Làm thế nào để tăng số lượng bạch cầu

Bên cạnh tiểu cầu và hồng cầu thì bạch cầu cũng là một thành phần quan trọng trong máu. Nhiệm vụ chính của bạch cầu đó chính là tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh từ ngoài môi trường. Khi bạch cầu tăng cao về số lượng cũng là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Vậy bạch cầu tăng có nguy hiểm không và làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

1. Nguyên nhân dẫn đến tăng bạch cầu là do đâu?

Bạch cầu là một trong những thành phần quan trọng của máu. Đây còn được gọi là tế bào máu trắng có nhiệm vụ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, bao gồm các tình trạng nhiễm độc, nhiễm ký sinh trùng hay nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng bạch cầu bao gồm:

  • Do di truyền: nếu người thân trong gia đình mắc bệnh bạch cầu thì nguy cơ cao thế hệ sau cũng có thể mắc phải căn bệnh này;
  • Rối loạn di truyền: ví dụ như hội chứng Down, hội chứng Wiskott Aldrich, Bloom,... cũng có thể khiến bạch cầu tăng cao về số lượng trong cơ thể;
  • Do hóa chất: người bệnh nghiện thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, thuốc trừ sâu, bức xạ, benzene, epinephrine, corticosteroid,... cũng là các yếu tố dẫn tới tình trạng bạch cầu tăng;
  • Do điều trị ung thư: khi bệnh nhân thực hiện xạ trị, hóa trị liệu để điều trị ung thư có thể gây ra tác dụng phụ là làm tăng bạch cầu trong máu.

Bên cạnh tiểu cầu và hồng cầu thì bạch cầu cũng là một thành phần quan trọng trong máu

Đối với những trường hợp bệnh nhân bị giảm tiểu cầu thì nguyên nhân thường xuất phát từ các tình trạng như thiếu máu hồng cầu to, tiểu cầu vô căn, cường lách hay tiếp xúc với tia phóng xạ. Khi tiểu cầu giảm, người bệnh thường có các biểu hiện như chảy máu ở những vị trí có mạch máu nhỏ, hoặc tại các cơ quan ở hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, não và niêm mạc,...

2. Triệu chứng tăng bạch cầu

2.1. Các dấu hiệu nhận biết hiện tượng bạch cầu gia tăng

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ tăng bạch cầu, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Luôn có cảm giác mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, thường xuyên căng thẳng, khó chịu,... Nhìn chung là cảm thấy không khỏe;
  • Bệnh nhân có thể bị sốt vặt nhưng không xác định được nguyên nhân của hiện tượng này, có thể kèm theo nhiễm trùng trên cơ thể;
  • Chảy máu cam;
  • Người bệnh bị yếu cơ, khó thở, trên da có vết bầm tím dù không bị va đập vào đâu hoặc vết thương khó lành.

2.2. Bạch cầu tăng có nguy hiểm không?

Số lượng bạch cầu trong điều kiện bình thường sẽ dao động từ 4.000 - 10.000/mm3 máu. Khi lượng bạch cầu cao vượt ngưỡng này thì tức là tình trạng bạch cầu cao. Đây là tình trạng phổ biến thường phát hiện ở những bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn do ký sinh trùng hoặc vi khuẩn xâm nhập, hoặc bị nhiễm trùng tại các cơ quan, đặc biệt là bệnh viêm ruột thừa, viêm phổi, áp xe gan,... hay trong cơ thể đang có dị vật.

Có những bệnh nhân lượng bạch cầu tăng trên 20.000/mm3 máu. Tuy nhiên nếu mức bạch cầu tăng quá cao (trên 100.000/mm3 máu) thì cần cảnh giác vì đây có thể là tín hiệu cảnh báo một bệnh lý khác, cụ thể là bệnh bạch cầu cấp tính hoặc mạn tính (một loại ung thư thuộc hệ tạo máu).

Triệu chứng tăng bạch cầu là trên da có vết bầm tím dù không bị va đập vào đâu

Nếu đó là bệnh lý thì bạch cầu có thể gia tăng vượt ngưỡng cho phép và kéo dài. Trong trường hợp này, tuy rằng gia tăng nhiều về số lượng nhưng bạch cầu lại không có tác dụng chống lại sự nhiễm trùng. Thay vào đó chúng tích tụ ngày càng nhiều, có thể ảnh hưởng đến việc lưu thông máu và làm rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể, cản trở đến hoạt động tái tạo hồng cầu gây thiếu máu. Những trường hợp bị phá hủy quá nhiều hồng cầu sẽ dẫn tới thiếu máu nặng khiến bệnh nhân phải đối diện với các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Vì vậy bạch cầu tăng có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Bạch cầu tăng do nhiễm trùng hoặc mắc phải các bệnh lý khác thì càng nguy hiểm. Do đó bệnh nhân khi mắc phải tình trạng này cần được điều trị sớm và đúng cách.

