Lỗi không có giấy vận tải phạt bao nhiêu năm 2024

Vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có giấy phép vận chuyển bị phạt bao nhiêu tiền? Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm có cần phải có giấy chứng nhận gì không? Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là gì?

Chào ban biên tập, tôi mới nhận vào làm tại một doanh nghiệp vận tải xăng dầu. Hôm trước, trong lúc vận chuyển xăng thì tôi bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Họ bảo tôi không có giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và giấy chứng nhận đã tập huấn vận chuyển hàng nguy hiểm mà vẫn thực hiện công việc. Họ lập biên bản xử phạt tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi, việc tôi vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có giấy phép vận chuyển bị phạt bao nhiêu tiền? Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm có cần phải có giấy chứng nhận gì không?

Mong ban biên tập giải đáp giúp tôi, tôi cảm ơn.

1. Vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có giấy phép vận chuyển bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại ' onclick="vbclick('68181', '381715');" target='_blank'> quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển chất gây ô nhiễm môi trường, hàng nguy hiểm như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  1. Vận chuyển hàng nguy hiểm mà dừng xe, đỗ xe ở nơi đông người, khu dân cư, công trình quan trọng; không có báo hiệu hàng nguy hiểm theo quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
  1. Vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường không theo đúng quy định về bảo vệ môi trường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép hoặc có nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 23 Nghị định này.

3. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu gây ô nhiễm môi trường còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.

Như vậy, trường hợp bạn vận chuyển xăng dầu thuộc hàng hóa nguy hiểm mà không có giấy phép thì bạn có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời bạn có thể bị phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định của pháp luật.

2. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm có cần phải có giấy chứng nhận gì không?

Tại ' onclick="vbclick('6B428', '381715');" target='_blank'> quy định về yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm như sau:

1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định. 2. Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định.

Theo đó, người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định của pháp luật.

3. Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là gì?

Tại ' onclick="vbclick('6B428', '381715');" target='_blank'> quy định về yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm như sau:

1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.

2. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau của phương tiện.

3. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và ở nơi quy định.

Ngày nay, vận chuyển hàng hóa là một trong những hoạt động kinh doanh vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp giúp cho hàng hóa lưu thông và gián tiếp thúc đẩy các nguồn thu cho doanh nghiệp. Khi điều khiển xe kinh doanh vận chuyển hàng hóa, bên cạnh những giấy tờ khác của xe, pháp luật quy định lái xe phải mang theo lệnh vận chuyển theo quy định. Vậy trong trường hợp phạm lỗi không có lệnh vận chuyển bị xử phạt thế nào? Lệnh vận chuyển sẽ do cơ quan chức năng hay do doanh nghiệp ban hành? Quy định về lệnh vận chuyển hiện nay ra sao? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Luật sư Hồ Chí Minh giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé.

Quy định về lệnh vận chuyển hiện nay

Lệnh vận chuyển là một mẫu giấy được sử dụng phổ biến trong thực tế và có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc sản xuất phân phối sản phẩm đến các vùng miền trên đất nước. Hiện nay, bên cạnh việc dùng lệnh vận chuyển bằng giấy thông thường sẽ được phép dùng thêm lệnh vận chuyển điện tử. Vậy cụ thể, Quy định về lệnh vận chuyển hiện nay như thế nào, hãy cùng làm rõ qua nội dung sau:

Căn cứ Điều 25 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGTVT quy định về Lệnh vận chuyển như sau:

Quy định về Lệnh vận chuyển

  1. Lệnh vận chuyển bằng bản giấy hoặc điện tử do doanh nghiệp, hợp tác xã tự phát hành theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Ngoài những nội dung bắt buộc quy định tại Phụ lục 6, doanh nghiệp, hợp tác xã được bổ sung những nội dung khác để phục vụ công tác quản lý của đơn vị. Khi thực hiện chuyến đi, lái xe mang theo Lệnh vận chuyển bằng bản giấy hoặc có thiết bị truy cập được nội dung của Lệnh vận chuyển điện tử; xuất trình Lệnh vận chuyển bản giấy hoặc bản điện tử khi lực lượng chức năng yêu cầu. Việc cung cấp thông tin trên Lệnh vận chuyển thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 51 của Thông tư này.
  2. Doanh nghiệp, hợp tác xã có trách nhiệm quản lý, cấp và kiểm tra việc sử dụng Lệnh vận chuyển; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện trong thời gian tối thiểu 03 năm.
  3. Bến xe khách có trách nhiệm cập nhật vào phần mềm quản lý bến xe toàn quốc thông tin về lệnh vận chuyển đã được đóng dấu xác nhận.

Theo đó, Lệnh vận chuyển bằng bản giấy hoặc điện tử do doanh nghiệp, hợp tác xã tự phát hành phải có những nội dung bắt buộc quy định tại Phụ lục 6 và được bổ sung những nội dung khác để phục vụ công tác quản lý của đơn vị.

