Lên rừng xuống biển nghĩa là gì

Các bạn nhỏ thỏa thích khám phá vùng biển và ngọn hải đăng Kê Gà (Bình Thuận) - Ảnh: K.ANH

Chuyến vào rừng mới đây em sẽ nhớ hoài vì được cắm trại qua đêm trong khu rừng rộng lớn, được thỏa thích tắm suối nữa.

Em Nguyễn Mạnh Tùng

Mỗi chuyến đi không chỉ cho con trẻ những trải nghiệm thú vị mà còn là dịp để gia đình quây quần, gắn kết hơn.

Bài học chiến thắng bản thân

Cuối tuần, Nguyễn Mạnh Tùng (13 tuổi) và anh trai Nguyễn Hải Bách (16 tuổi) được ba mẹ đăng ký chương trình khám phá rừng Gia Canh (Đồng Nai) thông qua một nhóm chuyên tổ chức những hành trình khám phá các tuyến đường rừng, du lịch sinh thái (Viet Nam Discovery Team).

Trước đó, từ những ngày nghỉ hè đầu tiên của con, gia đình chị Huỳnh Thị Thanh Mai (quận 5, TP.HCM) đăng ký cùng nhau trải nghiệm vào rừng, mua sắm giày chuyên dụng, bộ đồ thể thao rút mồ hôi. Hai ngày nghỉ cuối tuần, cả nhà hòa mình với đoàn gồm hơn chục gia đình khác. 

"Tôi từng tham gia đi khám phá những cung đường rừng với bạn bè. Do vậy khi biết có chương trình dành cho các bạn nhỏ được đăng tải trên mạng, tôi liền bàn với cả nhà cùng tham gia. Biết con còn nhỏ sẽ là khó khăn với chúng tôi nên ban tổ chức đã thiết kế các thử thách khá phù hợp với trẻ" - chị Mai cho hay.

Vào rừng không chỉ đi dưới tán cây lớn, tìm hiểu các kỹ năng xử lý khi bị vắt bám, sinh tồn khi xảy ra lạc đường, các bạn nhỏ còn hào hứng vui đùa trong làn nước mát lạnh của dòng suối, khám phá bàu nước sôi trong khu rừng Gia Canh... 

Vừa trở về sau chuyến đi, em Bùi Huỳnh Trúc Lam (10 tuổi) kể: "Những cảm giác lo sợ ban đầu khi đặt chân vào khu rừng đã được xua tan khi em được các chú hướng dẫn nói về các loài cây, chim muông, rồi chỉ cách bơm xuồng phao, chèo xuồng trên mặt hồ. Ban đêm, tụi em được tham gia dựng lều bạt để ngủ. Sáng sớm thức dậy, đón bình minh ngay dưới những tán cây rừng thật thích thú. Dù hai ngày thôi nhưng em sẽ nhớ mãi chuyến đi này".

Mới đây, chị Xuân Dịu (quận 8, TP.HCM) còn dẫn cậu con trai gần 5 tuổi gia nhập đoàn leo núi chinh phục đỉnh Chứa Chan, Đồng Nai. Trong đoàn có đến gần 40 bé được ba mẹ dẫn theo. Nhiều bé cũng chỉ khoảng 5-6 tuổi nhưng vẫn được khích lệ để cùng leo lên đỉnh núi cao 837m. 

"Leo núi không hề dễ với sức của trẻ con nhưng ba mẹ đều cổ vũ để các con thi đua nhau chinh phục ngọn núi này. Nếu để các con đi cáp treo thì không thể dạy con bài học về kiên trì được. Cậu con nhà mình vừa leo một đoạn thôi đã nản rồi, mình phải kiên nhẫn động viên từng đoạn. Dù con đi chậm nhất đoàn nhưng cả lúc leo lên và xuống núi, con đều không nhờ vào sự giúp đỡ của mẹ. Khi con lên xe trở về TP, mọi người đều vỗ tay khen, thằng bé rạng rỡ hẳn" - chị Xuân Dịu cho hay.

Bài học kỹ năng xử lý tình huống

Ngọn hải đăng được cho là cao nhất và cổ xưa nhất Việt Nam tọa lạc trên hòn đảo nhỏ ngay mũi Kê Gà, thôn Kê Gà, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.

