ KINH DOANH HỘ CÁ THỂ

Kính gửi: – Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã)……………

– Chi cục thuế quận (huyện, thị xã)……………….

(Hoặc những chủ thể có thẩm quyền khác tùy thuộc vào mục đích làm đơn của bạn)

– Căn cứ  Bộ luật lao động năm 2012;

– Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

– Căn cứ Hợp đồng lao động số…………….. ngày…./…./……. Giữa……….. và……….;

– Căn cứ…;

– Căn cứ tình hình thực tế của bản thân.

Tên tôi là:……………………………             Giới tính:………….

Sinh ngày…. tháng…… năm……………

Giấy CMND/thẻ CCCD số:…………………… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…………….

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện nay ………………………………………………………………………….

Điện thoại liên hệ: …………………………

Xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:

Tôi là:……………… (tư cách làm đơn, ví dụ: là chủ hộ kinh doanh cá thể)

Tại địa điểm:………………………………….

Ngành, nghề kinh doanh:……………………………….

Mã số thuế:……………………………………

Giấy phép kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số:……………………… do………………………. cấp ngày…./…../…..

Mức doanh thu và thuế nộp từ ngày…/…./…… đến hết ngày…/…./……. (đợt kết toán thuế gần nhất):

1./Doanh thu:………………………..

2./Thuế GTGT:……………………….

3./Thuế TNDN:……………………

Tuy nhiên, vì một số lý do sau:

……………………………………………

……………………………………………

(Bạn trình bày cụ thể lý do, hoàn cảnh dẫn đến việc bạn làm đơn, đó có thể là do tình hình kinh tế của gia đình bạn gặp khó khăn, bạn có việc đột xuất,…)

Hiện nay, tôi có nhu cầu nghỉ kinh doanh hộ kinh doanh cá thể tại địa điểm……………………….. từ ngày…./……/……. Đến ngày…./…../……..

Do vậy, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và đồng ý sự việc mà tôi đã nêu trên. Nếu được chấp nhận đề nghị trên, tôi xin hứa sẽ chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân theo quy định của pháp luật.

Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng và xin chịu trách nhiệm về nguyện vọng này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

Tham khảo thêm:

Đơn xin chấm dứt hộ kinh doanh cá thể là gì? Khi nào soạn đơn xin chấm dứt kinh doanh hộ cá thể? Mẫu đơn xin chấm dứt kinh doanh hộ cá thể mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo đơn xin chấm dứt kinh doanh hộ cá thể chi tiết nhất? Thủ tục đề nghị chấm dứt kinh doanh hộ cá thể?

Hiện nay mô hình hộ kinh doanh cá thể trở nên khá phổ biến ở nước ta bởi chế hộ sổ sách kế toán đơn giản, vốn vận hành không cao và đặc biệt phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Mọi hoạt động về thành lập, tạm ngừng hay chấm dứt kinh doanh hộ cá thể phải tuần theo quy định của páp luật. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia gửi đến bạn đọc những kiến thức pháp lý liên quan đến thủ tục chấm dứt kinh doanh hộ cá thể mới nhất hiện nay:

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Đơn xin chấm dứt kinh doanh hộ cá thể là gì?
  • 2 2. Khi nào soạn đơn xin chấm dứt kinh doanh hộ cá thể?
  • 3 3. Mẫu đơn xin chấm dứt kinh doanh hộ cá thể mới nhất:
  • 4 4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin chấm dứt kinh doanh hộ cá thể chi tiết nhất:
  • 5 5. Thủ tục đề nghị chấm dứt kinh doanh hộ cá thể:

Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về thủ tục đăng ký kinh doanh của Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:” Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”

Đơn xin chấm dứt kinh doanh hộ cá thể được soạn thảo bởi chủ sở hữu/ đại diện hợp pháp của hộ kinh doanh cá thể gửi đến cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích xin chấm dứt hoạt động kinh doanh hộ cá thể.

Nội dung đơn nêu rõ thông tin người làm đơn, thông tin hộ kinh doanh cá thể và lý do chấm dứt kinh doanh hộ cá thể.

2. Khi nào soạn đơn xin chấm dứt kinh doanh hộ cá thể?

Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện. 

Đơn xin chấm dứt kinh doanh hộ cá thể là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xét duyệt

3. Mẫu đơn xin chấm dứt kinh doanh hộ cá thể mới nhất:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

 ………., ngày…. tháng…. năm…….

Xem thêm: Điều kiện và thủ tục đăng kí kinh doanh hộ cá thể

ĐƠN XIN CHẤM DỨT KINH DOANH HỘ CÁ THỂ

Kính gửi: – Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã)……

                 – Chi cục thuế quận (huyện, thị xã)…

(Hoặc những chủ thể có thẩm quyền khác tùy thuộc vào mục đích làm đơn của bạn)

– Căn cứ  Bộ luật lao động năm 2019;

– Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

– Căn cứ Hợp đồng lao động số…… ngày…./…./…. Giữa….. và……

– Căn cứ…;

Xem thêm: Đăng ký giấy phép kinh doanh cá thể

– Căn cứ tình hình thực tế của bản thân.

Tên tôi là:……          Giới tính:…

Sinh ngày…. tháng…… năm…

Giấy CMND/thẻ CCCD số:…… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…

Địa chỉ thường trú:…….

Chỗ ở hiện nay ……

Điện thoại liên hệ: ……

Xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:

Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ kinh doanh hộ cá thể và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

Tôi là:…… (tư cách làm đơn, ví dụ: là chủ hộ kinh doanh cá thể)

Tại địa điểm:……

Ngành, nghề kinh doanh:……

Mã số thuế:……

Giấy phép kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số:…… do………. cấp ngày…./…../…..

