Luật tiếp công dân năm 2023

Sáng ngày 07/9/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam - Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) tỉnh chủ trì Hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2022 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023.

Năm 2022, thực hiện công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong điều kiện có những thuận lợi, khó khăn thách thức đan xen. Mặc dù kinh kế-xã hội của tỉnh từng bước phát triển, quốc phòng-an ninh được giữ vững, đời sống của nhân dân được cải thiện, nhưng nhìn chung đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn; tình trạng công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ đi làm ăn xa không về địa phương ngày càng gia tăng; thời điểm tổ chức triển khai, thực hiện công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ các địa phương tập trung phòng, chống dịch Covid-19... Tuy nhiên, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ của các Sở, ngành, đoàn thể và hoạt động có hiệu quả của Hội đồng nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp,... đã góp phần hoàn thành tốt công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2022 (tổ chức Lễ giao, nhận quân chu đáo, trang trọng, nhanh gọn, an toàn, tiết kiệm, đạt 100% chỉ tiêu được cấp trên giao); các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt chính sách hậu phương Quân đội,...).

Luật tiếp công dân năm 2023

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam tặng bằng khen cho một số tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2022

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của các Sở, ngành, đoàn thể, Hội đồng NVQS các cấp trong công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2022. Để thực hiện tốt công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an Nhân dân năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam  đề nghị các cơ quan, đơn vị, Hội đồng NVQS các cấp tiêp tục tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau: Thường xuyên quan tâm động viên, thăm hỏi, đồng thời thực hiện tốt hơn nữa chính sách hậu phương Quân đội, quan tâm những gia đình có quân nhân đang phục vụ tại ngũ có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường công tác kiểm tra để xử lý, khắc phục kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện quy trình tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; thường xuyên tổ chức tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Công an Nhân dân,... với những hình thức phù hợp, hiệu quả để mọi tầng lớp nhân dân, nhất là công dân trong độ tuổi nhập ngũ có ý thức cao về nghĩa vụ của mình đối với quốc gia, dân tộc, từ đó tạo động lực và phấn khởi đăng ký tham gia nhập ngũ/thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định.  Giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh căn cứ Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh để chủ động triển khai thực hiện tốt công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an Nhân dân năm 2023 theo quy định,...  Giao UBND cấp huyện, cấp xã tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyển chọn theo phương thức "địa phương làm tròn khâu"; nắm chắc tình hình tư tưởng của gia đình và bản thân công dân; giải quyết dứt điểm, kịp thời việc khiếu nại, khiếu kiện trong tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng giao quân; tuyển chọn chặt chẽ "tuyển người nào chắc người đó"./.

Quyền của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh: Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; được hướng dẫn, giải thích những vấn đề có liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình; khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân; nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch. Và người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có nghĩa vụ nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân; trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện trình bày và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình.

Trách nhiệm của người tiếp công dân: Có trang phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định; yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc; có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày; giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đó có hiệu lực pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết. Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân; yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm. Trường hợp cần thiết thì lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

Các hành vi bị nghiêm cấm: Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp; phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân; lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân; vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp cụng dõn.

Người tiếp công dân được quyền từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp: Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân; người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh kéo dài và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trụ sở tiếp công dân ở trung ương:  Trụ sở tiếp công dân ở trung được đặt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, là nơi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với các cơ quan trung ương của Đảng, Chủ tịch nước, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ. Ban tiếp công dân trung ương thuộc Thanh tra Chính phủ, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các Trụ sở tiếp công dân ở trung ương. Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Các cơ quan của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân của Quốc hội hoặc nơi tiếp công dân do các cơ quan của Quốc hội lựa chọn khi cần thiết để tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cử tri. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm chỉ đạo, điều hòa, phối hợp và tổ chức việc tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội. Đại biểu Quốc hội thực hiện việc tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh hoặc nơi tiếp công dân do Đoàn đại biểu Quốc hội bố trí theo sự phân công của Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội hoặc khi thấy cần thiết.

Trụ sở tiếp công dân ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: là nơi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với Tỉnh ủy, Thành ủy (gọi chung là Tỉnh ủy), Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND cấp tỉnh. Ban tiếp công dân cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh thành lập, trực thuộc Văn phòng UBND cấp tỉnh, do một Phó Chánh Văn phòng phụ trách, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh. Trụ sở tiếp cụng dõn ở mỗi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là nơi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy, Thành ủy (gọi chung là Huyện ủy), HĐND, UBND cấp huyện.

Ban tiếp công dân cấp huyện do UBND cấp huyện thành lập, trực thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện, do một Phó Chánh Văn phòng phụ trách, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý Trụ sở tiếp cụng dân cấp huyện. Đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện việc tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cùng cấp hoặc tại nơi tiếp công dân ở địa phương mà đại biểu ứng cử theo sự bố trí của Thường trực HĐND cùng cấp.

Việc tiếp công dân của cấp ủy, HĐND, UBND cấp xã được thực hiện tại trụ sở UBND cấp xã. Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp phụ trách công tác tiếp công dân ở cấp xã và thực hiện các nhiệm vụ: Ban hành nội quy tiếp công dân; bố trí địa điểm thuận lợi và các điều kiện cần thiết khác cho việc tiếp công dân tại Trụ sở UBND  cấp xã. Đại biểu HĐND cấp xã thực hiện việc tiếp công dân tại Trụ sở UBND cùng cấp.

Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Kiểm toán nhà nước: có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân và bố trí địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình để tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Kiểm toán nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định cụ thể việc tổ chức tiếp công dân của ngành mình quản lý.

Điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân: Nhà nước có chính sách, bảo đảm kinh phí đối với hoạt động tiếp công dân, áp dụng công nghệ thông tin và các phương tiện kỹ thuật khác để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân phục vụ công tác tiếp công dân. Người tiếp công dân phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng, nhiệt tình, bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao; được hưởng chế độ bồi dưỡng tiếp công dân và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ./.