Và khi thực hiện chuyến đi, lái xe mang theo Lệnh vận chuyển bằng bản giấy hoặc có thiết bị truy cập được nội dung của Lệnh vận chuyển điện tử. Và phải xuất trình Lệnh vận chuyển bản giấy hoặc bản điện tử khi lực lượng chức năng yêu cầu.

Khi điều khiển xe kinh doanh vận chuyển hàng hóa, người lái xe phải mang theo lệnh vận chuyển và xuất trình lệnh vận chuyển bản giấy hoặc bản điện tử khi lực lượng chức năng yêu cầu. Nếu như trong quá trình hoạt động mà không thực hiện đúng theo các quy định sẽ bị xử phạt hành chính. Vậy cụ thể, Lỗi không có lệnh vận chuyển bị xử phạt thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bên dưới:

Căn cứ điểm i khoản 5 và điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định không có hoặc không mang theo Lệnh vận chuyển hoặc có mang theo Lệnh vận chuyển nhưng không ghi đầy đủ thông tin, không có xác nhận của bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến theo quy định;“

Ngoài ra, tại điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hình phạt bổ sung đối với người vi phạm như sau:

“8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:\

  1. Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; …”

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bạn điều khiển xe ô tô chở hành khách không có Lệnh vận chuyển thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Lỗi không có giấy vận tải phạt bao nhiêu năm 2024
Lỗi không có lệnh vận chuyển

Lệnh vận chuyển sẽ do cơ quan chức năng hay do doanh nghiệp ban hành?

Lệnh vận chuyển hàng hóa là mẫu giấy vận tải được dùng khi vận chuyển hàng hóa với mục đích ghi nhận các thông tin khi trao đổi hàng hóa đối với các đơn vị vận chuyển hàng hóa. Mẫu nêu rõ thông tin về đơn vị kinh doanh, thông tin về người lái xe, thông tin về hợp đồng, thông tin hàng hóa, thông tin về chuyến đi, thông tin về người thuê vận tải,… Vậy Lệnh vận chuyển sẽ do cơ quan chức năng hay do doanh nghiệp ban hành, hãy cùng làm rõ qua nội dung sau:

Căn cứ Điều 25 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về lệnh vận chuyển như sau:

“Điều 25. Quy định về Lệnh vận chuyển

  1. Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã tự in theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Ngoài những nội dung bắt buộc quy định tại Phụ lục 6, doanh nghiệp, hợp tác xã được bổ sung những nội dung khác để phục vụ công tác quản lý của đơn vị.
  2. Doanh nghiệp, hợp tác xã có trách nhiệm quản lý, cấp và kiểm tra việc sử dụng Lệnh vận chuyển; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện trong thời gian tối thiểu 03 năm.
  3. Bến xe khách có trách nhiệm cập nhật vào phần mềm quản lý bến xe toàn quốc thông tin về lệnh vận chuyển đã được đóng dấu xác nhận.” Theo đó, lệnh vận chuyển sẽ do doanh nghiệp tự in theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, thông qua giấy vận chuyển doanh nghiệp sẽ giao nhiệm vụ vận chuyển cho người lái xe theo quy định tại Điều 3 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Giao nhiệm vụ cho lái xe điều khiển phương tiện để thực hiện vận chuyển thông qua Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) là việc tổ chức hoặc cá nhân sử dụng Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) để giao nhiệm vụ cho người lái xe điều khiển phương tiện thực hiện nhiệm vụ vận chuyển. …”

Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, cấp và kiểm tra việc sử dụng Lệnh vận chuyển; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện trong thời gian tối thiểu 03 năm.

Mời bạn xem thêm

  • Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại Hồ Chí Minh
  • Sử dụng biển số xe giả bị xử lý như thế nào?
  • Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho lao động mất việc tại Hồ Chí Minh

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư Hồ Chí Minh tư vấn về “Lỗi không có lệnh vận chuyển“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư Hồ Chí Minh luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư Hồ Chí Minh tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm cấp Lệnh vận chuyển cho người lái xe của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thuộc về ai?

Trách nhiệm cấp Lệnh vận chuyển cho người lái xe của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thuộc về doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.

Hành vi không cấp Lệnh vận chuyển cho người lái xe của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định sẽ bị xử phạt thế nào?

Không có giấy phép lái xe phạt bao nhiêu 2023?

Không bằng lái xe phạt bao nhiêu tiền là thắc mắc của nhiều người khi tham gia giao thông. Theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong trường hợp không có bằng lái xe, người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng. Đối với xe máy, người điều khiển sẽ bị phạt từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng.

Đi xe máy không có giấy tờ phạt bao nhiêu?

- Trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng.

Giấy phép vận tải là gì?

Giấy vận tải là văn bản thể hiện các thông tin liên quan đến các hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải có giấy vận tải và các giấy tờ liên quan đến lái xe, hàng hóa(Hóa đơn, giấy xuất kho,…) và phương tiện.

Xe tải không có hợp đồng vận chuyển phạt bao nhiêu?

Như vậy, người lái xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng không mang theo hợp đồng vận chuyển sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời người lái xe vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.