Nhóm gồm bốn gia đình trẻ từ TP.HCM và Đà Lạt đã hẹn nhau đưa con mình đến khu du lịch kế ngọn hải đăng Kê Gà để ngắm bình minh ngay trên hòn đảo nhỏ xinh này.

Sớm trên biển, những tia nắng bắt đầu hé rạng cũng là lúc hơn chục thành viên của các gia đình thuê canô thẳng tiến ra ngọn hải đăng Kê Gà được xây dựng từ thời Pháp.

Sau khi chinh phục những bãi đá vàng, đoàn đặt chân lên con đường mòn dẫn lên những bậc thang, bắt đầu vào chân ngọn hải đăng.

Từ chân ngọn hải đăng nhìn ra biển, quả là khung cảnh tuyệt vời khó cưỡng, buộc mọi người nhanh tay lưu giữ kỷ niệm bằng những bức ảnh đẹp. "Đêm qua, tụi em đã ngắm ánh điện chớp trên ngọn hải đăng. Sáng nay lên đây lại được ngắm bình minh. Đẹp thiệt!" - bạn Ngô Mỹ Hằng (15 tuổi, Đà Lạt) tấm tắc khen mãi.

Sự thích thú với kỳ "xuống biển" này không chỉ bởi ngọn hải đăng mà trên triền cát các bạn nhỏ vừa vui chơi vừa nghịch cát, nhặt vỏ ốc... Lâu lâu có bạn bị "dính" sứa biển, hoảng sợ nhìn lên bờ cầu cứu. Đây cũng là bài học thực tế mà các cô cậu thiếu niên góp nhặt từ chuyến đi này.

Mỹ Hằng nói: "Bọn em ở trên núi nên khi xuống biển đứa nào cũng thích lắm, khoái nhất là lúc thấy con sứa mắc cạn, tha hồ ngắm 'thủ phạm' đã gây ngứa cho mình lúc tắm biển. Nhờ chuyến đi, em và các bạn biết thêm cách xử lý khi bị sứa cắn là dùng giấm thoa lên, do cô nhân viên bãi tắm hướng dẫn".

Chị Huỳnh Thị Thanh Mai (quận 5) chia sẻ: "Mùa hè mình xác định cho con được trải nghiệm thật nhiều kỳ trại để con học những điều mới mẻ trong cuộc sống. Mình không bắt các con phải học gì ngoài việc ôn tập tiếng Anh. Ngày thường, hai con tham gia trại hè của Nhà thiếu nhi huyện Hóc Môn, gần nơi mình làm việc. Dù mỗi ngày chở con đi hơi xa nhưng thấy bọn nhỏ thích thú với ngày hè bổ ích là mình thấy vui và ổn rồi".

Trẻ em cần một mùa hè đúng nghĩa

KIM ANH

Để có được chuyến đi an toàn, tránh rủi ro khi đi du lịch, bạn trẻ cần "bỏ túi" những kỹ năng cần thiết.

Du lịch rừng cần biết những gì?

Huỳnh Quốc Huy, hướng dẫn viên du lịch chuyên về dã ngoại, cho biết hiện nay ở Việt Nam các loại hình du lịch khám phá rừng núi đang được phát triển thu hút nhiều giới tham gia, trong đó giới trẻ quan tâm nhiều nhất. Các loại hình như trekking, hiking, trips khá phổ biến. Các loại hình này đều có đặc điểm chung là du lịch tại các vùng rừng, núi, có tính khám phá mạo hiểm.

Du lịch trải nghiệm, khám phá thiên nhiên luôn thu hút bạn trẻ

Tuy vậy, nhiều người khi đi du lịch rừng vẫn chưa biết một số kỹ năng nhất định. Theo Huy, trước tiên để có một chuyến đi tốt bạn trẻ cần chuẩn bị nhiều vật dụng cần thiết. Cụ thể như: giấy tờ tùy thân, các thiết bị định vị như la bàn, bản đồ, GPS, thiết bị chiếu sáng tùy loại địa hình và khí hậu sẽ có các loại khác nhau, giày chuyên dụng, bộ sơ cứu y tế, thức ăn và nước uống, túi ngủ, lều trại…

Theo Huy, khi di chuyển ở rừng, cần lưu ý chỉ đi được trong rừng từ 6 đến 16 giờ. Cần mặc quần áo cẩn thận, kín, áo trong cho vào quần. Khi đi trong rừng cần dẫm chắc chân để tránh trơn trượt. Phải cẩn thận với những hốc đá, gốc cây có bám rêu vì chúng rất trơn trượt. Chặt một thanh cây vừa tay làm gậy, chiếc gậy này vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp bạn vượt qua những chỗ khó khăn.

