Lời xin lỗi của người con đối với mẹ năm 2024

Sau tất cả mọi chuyện đã diễn ra, hôm nay khi nhìn thấy những giọt nước mắt của mẹ trong cuộc điện thoại với bố con mới hiểu và biết rằng con nợ mẹ một lời xin lỗi. Nhưng mẹ ơi! Lúc này đây con không đủ dũng cảm để đối diện với mẹ, nói trực tiếp với mẹ lời xin lỗi sau bao nhiêu chuyện đã xảy ra. Con đã sai, sai rất nhiều rồi mẹ ạ!

\>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cho trẻ cha mẹ tham khảo XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Lúc đó với con tình yêu là điều tuyệt vời nhất, con được người yêu quan tâm, yêu thương, được hãnh diện với bạn bè vì có bạn trai đẹp trai lại chất chơi. Nhìn sự ghen tị, ngưỡng mộ của bạn bè, con cảm thấy thật hãnh diện.

Cái cảm giác hãnh diện, muốn chứng tỏ bản thân khiến con lún sâu vào chuyện tình cảm trên mức bạn bè với người bạn trai đó. Thay vì tìm hiểu những kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp, con tìm hiểu về quần áo, về mỹ phẩm… về tất cả những thứ khiến con trở nên xinh đẹp để ai cũng phải ghen tị với con.

Con đã cố gắng giấu bố mẹ về mối quan hệ này bởi con biết bố mẹ sẽ cấm cản, quát mắng con nếu bố mẹ phát hiện. Nhưng có lẽ đó là sai lầm của con. Khi kết quả học tập của con tụt dốc thảm hại do sa đà vào yêu đương cũng là khi bố mẹ phát hiện về mối quan hệ của con. Thực sự lúc đấy con cảm thấy rất khó chịu. Bố thì quát mắng, mẹ thì khóc lóc, giảng giải quá nhiều điều con không muốn nghe. Con cảm thấy ngột ngạt trong chính ngôi nhà của mình bố mẹ ạ.

Con đã từng rất tức giận cho rằng bố mẹ ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không nghĩ đến con. Bố mẹ được yêu vì sao con không được phép yêu. Tại sao bố mẹ lại cấm cản con đến với anh ấy. Tại sao bố mẹ không hiểu cho cảm xúc của con….Có quá nhiều câu hỏi tại sao hiện hữu khiến con không thể có tiếng nói chung với bố mẹ được.

Đỉnh điểm khi mẹ liên tục cấm cản con yêu anh ấy bằng việc ngắt toàn bộ các kênh tương tác của con, mẹ thu điện thoại, ngắt internet thậm chí còn thuê người đưa đón con đi học để ngăn việc con nói chuyện, tiếp xúc với anh ấy. Con không thể chịu được sự cấm cản vô lý của mẹ, con đã quyết định bỏ nhà đi.

Ngày đầu tiên con bỏ nhà đi, con cảm thấy quyết định của mình thật sự chính xác mẹ ạ. Con được ở bên cạnh người con thích, được thoải mái mái làm những việc mình thích không cần phải lo chuyện học hành, không phải nghe những lời càm ràm của mẹ về việc học, việc nhà. Con thực sự cảm thấy rất thoải mái mẹ ạ. Con không biết rằng mọi thứ tồi tệ đang chờ đợi con phía trước.

Sau buổi ăn chơi, làm những thứ mình thích, bạn trai rủ con xem phim không lành mạnh rồi rủ con thử làm chuyện người lớn. Tất nhiên dù con có thích anh ấy thật, con vẫn ghi nhớ việc phải tự bảo vệ bản thân như lời mẹ dặn. Con từ chối tất cả mọi lời gạ gẫm của anh ấy và chúng con cãi nhau. Lần đầu tiên con thấy sợ hãi con người ấy, sự hung hãn, thô thục không giống như hình ảnh mà con thường thấy

Những ngày con rời ngôi nhà thân yêu, rời xa vòng tay yêu thương, che chở của mẹ, con mới nhận thấy bản thân mình còn quá non nớt, chưa hiểu chuyện. Con chỉ vì thứ tình cảm chưa xác định đã bỏ mặc những lời khuyên can, nhắn nhủ thậm chí là cấm cản của mẹ để làm theo ý mình.

