Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

Thực tế hiện nay cho thấy, hợp đồng là một khái niệm rất quen thuộc và được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên như đã thỏa thuận, thống nhất các bên sẽ tiến hành ghi nhận nội dung đó trong hợp đồng.

Chấm dứt hợp đồng lao động được sử dụng như thế nào và trường hợp nào được coi là chấm dứt đúng quy định pháp luật? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung tư vấn liên quan đến mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.

Chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện người lao động chấm dứt làm việc cho người sử dụng lao động do hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt, do người lao động bị sa thải, hoặc do một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng là quyền được “rút chân” ra khỏi một hợp đồng đã được giao kết trước. Về nguyên tắc, việc phá vỡ cam kết luôn không được khuyến khích, nếu như không muốn nói là bị cấm đoán.

Tuy nhiên, nếu như pháp luật hợp đồng nói chung trù liệu cho việc phá vỡ cam kết một cách chủ động chỉ trong một số trường hợp được dự kiến và bên phá vỡ cam kết luôn phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định, thì luật lao động xem việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, đặc biệt là việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ người lao động như một quyền quan trọng của người lao động, quan trọng không kém quyền được giao kết hợp đồng lao động.

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được liệt kê trong Bộ luật lao động như sau:

– Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

– Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

– Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

– Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

– Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

– Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

– Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

– Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Dù được ghi nhận theo các cách khác nhau, nhưng tựu trung lại, có thể thấy có hai xu hướng quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ở các quốc gia trên thế giới:

Thứ nhất, xem đây là một quyền của người lao động để tự bảo vệ mình trước những vi phạm nghiêm trọng của người sử dụng lao động.

Nhóm thứ nhất này còn chia thành nhiều cấp độ khác nhau giữa các quốc gia: với pháp luật Thái Lan, hành vi vi phạm của người sử dụng lao động được xem như một điều kiện để thực hiện việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Trong khi đó, quan điểm của học giả Pháp thì cần áp dụng lý thuyết về việc “kiểm soát sau” đối với các quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Thậm chí, Bộ luật lao động Cộng hoà Pháp còn chia việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ phía người lao động thành hai trường hợp: đơn phương chấm dứt ngay và đơn phương chấm dứt sau khi có phán quyết của toà án cấp có thẩm quyền tuỳ thuộc vào sự cấp thiết và lý do để chấm dứt hợp đồng lao động.

Hầu hết các quốc gia đều quy định theo mô hình thứ nhất này, chỉ khác ở mức độ kiểm soát.

Thứ hai, xem đây là một quyền đương nhiên và gần như vô điều kiện của người lao động. Bộ luật lao động 2019 của Việt Nam áp dụng mô hình này. Điều 35 Bộ luật lao động 2019 quy định:

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Từ quy định này có thể thấy, trong mọi trường hợp, với mọi loại hợp đồng (có xác định thời hạn hay không xác định thời hạn), bất kể có hay không có lý do và lý do là gì, người lao động nếu muốn đều có thể tự mình đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải tiến hành một thủ tục đặc biệt có ý nghĩa kiểm soát quyền từ một chủ thể khác.

Luật chỉ dự liệu một cơ hội duy nhất cho người sử dụng lao động trong việc phản đối quyết định của người lao động bằng cách bắt người này phải gánh chịu những hậu quả nhất định khi chứng minh thành công trước Toà án rằng, người lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động một cách trái pháp luật.

Xét về mức độ của bảo vệ quyền, Bộ luật lao động 2019 đã có sự thay đổi quan trọng trong việc bảo đảm tối đa cho người lao động tự do thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của mình.

Điều này có thể thấy rõ hơn trong việc so sánh với quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ người sử dụng lao động. Trong mọi trường hợp, người sử dụng lao động muốn được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động một cách hợp pháp thì phải có các lý do được quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 và phải tuân thủ thủ tục báo trước được quy định tại khoản 2 của Điều này.

Nói cách khác, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động gần như không thay đổi gì từ Bộ luật lao động 2012 đến Bộ luật lao động 2019.

Bộ luật lao động 2019 của Việt Nam thiết lập điều kiện để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tuỳ thuộc vào lý do của việc chấm dứt. Và điều kiện duy nhất đặt ra trong đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ người lao động, đó là điều kiện báo trước.

Khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 “người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trong khi đó, nếu có những lý do được liệt kê sau đây thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước:

– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật lao động;

– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật lao động;

– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật lao động;

– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

– người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật lao động làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Mẫu Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

CÔNG TY ………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ……………….

…….., ngày ….. tháng …. năm ……

THÔNG BÁO

Về việc chấm dứt hợp đồng lao động

Kính gửi: Ông/bà (1) ………………………

Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 18 tháng  6 năm 2012;

Căn cứ Hợp đồng lao động số…………… ngày ….. tháng ….. năm …… (sau đây gọi là “Hợp đồng”) giữa Công ty ………………với ông/bà …………………(sau đây gọi là “Người lao động”),

Công ty xin thông báo nội dung như sau:

  1. Chấm dứt hợp đồng lao động với ông/bà:……………………….……….

Chức vụ (2): ……………………………

  1. Thời gian: Kể từ ngày ..…/……/……
  2. Lý do (3): ………………………………………………………………………

Trước khi chấm dứt hợp đồng, người lao động có nghĩa vụ bàn giao lại toàn bộ tài sản, hồ sơ, tài liệu, công việc đã và đang làm cho Phòng (4) …………… tiếp nhận công việc.

Đề nghị người lao động thực hiện theo đúng pháp luật và sự hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp.

Trân trọng!

Nơi nhận:

– Ông/bà (5): …………(thực hiện);

– Phòng (6) …………(thực hiện);

– Lưu: VT.

Giám đốc

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn viết Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

(1) (5) Ghi đủ họ và tên người lao động chấm dứt hợp đồng

(2) Chức vụ trong doanh nghiệp của người lao động đó

(3) Lưu ý những lý do hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật (một số lý do đã nêu ở trên)

(4) Phòng, ban, bộ phận nơi tiếp nhận công việc và tài sản do người lao động bàn giao.

(6) Phòng, ban, bộ phận, các đơn vị có liên quan.

Ví dụ: Phòng nơi người lao động làm việc, Phòng Tài chính, Phòng Nhân sự,…

Giải quyết quyền lợi cho người lao động

Dù chấm dứt hợp đồng lao động với lý do nào thì doanh nghiệp cũng nên đảm bảo quyền lợi cho người lao động để tránh khiếu nại, khiếu kiện.

Theo Điều 47 Bộ luật Lao động 2012, khi chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải:

– Thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của người lao động trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng;

– Xác nhận và trả lại sổ BHXH cùng các giấy tờ khác đã giữ lại của người lao động.

Trên đây là Mẫu Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất và những thông tin quan trọng liên quan. Các doanh nghiệp cần lưu ý cũng như người lao động nên biết để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Để tìm hiểu thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn và hỗ trợ.

Chủ đề