Cần chuẩn bị tinh thần, tìm hiểu về tuyến đường, địa hình, cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán của đồng bào nơi mình dừng chân.

Nên đi theo nhóm và di chuyển theo cự ly để có thể hỗ trợ nhau trong trường hợp có sự cố; không nên uống quá nhiều nước vì dễ dẫn đến mệt mỏi. Nên hạ trại bên cạnh nguồn nước, đốt một đống lửa to và duy trì ngọn lửa suốt đêm. Nghiên cứu bản đồ các điểm trekking, tính toán điểm di chuyển hợp lý nhằm tránh tình huống nguy hiểm.

Nếu bị lạc trong rừng, Huy cho rằng cần tuân thủ đúng 3 nguyên tắc cơ bản gồm: Nhiệt độ, nước, đường mòn. Với nhiệt độ, bạn trẻ nên tìm những nơi kín gió, dùng lá cây khô/ tươi lót nền rừng, lưng tựa vào gốc cây, xung quanh dùng các nhánh cành lớn để chắn gió thêm. Với nước, cố gắng tìm nguồn nước gần nhất trên lá cây hoặc các con suối. Khi thiếu nước, hãy uống theo ngụm nhỏ, có thể liếm và làm mát môi là chính.

Đi du lịch rừng bạn trẻ cần trang bị nhiều vật dụng cần thiết

Khi bị lạc, bạn đừng bao giờ bỏ đường mòn. Nếu chẳng may bạn mất dấu đường thì hãy đi theo đường sống núi hoặc đi song song với con suối sẽ có đường mòn chạy dọc. Từ đó sẽ có cơ hội được tiếp ứng hay ít nhất tâm lý của bạn sẽ tự tin hơn vì bạn đang bước đi trên một con đường thay vì một đống cây bụi hỗn độn không biết đâu là đâu.

Kỹ năng khi đi biển ra sao?

Thời gian qua đã xảy ra nhiều trường hợp không may khi các bạn trẻ đi du lịch biển. Đơn cử là vụ đuối nước thương tâm của một bạn trẻ khi tắm biển ở Bà Rịa -Vũng Tàu.

Nên chọn một bãi biển có nhiều người tắm để có thể kêu cứu kịp thời

Vì vậy, anh Lương Ngọc Duy vận động viên bơi lội chia sẻ việc đi tắm ở các biển hiện nay nhìn tưởng đơn giản nhưng luôn tiềm ẩn những nguy hiểm đối với nhiều người. Do đó bạn trẻ trước khi tắm biển nên cân nhắc, lựa chọn các bãi tắm kỹ càng, những bãi biển có biển báo an toàn, tránh xa bãi biển có biển báo nguy hiểm. Nên chọn một bãi biển có nhiều người tắm để có thể kêu cứu kịp thời. Nếu bãi biển ít người, có thể sẽ rất nguy hiểm vì xung quanh không có người khi bản thân gặp nạn.

“Cần tránh những dòng chảy xa bờ vì nó là một dòng nước mạnh kéo nhiều thứ ra xa. Nếu chẳng may bị lọt vào dòng chảy đó rất dễ bị chết đuối. Nên hỏi người dân địa phương, lực lượng cứu hộ về những nơi thường xuyên xuất hiện những dòng chảy như vậy”, anh Duy nói.

Anh Duy nói thêm, với những người bình thường, trước khi xuống nước nên khởi động thật kỹ. Việc này giúp cơ thể nóng lên, thích nghi với thay đổi nhiệt độ, môi trường khi xuống nước. Từ đó tránh cho cơ thể bị chuột rút khi đang bơi.

Bạn trẻ nên trang bị những kỹ năng cần thiết khi đi tắm biển

Bạn trẻ cũng không nên bơi quá lâu dưới nước. Hãy để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn rồi tiếp tục xuống nước.

“Khi đang bơi bỗng thấy lạnh người, rùng mình, mệt mỏi đột ngột, nhức đầu, đau sau gáy, chuột rút, bạn trẻ cần lập tức lên bờ ngay để tránh những rủi ro không đáng có khi du lịch biển”, anh Duy nói.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ đề