Con xin lỗi mẹ vì đã không lắng nghe những lời căn dặn của mẹ. Con vốn tưởng tình yêu là màu hồng đẹp lắm, con không nghĩ rằng nó có quá nhiều cám dỗ và cạm bẫy như vậy.

Con xin lỗi mẹ vì đã để mẹ thất vọng vì con. Con đã không nghe lời mẹ để rồi bỏ bê học hành, bỏ cả hình ảnh bản thân khiến bố mẹ phải xấu hổ vì con.

Con xin lỗi vì đã làm mẹ lo lắng khi con bỏ nhà đi. Con biết mẹ đã khóc rất nhiều. Con xin lỗi mẹ!

\>>>Xem thêm: Làm sao để con vượt qua áp lực trong mùa thi cha mẹ cần biết XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Mẹ ơi! Dù có nói bao câu xin lỗi cũng sẽ không bao giờ là đủ với những gì con đã gây ra cho mẹ, cho gia đình nhỏ bé của mình. Nhưng con hứa với mẹ, những vấp ngã đó là sẽ bài học đắt giá để con đứng dậy thay đổi bản thân mình.

Mẹ từng nói với con “Không ai là không mắc sai lầm, điều quan trọng là con nhận ra lỗi sai và nỗ lực để thay đổi”. Con sẽ bắt đầu lại và con nhất định sẽ trở thành niềm tự hào của mẹ.

Con luôn được dạy và được nhắc nhở về chuyện phải mở lời xin lỗi mỗi khi con nhận ra lỗi lầm của mình. Nhưng mẹ đã không làm điều mà mẹ luôn nhắc nhở con. Chuyện luôn luôn xoay quanh việc mẹ đòi hỏi khắt khe con phải xin lỗi mẹ về từ những việc nhỏ nhặt nhất: “Con làm đổ nước rồi đấy, xin lỗi ngay!”, “Con phải xin lỗi mẹ vì bày bừa đồ chơi ra nhà như vậy đi!”, “Con có xin lỗi vì làm hỏng son của mẹ không?”.

Và giờ đây, mẹ nhận ra mình cần phải nói điều này: Mẹ xin lỗi con. Vì mẹ đã luôn gắt gỏng và nóng nảy như vậy. Mẹ đã khắt khe, thiếu kiên nhẫn, luôn la mắng con ngay cả khi chúng ta ở chỗ đông người, mẹ siết chặt lấy cổ tay con bằng một lực mạnh khiến con phải khóc ré lên.

Mẹ nhớ lại một buổi chiều chúng ta đi mua sắm với nhau khi tâm trạng của mẹ đang vui vẻ, con nhảy bắt chéo chân, chơi trò chơi do mình tưởng tượng và bị vấp ngã. Thấy con ngã xuống, mẹ đã ngay lập tức hét lên: “Mẹ đã nói với con rằng phải đi đứng cho hẳn hoi không thì con sẽ ngã và làm đau chính mình!” và dùng lực mạnh để kéo con đứng dậy.

Không lâu sau đó, mẹ lại quở trách gay gắt con khi chúng ta đến cửa hàng nội thất. Con reo lên: “Mẹ ơi! Nhìn này! Một cô gái múa ba lê trong hộp trang sức!” và con đã đánh rơi nó xuống đất, làm gãy chân của vũ nữ ba lê, làm xước lớp véc ni của chiếc hộp. Sau khi phải đền tiền cho cửa hàng, mẹ đã quát con: “Mẹ đã nói rồi kia mà, đừng có động vào những thứ không phải của con!” ngay trước mặt những nhân viên và mọi người trong cửa hàng đó.

Và thêm một lần nữa mẹ lại lớn tiếng nạt con, lần đó chúng ta đi ăn nhà hàng với nhau, con cầm ly nước theo cách mà các nàng công chúa tiểu thư hay làm, chìa ngón út ra ngoài, con tưởng tượng mình là một cô công chúa và ngay sau đó: “Ối! con làm đổ nước rồi”, con thú nhận bằng giọng rất nhỏ nhẹ. Mẹ biết là con đã mường tượng ra một trận quát mắng nữa, điều mà mẹ luôn làm mỗi khi con gây lỗi: “Mẹ đã nhắc con phải cầm ly nước cẩn thận bằng hai tay. Nhìn xem con lại bày ra cái gì đây này!”.

Mẹ đã không quan tâm điều ấy, mẹ quá thiếu kiên nhẫn với việc làm cho con hiểu rằng con đã làm sai và không nên lặp lại nữa, nhưng mỗi khi mẹ nói nặng lời với con, thì gương mặt nhỏ bé ấy tối đi một phần.

Chúng ta về nhà ngày hôm đó, mẹ rất mệt mỏi và bực dọc, nhưng con vẫn tỏ ra bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra. “Về đến nhà rồi!”, con reo lên vui vẻ, trong khi mẹ thì rên rỉ mệt mỏi, nặng nề mở cửa phòng ngủ và úp mặt xuống giường.

Lúc đó, tất cả những gì mẹ muốn làm là tách con ra khỏi mẹ, từ việc phải dọn dẹp đống rắc rối con bày ra, dù cho nó có nhỏ nhặt đến cỡ mấy, từ việc phải gầm lên quát tháo con liên tục ngay trước mặt mọi người vì những lỗi lầm nhỏ của con.

Vài phút sau, mẹ thấy con nằm ngay cạnh, con vẫn cười tươi và vẫn muốn đi đến mọi nơi với mẹ ngay cả khi mẹ đã gắt gỏng với con như thế. Con như nắng ấm, lúc nào cũng tỏa ra ánh sáng ấm áp như vậy để xoa dịu tâm trạng của mẹ, mẹ thật sự biết ơn vì con là con của mẹ, cảm ơn con vì con là đứa trẻ có tinh thần không dễ gì bị phá vỡ. Và rồi mẹ nhận ra có gì đó trong mẹ đang vỡ vụn.

Mẹ xin lỗi vì chưa bao giờ nói lời xin lỗi con (Ảnh minh họa)

Mẹ không muốn trở thành bà mẹ tồi như thường xuyên cáu kỉnh, nóng tính, thiếu kiên nhẫn, hay quát tháo. Mẹ không muốn cái thái độ xấu xí này của mình ảnh hưởng đến tính cách, nhận thức của con, mẹ không muốn con nhìn nhận mẹ là người mẹ tồi.

Mẹ phải hạ cái phần con trong người xuống và luôn nhắc nhở bản thân rằng con mới chỉ là một đứa trẻ 4 tuổi. 4 tuổi, một độ tuổi đang hình thành tư duy, nhận thức nên sai lầm là chuyện dễ dàng mắc phải, thậm chí chăm con trong độ tuổi này cũng là thử thách giới hạn nhẫn nại của mình.

Làm thế nào để phân biệt đâu là cái đúng đâu là cái không được chấp nhận? Cách tốt nhất là nhìn vào hậu quả từ hành động của bản thân và rút kinh nghiệm, nếu tiếp tục mắc phải sai lầm thì sau này sẽ nhận lấy những rủi ro lớn.

Cha mẹ luôn muốn bảo vệ con mình khỏi những nguy hiểm của cuộc sống, nhưng đôi khi cần phải nhận ra rằng con cần có những lúc phải tự đối mặt với những khó khăn như vậy để tìm ra lối đi riêng cho mình.

Mẹ phải học cách kiềm chế, thay vì lặp đi lặp lại câu: “Mẹ đã bảo con rồi…” hay: “Mẹ đã nói như thế nào”, thì mẹ nên nói rằng: “Con có sao không” mỗi khi con làm đổ tháo, hay lỡ phá hỏng một cái gì đó.

Chủ đề