3. Điều trị và phòng ngừa tăng bạch cầu

Khi bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ bạch cầu tăng, hãy đi khám trong thời gian sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ có thể sẽ cho người bệnh thực hiện xét nghiệm máu và các xét nghiệm liên quan khác để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân.

Trong trường hợp bạch cầu tăng xuất phát từ nguyên nhân viêm nhiễm thì bệnh nhân cần được dùng thuốc kháng sinh phòng chống nhiễm trùng. Việc dùng thuốc cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.

Sau khi lượng bạch cầu đã trở về mức ổn định, người bệnh cần được chăm sóc hợp lý, chú ý bổ sung thêm vitamin nhóm B (B9, B12), chất sắt vào khẩu phần ăn để phòng ngừa thiếu máu.

Nhằm phòng tránh nguy cơ tăng bạch cầu, bệnh nhân nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Bỏ thói quen hút thuốc lá;
  • Thường xuyên dùng xà phòng diệt khuẩn để rửa tay sẽ giúp tránh nhiễm phải các bệnh nhiễm trùng;
  • Không lạm dụng thuốc, việc dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn và đơn kê của bác sĩ;
  • Cân bằng cảm xúc tích cực, sống lạc quan, vui vẻ;
  • Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại và những tác nhân gây dị ứng.

Nếu bạch cầu tăng là do viêm nhiễm thì bệnh nhân cần được dùng thuốc kháng sinh

Như vậy với những thông tin nêu trên, chúng ta đã có câu trả lời cho thắc mắc bạch cầu tăng có nguy hiểm không. Nhìn chung nếu bạch cầu tăng vì tình trạng viêm nhiễm thông thường thì đây chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể, sau khi điều trị khỏi thì bạch cầu sẽ ổn định trở lại. Tuy nhiên nếu nguyên nhân khiến bạch cầu tăng cao xuất phát từ bệnh lý nào đó thì lại là trường hợp nguy hiểm.

Nếu bạn đang phân vân về địa chỉ thăm khám thì hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, nơi quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực như Huyết học, Tim mạch, Ung bướu, Hô hấp,... sẽ giúp bạn chẩn đoán và tư vấn phương án điều trị tối ưu nhất. Để được tư vấn thêm các thông tin chi tiết hơn, mời quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56.

Làm sao để tăng lượng bạch cầu trọng máu?

Thịt, cá, trứng, đậu phụ, các loại hạt. Đây là nhóm thực phẩm rất giàu protein giúp cơ thể có thêm năng lượng để tổng hợp tế bào bạch cầu mới. Vì vậy cung cấp những thực phẩm giàu protein cũng là cách làm tăng bạch cầu hiệu quả.

Ăn gì để tăng lượng bạch cầu trọng máu?

Khi băn khoăn bị ăn gì để tăng bạch cầu thì hãy tăng cường bổ sung thịt, cá, trứng, đậu phụ và các loại hạt. Đây là nhóm thực phẩm giàu protein rất quan trọng trong việc tổng hợp tế bào bạch cầu mới. Giảm bạch cầu nên ăn gì thì phải lưu ý đặc biệt đến nhóm thực phẩm này.

Ăn quả gì để tăng bạch cầu?

Theo đó các loại rau quả giàu kali như bầu, bí, mướp hoặc các loại trái cây có vỏ dày, nước ép hoa quả, các loại hạt đã nấu chín được nhiều y bác sĩ dùng cho bệnh nhân có sức khỏe kém, số lượng bạch cầu thấp.

Bạch cầu tăng nên kiêng ăn gì?

Những thực phẩm cần tránh: Để giữ cho lượng bạch cầu ổn định, tránh ăn những thức ăn giàu chất béo, calo, đường và muối (chẳng hạn như thức ăn nhanh). Tránh hút thuốc lá và giảm căng thẳng bởi đó cũng là 2 yếu tố làm gia tăng số lượng tế bào bạch cầu.

Chủ đề