Luật sư đánh giá khi xóa tư cách cán bộ năm 2024

Theo khoản 1 Điều 49 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012), luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.

* Lưu ý:

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động.

Trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.

(Khoản 3 Điều 49 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012))

2. Các trường hợp thu hồi Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân

Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Tự chấm dứt hành nghề;

- Bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012).

Cụ thể, người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư:

+ Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012);

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

+ Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

+ Không còn thường trú tại Việt Nam;

+ Không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;

+ Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư;

+ Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng;

+ Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;

+ Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

+ Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;

+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

(Khoản 3 Điều 17 Nghị định 123/2013/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 137/2018/NĐ-CP)

3. Quyền và nghĩa vụ của luật sự

3.1. Quyền của luật sư

Theo khoản 1 Điều 21 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) có các quyền sau đây:

- Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) và quy định của pháp luật có liên quan;

- Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;

- Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012);

- Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

- Hành nghề luật sư ở nước ngoài;

- Các quyền khác theo quy định Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012).

3.2. Nghĩa vụ của luật sư

Luật sư có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

- Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012);

- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;

- Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;

- Thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012).

(Khoản 2 Điều 21 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012))

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

TTO - Trong khi luật sư Phạm Công Út đang nhận bào chữa cho 8 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng Navibank thì nhận được quyết định kỷ luật xóa tên của Đoàn luật sư TP.HCM.

Luật sư đánh giá khi xóa tư cách cán bộ năm 2024

Luật sư Phạm Công Út trong phiên tòa chiều 12-3 - Ảnh: TUYẾT MAI

Một luật sư đang tham gia bào chữa cho 8 bị cáo trong vụ án Cố ý làm trái xảy ra tại Navibank thì bị kỷ luật xóa tên khỏi Đoàn luật sư. Điều này đồng nghĩa việc luật sư không thể tiếp tục tham gia bào chữa cho các bị cáo.

Đang bào chữa thì... bị kỷ luật

Ngày 12-3, ban chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM đã ký quyết định về việc xử lý kỷ luật luật sư, áp dụng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư Đoàn luật sư TP.HCM đối với luật sư Phạm Công Út (giám đốc Công ty Luật TNHH một thành viên Phạm Nghiêm).

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Luật sư Phạm Công Út có quyền khiếu nại đến ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Công Út cho biết bản thân ông cũng chưa đưa ra quyết định chính thức về việc có khiếu nại quyết định kỷ luật trên hay không.

Điều đáng lưu ý là hiện ông Phạm Công Út đang là luật sư bào chữa cho 8 bị cáo nguyên là cán bộ Navibank trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đang được TAND TP.HCM xét xử nhiều ngày qua.

Đây là sự việc hiếm hoi xảy ra trong lịch sử tố tụng, đặt ra nhiều tình huống pháp lý cần giải quyết.

Có cần hoãn phiên tòa?

Theo luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn luật sư TP.HCM), trong trường hợp luật sư đang tham gia bào chữa cho bị cáo tại tòa nhưng có quyết định kỷ luật xoá tên thì luật sư đó phải tự rút tư cách người bào chữa hoặc hội đồng xét xử (HĐXX) phải yêu cầu luật sư đó chấm dứt tư cách người bào chữa vì không còn là luật sư.

Về phía bị cáo, bị cáo có thể đề nghị HĐXX cho hoãn phiên toà để mời hoặc nhờ Tòa án chỉ định người bào chữa khác cho mình nếu thuộc trường hợp được chỉ định người bào chữa.

Việc yêu cầu này có thể được HĐXX chấp thuận để đảm quyền ‭tự bào chữa, nhờ người khác bào chữa của bị cáo theo quy định của BLTTHS 2015.

Trong trường hợp trong vụ án đó, bị cáo có từ 2 luật sư bào chữa trở lên thì việc 1 người chấm dứt tư cách người bào chữa thì vẫn còn những luật sư khác tham gia bào chữa, quyền nhờ người khác bào chữa của bị cáo đã được đảm bảo.

Hơn nữa, về mặt tố tụng, trừ khi HĐXX trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì luật sư được mời mới có thể tham gia vụ án ngay từ đầu, còn phiên toà đang xét xử thì không thể hoãn để chờ luật sư được mời làm thủ tục bào chữa và luật sư đó cũng không có thời gian để nghiên cứu hồ sơ vụ án, nhất là hiện nay vụ Navibank đã kết thúc phần xét hỏi.

Tương tự, ông Đinh Văn Quế (Nguyên Chánh tòa hình sự - TAND Tối cao) cho rằng hiện nay pháp luật không có quy định về việc này, tuy nhiên trong trường hợp bị cáo đã có nhiều luật sư khác bào chữa nhưng vẫn yêu cầu HĐXX hoãn phiên tòa để mời thêm luật sư thì việc xem xét có hoãn phiên tòa hay không do HĐXX quyết định.