Lương cơ bản 2023

  • 01 September, 2022
  • Thúy Anh
Lương cơ bản 2023
Hội nghị về điều chỉnh mức lương cơ bản năm 2023 của Bộ Lao động đã quyết định, kể từ năm 2023, lương cơ bản hằng tháng sẽ được tăng từ 25.250 Đài tệ lên 26.400 Đài tệ, tức tăng 4,56% (Ảnh do pv RTI chụp)

Ngày 01/09, Bộ Lao động đã tập hợp đại diện của 4 bên gồm người sử dụng lao động, người lao động, chính phủ và học giả (chuyên gia nghiên cứu), để thảo luận về điều chỉnh mức tăng lương cơ bản vào năm sau, vào trưa cùng ngày đã có quyết định chính thức: kể từ năm 2023, lương cơ bản hằng tháng sẽ được tăng từ 25.250 Đài tệ lên 26.400 Đài tệ, tức tăng 4,56%, lương tính theo giờ sẽ được tăng từ 168 Đài tệ lên 176 Đài tệ, tức tăng 4,8%. Đại diện của phía người lao động là ông Giang Kiến Hưng - Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công đoàn Sản xuất Toàn Quốc, bày tỏ, kết quả này có được là nhờ cả hai bên người sử dụng lao động và người lao động đều đã có sự nhường bộ.

Do trước hội nghị của Bộ Lao động, Tổng Công đoàn Sản xuất Toàn Quốc đã từng kêu gọi rằng, muốn điều chỉnh mức lương cơ bản thì phải có sự tăng lên rõ rệt, lương cơ bản hằng tháng nên điều chỉnh lên đến 28.000 Đài tệ, nhưng tại sao lại không kiên quyết đến cùng? Ông Giang Kiến Hưng bày tỏ, do trong hội nghị, đại diện cả hai bên người sử dụng lao động và người lao động đều có lập trường riêng của mình, không khí hội nghị căng thẳng, cuối cùng do Bộ trưởng Bộ Lao động đưa ra quyết định, chính phủ cũng cam kết sẽ cung cấp sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nên sau đó hai bên cùng nhượng bộ, và hy vọng mọi người có thể cùng nỗ lực vì kinh tế của Đài Loan, giúp nhu cầu sinh hoạt cơ bản của người lao động được nâng cao.

Bộ Lao động cho biết, kể từ khi Tổng thống Thái Anh Văn nhậm chức đến nay, hằng năm đều tổ chức thảo luận về vấn đề lương cơ bản và có sự điều chỉnh ổn định qua từng năm, đến nay lương cơ bản hằng tháng đã được điều chỉnh 7 lần, từ 20.008 Đài tệ tăng lên 26.400 Đài tệ, tương đương tăng 31,9%, còn lương tính theo giờ thì được điều chỉnh 8 lần, từ 120 Đài tệ lên 176 Đài tệ, tương đương tăng 46,7%.

Truyền thông đặt câu hỏi, mặc dù lương cơ bản hằng tháng được điều chỉnh lên 26.400 Đài tệ vào năm sau, nhưng vẫn còn cách xa so với con số mục tiêu và hy vọng trước khi mãn nhiệm của Tổng thống Thái Anh Văn là 30.000 Đài tệ, Bộ trưởng Bộ Lao động Hứa Minh Xuân bày tỏ, trên con đường hướng đến mục tiêu ấy, không có ai ngờ rằng sẽ gặp phải trận đại dịch trăm năm có một, hơn nữa còn ảnh hưởng tận 3 năm, cho nên lương cơ bản của năm 2021 mới chỉ điều chỉnh tăng 0,84%, và trên con đường hướng đến mục tiêu ấy, cũng còn phải cân nhắc đến những khó khăn mà các ngành nghề đang gặp phải, để tránh tạo cú sốc quá lớn cho thị trường lao động trong nước.

Thúy Anh

Phản hồi liên quan

Tin tứcmore

  • Hoàn lưu bão Muifa gây mưa cho các khu vực miền Bắc và miền Đông, vùng duyên hải có sóng cồn
  • Viện Bảo tàng Chimei Đài Nam triển lãm ảnh chân dung "Nữ hoàng Elizabeth II", mọi người tranh nhau đặt mua "túi xách Nữ hoàng"
  • Sau buổi chiều bão Muifa phát triển thành bão tầm trung, trưa 11/9 có khả năng phát cảnh báo bão trên biển
  • Người lao động Việt Nam bị nghiền nát. Công ty bảo vệ môi trường bị phạt tối đa 300.000 Đài tệ
  • Thủ tướng Tuvalu đi thăm Ủy ban Dân tộc nguyên trú trước khi rời Đài Loan, kỳ vọng thắt chặt thêm mối giao lưu văn hóa
  • Nguyên Phó Tổng thống Trần Kiến Nhân được mời tham gia Hội nghị Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học với tư cách là thành viên hội đồng

  • Thời sự

Thứ bảy, 4/6/2022, 16:46 (GMT+7)

Bên cạnh điều chỉnh lương tối thiểu vùng tại doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ bố trí ngân sách tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức.

"Cần tính toán việc này trong năm 2023 vì suy cho cùng đó cũng là chi cho đầu tư phát triển, góp phần để kích cầu", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói tại phiên họp sáng 4/6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phiên họp cho ý kiến về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2021.

Theo ông Huệ, tại các phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu đã đề xuất như trên. Trước đây, việc điều chỉnh tăng lương được thực hiện hàng năm, nhưng 3 năm qua chưa thực hiện được do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Trong khi đó, đời sống cán bộ, công chức, viên chức gặp nhiều khó khăn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Quochoi.vn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Quochoi.vn

Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức gần nhất là từ 1/7/2019, tăng từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng. Theo đó, công chức trình độ đại học mới đi làm (hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34) sẽ nhận lương 3.486.600 đồng.

Theo Nghị quyết 27 năm 2018 của Trung ương, việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang dự kiến thực hiện vào tháng 7/2021. Tuy nhiên trong bối cảnh đại dịch kéo dài, chủ trương này liên tục phải lùi. Tháng 11/2021, Quốc hội đồng ý lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương; đồng thời, chưa nâng lương cho người thu nhập thấp, mới đi làm trong năm 2022; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.

Tuy vậy, cải cách tiền lương là "chủ trương lớn, mang tính đột phá" nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương xây dựng phương án, chuẩn bị nguồn lực, sớm trình Quốc hội quyết định cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm thích hợp.

Mức lương cơ sở được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội... được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở cấp tỉnh, huyện, xã, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang. Mức lương cơ sở cũng được dùng làm căn cứ để điều chỉnh lương hưu.

Mức lương này không áp dụng với người lao động trong doanh nghiệp. Lương của nhóm đối tượng này tính toán trên cơ sở lương tối thiểu vùng.