Mang thai có được chụp x. quang

– Tuổi thai của em bé: Chụp X-quang khi mới mang thai (tam cá nguyệt thứ nhất) của thai kỳ có khả năng ảnh hưởng tới thai nhi nhiều hơn trong những giai đoạn sau.

Chụp X-quang khi mang thai 2 tuần có gây hại gì cho thai nhi?

Chụp X-quang khi mang thai có sao không?

Như đã nói, một liều tia bức xạ lớn có thể gây hại cho em bé trong bụng mẹ. Thế nhưng, thông thường, một liều kiểm tra tia X chung duy nhất là <4mGy và một liều CT duy nhất <50mGy. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm bức xạ của thai nhi xảy ra khi chụp CT vùng chậu chứa tử cung.

Trong trường hợp kiểm tra bằng tia X nói chung, chỉ có khoảng 4mGy bức xạ được sử dụng ngay cả khi chiếu xạ vùng chậu. Do đó, để đạt được 100mGy, cần thực hiện khoảng 25 lần kiểm tra bằng tia X. Vậy nên, bạn không cần phải lo lắng về một lần tình cờ kiểm tra bằng tia X khi đang mang thai.

Khả năng tia X trong thời kỳ mang thai gây hại cho thai nhi là rất nhỏ. Nói chung, lợi ích của thông tin chẩn đoán từ tia X lớn hơn nguy cơ có thể xảy ra đối với em bé. Tuy nhiên, nếu bạn hấp thụ lượng lớn X-quang vùng bụng trong một thời gian ngắn trước khi bạn biết mình mang thai, thai nhi có thể bị ảnh hưởng.

Hầu hết các lần kiểm tra X-quang – bao gồm cả chân, đầu, răng hoặc ngực – sẽ không để các cơ quan sinh sản tiếp xúc trực tiếp với chùm tia X và có thể mặc áo chì không cổ hay còn gọi là tạp dề chì để bảo vệ khỏi tán xạ bức xạ.

Theo Học viện Sản phụ khoa Hoa Kỳ, việc tiếp xúc với tia X chẩn đoán đơn lẻ không gây hại cho thai nhi, và thậm chí dưới 50mGy, nó không liên quan đến dị tật thai nhi hoặc sẩy thai. Điều này là do liều của thai nhi hiếm khi vượt quá 25mGy trong các cuộc kiểm tra tổng quát bằng bức xạ (ngay cả ở bụng hoặc khung chậu).

Chụp X-quang khi mang thai 2 tuần có gây hại gì cho thai nhi?

Chụp X-quang khi mang thai 2 tuần có sao không?

Trong trường hợp chụp X-quang bụng, để lộ bụng và thai nhi với chùm tia X trực tiếp thì nguy cơ gây hại cho bào thai sẽ phụ thuộc vào tuổi thai của bé và mức độ tiếp xúc với bức xạ. Tiếp xúc với bức xạ liều cực cao trong hai tuần đầu sau khi thụ thai có thể dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì các mức liều này không được sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh.

Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)

Page 3

8 tuần đầu nói riêng và 3 tháng đầu nói chung rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Giai đoạn này liên quan tới sự làm tổ, cũng như thích ứng với môi trường trong bụng mẹ của bé.

Vậy thai 8 tuần đã bám chắc chưa? Các mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Trước khi muốn biết liệu thai 8 tuần đã bám chắc vào tử cung chưa? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu xem quá trình làm tổ của thai kỳ diệu như thế nào nhé!

Sau khi trứng gặp được tinh trùng (quá trình này thường diễn ra tại vị trí 1/3 ngoài của ống dẫn trứng), trứng đã được thụ tinh (hợp tử) sẽ bắt đầu di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ. Quá trình di chuyển này nhờ vào nhiều yếu tố của vòi trứng để đưa hợp tử từ loa vòi trứng vào buồng tử cung. Lúc này thai nhi đang là 3 tuần tuổi.