Mức doanh thu và thuế nộp từ ngày…/…./…… đến hết ngày…/…./……. (đợt kết toán thuế gần nhất):

1./Doanh thu:……

2./Thuế GTGT:…

Xem thêm: Mở shop bán mỹ phẩm nên đăng ký kinh doanh theo mô hình nào?

3./Thuế TNDN:…

Tuy nhiên, vì một số lý do sau:

……

Hiện nay, tôi có nhu cầu nghỉ kinh doanh hộ kinh doanh cá thể tại địa điểm……………………….. từ ngày…./……/……. Đến ngày…./…../……..

Do vậy, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và đồng ý sự việc mà tôi đã nêu trên. Nếu được chấp nhận đề nghị trên, tôi xin hứa sẽ chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân theo quy định của pháp luật.

Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng và xin chịu trách nhiệm về nguyện vọng này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Người làm đơn

Xem thêm: Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp

(ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin chấm dứt kinh doanh hộ cá thể chi tiết nhất:

Phần kính gửi: Ghi thông tin của Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã); Chi cục thuế quận (huyện, thị xã) nơi gửi đơn xin chấm dứt kinh doanh hộ cá thể

(Hoặc những chủ thể có thẩm quyền khác tùy thuộc vào mục đích làm đơn của bạn)

Tôi là: Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu

Giới tính: Nếu giới tính Nam thì ghi là Nam, nếu giới tính Nữ thì ghi là Nữ;

Sinh ngày…. tháng…… năm…: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;

Giấy CMND/thẻ CCCD số: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có)

Địa chỉ thường trú: ”: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi

Xem thêm: Bán hàng xách tay trên Facebook có phải đăng ký và nộp thuế?

Chỗ ở hiện nay: Ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)

Trình bày sự việc dẫn đến việc bạn muốn chấm dứt kinh doanh hộ cá thể

Tôi là: Viết rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu (tư cách làm đơn, ví dụ: là chủ hộ kinh doanh cá thể)

Tại địa điểm: ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)

Ngành, nghề kinh doanh: Ghi chính xác ngành nghề kinh doanh

Mã số thuế:

Giấy phép kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số:…… do………. cấp ngày…./…../…..

Mức doanh thu và thuế nộp từ ngày…/…./…… đến hết ngày…/…./……. (đợt kết toán thuế gần nhất):

Xem thêm: Quy định tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh

1./Doanh thu:……(VNĐ)

2./Thuế GTGT:…

3./Thuế TNDN:…

Phần thông in về doanh thu, thuế GTGT,TNDN chú ý khai báo chính xác, trung thực

Trình bày lý do: (Bạn trình bày cụ thể lý do, hoàn cảnh dẫn đến việc bạn làm đơn, đó có thể là do tình hình kinh tế của gia đình bạn gặp khó khăn, bạn có việc đột xuất,…)

Lời cam đoan

Người làm đơn: (ký và ghi rõ họ tên)

5. Thủ tục đề nghị chấm dứt kinh doanh hộ cá thể:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Xem thêm: Chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán

– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh cá thể

– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

– Giấy tờ xác nhận của cơ quan thuế về việc không nợ thuế

– Giấy tờ tùy thân của người đi làm thủ tục: chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ giấy ủy quyền của người không phải chủ hộ kinh doanh

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, hộ kinh doanh làm thủ tục chấm dứt hoạt động gửi trực tiếp/gửi qua đường bưu điện đến  Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND Quận, Huyện

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

– Thanh tra, kiểm tra hồ sơ đảm bảo hộ kinh doanh đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện

– Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ. cơ quan có thẩm quyền thông báo đến hộ kinh doanh và nói rõ lý do

– Căn cứ pháp lý: Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Trong trường hợp hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ bị xử lý vi phạm quy định về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh theo Điều 44 Nghị định 50/2016/NĐ-CP

“Điều 44. Vi phạm quy định về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo hoặc nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Như vậy, khi chấm quyết định chấm dứt kinh doanh hộ cá thể, chủ sở hữu phải tuân thủ đúng thủ tục về chấm dứt kinh doanh theo quy đinh của pháp luật để tránh bị xử phạt dưới mọi hình thức.

Trong một số trường hợp hộ kinh doanh không thể hoạt động trong một thời gian, trước khi nghĩ đến giải pháp chấm dứt hoạt động thì bạn có thể cần nhân đến giải pháp tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

Điều 76 Nghị định 78/2015/NĐ-CP  quy định về tạm ngừng kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể như sau:

Điều 76. Tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh

1. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm.

2. Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh.”

Tuy sở hữu nhiều ưu điểm như: vốn vận hành không cao, thủ tục thành lập nhanh gọn, quy mô inh doanh nhỏ nên không mất quá nhiều chi phí để đầu tư nhưng mô hình kinh doanh hộ cá thể vẫn còn những hạn chế như:

– Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên không được phép xuất nhập khẩu: Điều nay khiến cho hoạt động kinh doanh bị hạn chế, chỉ phát triển trong nước và không phù hợp khi bạn muốn mở rộng quy mô hoạt động ra nước ngoài.

– Số lượng lao động giới hạn từ 10 người trở xuống: Chỉ phù hợp với ngành nghề kinh doanh vốn thấp, dây truyền gọn nhẹ, điều đó đồng nghĩa với việc lợi nhuận sẽ không cao

– Hộ kinh doanh không thể góp vốn nếu không phải là cá nhân hoặc thành viên thuộc hộ gia đình, trừ khi thành lập doanh nghiệp.

Vì những lý do trên nên mô hình kinh doanh hộ cá thể chỉ phù hợp với những người mới khởi nghiệp, bắt đầu kinh doanh với số vốn nhỏ.