Lỗi không vào được file chia sẻ lan năm 2024

Máy bạn phải cài lại win hoặc nâng cấp win cho máy sau một thời gian dài sử dụng nhưng khi bạn truy cập vào mạng Lan và nhận được thông báo lỗi. Nếu bạn không biết làm sao, hãy đọc ngay bài viết sauDT COM sẽ hỗ trợ bạn khắc phục lỗi is not accessible khi share mạng nội bộ đơn giản và hiệu quả nhất.

Mục Lục

1. Sử dụng Control Panel

Lỗi windows cannot access rất hay gặp với các bạn cài hệ điều hành windows, vì vậy bạn đã thử ping tới máy share trong mạng Lan nhưng vẫn xuất hiện thông báo lỗi Windows cannot access check the spelling of the name. otherwise there might be a problem …

Để khắc phục lỗi is not accessible khi share mạng nội bộ một cách nhanh chóng hãy đến với dịch vụ sửa chữa máy tính của DTCOM. Với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. DT COM luôn hỗ trợ khách hàng kiểm tra chi tiết máy, xác định nguyên nhân gây ra lỗi và khắc phục khắc phục lỗi is not accessible khi share mạng nội bộ một cách nhanh chóng.

– Bước 2: Tại cửa sổ Windows Defender Firewall, nhấn chọn mục Turn Windows Defender Firewall on or off ở cột Control Panel Home bên trái để bắt đầu thiết lập tắt tường lửa win 10 cho máy tính.

– Bước 3: Tùy chỉnh lựa chọn bật hoặc tắt tường lửa win 10 tại Customize Settings

Nếu muốn tắt tường lửa, bạn bấm tích vào ô Turn off Windows Defender Firewall ở cả mục Private network setting và Public network settings như hình bên dưới.

– Trong trường hợp nếu bạn muốn phục hồi lại tường lửa cho máy, hãy thực hiện tương tự các thao tác trên và tích chọn vào Turn on Windows Defender Firewall ở cả hai mục Private network setting và Public network settings.

  • Lựa chọn xong, nhấn OK để lưu lại những thay đổi.

– Bước 4: Khi quá trình tắt tường lửa win 10 của bạn đã hoàn thành, bạn sẽ nhìn thấy giao diện của Windows Defender Firewall được hiển thị như sau:

2. Kiểm tra các máy đã thông nhau chưa

– Bước 1: Bạn hãy mở hộp thoại Run bằng tổ hợp phím Windows + R sau đó gõ lệnh cmd và nhấn OK.

– Bước 2: Bước tiếp theo bạn gõ lệnh ipconfig để xem địa chỉ IP của máy tính. Địa chỉ Ip thường bắt đầu bằng dòng IPv4 Address.

– Bước 3: Làm tương tự với máy tính bạn muốn share file để kiểm tra địa chỉ IP, nhập lệnh ‘’ ping địa chỉ ip máy tính cần vào -t’’.

– Bước 4: Nếu các máy tính chưa thông, hãy đổi về cùng một WORKGROUP hoặc cùng MSHOME. Bằng cách sau:

  • Nhấn chuột phải vào Computer (this PC) => chọn Properties => Change settings.

  • Ở cửa sổ tiếp theo nhấn ‘’Change’’

  • Chọn ‘’WORKGROUP’’ => OK.

3. Thiết lập để vào mạng LAN

– Bước 1: Nhấn tổ hợp phím ‘’Windows + R’’ để mở hộp thoại Run, nhập lệnh Control sau đó nhấn Enter để truy cập vào Control Panel bạn nhé.

– Sau đó nhấn chọn View Network status and tasks

– Rồi nhấn vào tùy chọn Change advanced sharing settings.

– Bước 2: theo bạn hãy chọn các mục theo hướng dẫn sau:

– Click vào Guest or Public Tại mục Network discovery nhấn chọn: Turn on network discovery.

– Tại mục ‘’ File and printer sharing’’: bạn nhấn chọn ‘’Turn on file and printer sharing’’ để bật chế độ chia sẻ và in.

– Tại mục ‘’Public folder sharing’’: nhấn chọn ‘’Turn on sharing so anyone with network access can read and write files in the Public folders’’ để mọi người có thể truy cập và chỉnh sửa file.

– Mục ‘’ File sharing connections’’: nhấn chọn ‘’Use 128-bit encryption to help protect file sharing connections ( recommend)’’ để giúp bảo vệ các kết nối chia sẻ file

– Mục ‘’Password protected sharing’’: nhấn chọn ‘’Turn off passwords protected sharing’’ để tắt chia sẻ được bảo vệ bằng mật khẩu.

4.1 Chia sẻ ổ cứng :

Để share file trong mạng LAN win 10 bạn hãy thực hiện các bước sau

– Bước 1: Click chuột phải vào ổ cứng muốn chia sẻ, sau đó chọn Properties.

– Bước 2: Click qua tab Sharing, chọn ô Advanced Sharing

– Tích vào ô Share this folder và chọn tiếp Permissions.

– Bước 3: Chọn Everyone cho các mục full control, change, read. Chọn OK để hoàn thành !

Việc thực hiện chia sẻ File hay Folder rất đơn giản bằng cách thực hiện các bước sau:

– Bước 1: Đầu tiên, các bạn kích chuột phải vào thư mục mà bạn muốn chia sẻ, sau đó hãy click chọn Properties

– Bước 2: Xuất hiện cửa sổ Sharing Properties và trên cửa sổ đó. Các bạn click chọn thẻ Sharing. Sau đó, ở dưới mục Network file and Folder Sharing, các bạn tiếp tục click chọn Share.

– Bước 3: Ở bước này, các bạn sẽ nhập tên người mà bạn muốn chia sẻ thư mục. Tiếp theo sau khi đã thêm xong tên vào danh sách chia sẻ, bạn nhấn chọn Share.

– Bước 4: Nếu bạn muốn kiểm soát được quyền truy cập đọc và viết (read and write) của thư mục trong quá trình bạn chia sẻ. Bạn hãy click chọn Advanced Sharing trên cửa sổ Share Properties.

– Bước 5: Đánh vào dấu tích tùy chọn Share this folder và click chuột chọn Permissions.

– Bước 6: Tiếp theo bạn đánh vào dấu tích chọn Full Control, sau đó click chọn OK.

* Lưu ý:

– Các bạn hãy tiến hành chỉnh sửa quyền cho phép trong thẻ Security để có thể cung cấp toàn quyền kiểm soát thư mục trong quá trình chia sẻ nhé!

– Nếu quá trình thiết lập Security không có gì thay đổi, sẽ có ít nhất số lượng một người truy cập trong Sharing và Security sẽ được cân nhắc trong quá trình thực hiện chia sẻ.

– Bước 7: Click chuột chọn thẻ Security. Để thay đổi được quyền cho phép, bạn hãy click chọn Edit.

– Bước 8: Click chọn Add.

– Bước 9: Bạn nhập Everyone vào khung Enter the object names to select này rồi click chuột chọn OK.

– Bước 10: Tiếp đến mục Username, bạn nhấn chọn Everyone. Sau đó đánh vào dấu tích chọn Full Control.

– Cuối cùng, bạn click chọn OK để có thể hoàn tất toàn bộ quá trình.

– Một số lỗi có thể xảy ra trong cách share file trong mạng Lan win 10 như không vào được máy tính trong mạng LAN hay đòi nhập Password trong mạng LAN hoặc lỗi do tường lửa của phần mềm diệt Virus. Dưới đây cách giúp bạn khắc phục.

6. Không vào được máy tính trong mạng Lan

– Khi máy tính hiển thị ‘’ you do not permission to access … Contact your network administrator to request access. Hãy click chuột phải vào ổ đĩa hay folder bạn đã share và chọn các mục lần lượt như: Properties => Security => Edit => Add => Advanced => Find now => Everyone => OK => OK => OK. Như vậy là bạn đã sửa được lỗi không vào được máy tính trong mạng Lan.

7. Đòi nhập password trong mạng LAN

– Lần lượt chọn các mục sau để khắc phục bạn nhé : Control Panel => Network and Sharing Center => Change advanced and sharing setting => Turn off password protected sharing.

– Lỗi do tường lửa của phần mềm diệt Virus.

– Đây cũng là một lỗi thường gặp khiến cách share file trong mạng LAN win 10 không thực hiện được khi tường lửa không cho truy cập vào máy tính khác trong mạng LAN. Thoát phần mềm diệt virus ra rồi kiểm tra lại bạn nhé.

– Và đó là những cách share file trong mạng LAN win 10 vô cùng đơn giản mà Hoàng Hà PC muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể áp dụng những cách đó để tiện lợi hơn cho công việc cũng như chia sẻ cho bạn bè nhiều hơn.

Chủ đề