Quá trình làm tổ sẽ bắt đầu diễn ra vào tuần thứ 4, khi thai nhi tới được buồng tử cung. Các tế bào là tiền thân của nhau thai sẽ tiến hành xâm nhập vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ. Quá trình này có thể khiến mẹ đau bụng căng tức nhẹ và ra ít máu, hay được gọi là máu báo thai. Vào khoảng giữa – cuối tuần 4, thai nhi đã chìm hoàn toàn vào lớp nội mạc tử cung, các tế bào tiền thân của nhau thai cũng tìm thấy các mạch máu nuôi ở tử cung mẹ. Dinh dưỡng cho thai nhi từ lúc này sẽ được máu mẹ cung cấp thông qua kết nối này.

Vào cuối tuần 4 – đầu tuần 5, thai nhi hoàn tất quá trình làm tổ tại tử cung. Lúc này có thể nhìn thấy thai nhi trên siêu âm bằng các thiết bị hiện đại.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy? Ai làm mẹ lần đầu nhất định phải rõ

Thai 8 tuần đã bám chắc chưa?

Thai 8 tuần đã bám chắc chưa?

Hẳn nhiều mẹ sẽ thắc mắc vậy thai 8 tuần đã bám chắc chưa hay cụ thể hơn là thai 8 tuần đã bám chắc vào tử cung chưa? Thai 8 tuần đã hoàn thành tiến trình làm tổ trong tử cung. Tuy nhiên, không chỉ riêng 8 tuần, các bác sĩ vẫn khuyến cáo các mẹ cần phải cẩn thận trong cả 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Bởi đây là giai đoạn có nhiều biến động, cơ thể mẹ và bé có nhiều sự thay đổi để thích nghi. Chính vì vậy tỉ lệ sảy thai trong giai đoạn này là cao nhất trong các tam cá nguyệt của thai kỳ. Có tới 80% các trường hợp sảy thai diễn ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 2/3 trong số đó diễn ra trước 6 tuần, 1/3 còn lại xảy ra ở giai đoạn sau. Như vậy, điểm tích cực là thai nhi được 8 tuần tuổi, tỉ lệ sảy thai đã giảm xuống một nửa so với lúc trước thai 6 tuần tuổi.

Các mẹ không cần quá lo lắng về việc thai 8 tuần đã bám chắc hay chưa? Điều bà bầu cần quan tâm để giảm thiểu tối đa nguy cơ sảy thai là chú ý tới việc nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức, có chế độ sinh hoạt hợp lý, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu tiên, đặc biệt là cần khám thai định kỳ.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Thai 8 tuần có phôi mà chưa có tim thai có nguy hiểm không?

Dấu hiệu thai nhi 8 tuần tuổi đang khỏe mạnh

Để yên tâm rằng thai 8 tuần đã bám chắc chưa, đang phát triển và khỏe mạnh bình thường không, các mẹ nên khám thai đầy đủ. Ở tuần thứ 8 có thể quan sát thai nhi trên siêu âm với các đặc điểm:

  • Bé yêu đã có kích cỡ khoảng 15-20mm, cỡ một quả Việt Quất và nặng chỉ 1g.
  • Thai nhi 8 tuần tuổi đã có mí mắt tuy vẫn còn mờ và hầu như che mắt, nhưng cũng bắt đầu có chút màu sắc rồi.
  • Tim đã hoàn thành việc phân chia thành bốn buồng, và các van tim bắt đầu hình thành.
  • Tay của bé có thể co lại và đặt ở vị trí gần tim.
  • Thai nhi 8 tuần tuổi có dái tai nhỏ và miệng, mũi, lỗ mũi cũng định hình rõ hơn.
  • Phần đuôi của phôi thai hoàn toàn biến mất. Các cơ quan nội tạng, cơ bắp và thần kinh đã định hình.
  • Khớp gối xuất hiện. Các chi của cơ thể đã hình thành đủ, nhưng cần trải qua nhiều giai đoạn để hoàn thiện trong những tháng tiếp theo.
  • Cơ quan sinh dục đã xuất hiện nhưng chưa thể phân biệt được giới tính của bé.
  • Đầu của bé vẫn còn lớn so với phần còn lại của cơ thể, nhưng cổ và tất cả xương trên mặt đã hình thành.
  • Nhau thai đã phát triển đầy đủ để đảm nhận chức năng quan trọng là sản sinh hormone. Sinh lý cơ bản của bé đã sẵn sàng và bé sẽ tăng cân nhanh chóng.

Hi vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của mẹ về việc thai 8 tuần đã bám chắc vào tử cung chưa. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề