Lãi vay công ty có phải xuất hóa đơn không năm 2024

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân tham gia vay vốn để đầu tư, kinh doanh. Trong hợp đồng vay thường hay có điều khoản hạn chốt tính tiền lãi vay. Vậy trường hợp đã chốt và tính tiền lãi vay nhưng chưa thu được tiền thì có thuộc diện phải xuất hóa đơn không? Mời các bạn tham khảo bài viết sau.

  1. Lãi vay phải chịu thuế GTGT không?

– Lãi vay là chi phí trả cho khoản vay cho chủ sở hữu tài sản như một hình thức bồi thường khi sử dụng tài sản.

– Chi phí lãi vay là lãi tiền vay và các khoản chi phí phát sinh liên quan đến các khoản vay của doanh nghiệp

– Tiền lãi vay bao gồm một số khoản như: lãi tiền vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chi phí tài chính cho việc thuê tài sản, các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay.

Căn cứ theo điểm a, điểm b khoản 8 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC được sửa đổi và điều 8 Thông tư số 151/2014/TT-BTC quy định về nhóm đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng gồm có:

+ Dịch vụ cấp tín dụng dưới hình thức cho vay của tổ chức tín dụng

+ Các hoạt động cho vay riêng lẻ không phải là tổ chức tín dụng

Tóm lại tiền lãi vay không chịu thuế GTGT.

  1. Tiền lãi vay có phải xuất hóa đơn không?

Về nguyên tắc, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua.

Đồng thời, theo Công văn 39989/CT-TTHT năm 2018 của Cục thuế Thành phố Hà Nội có nêu:

Như vậy đây là hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng cho khách hàng và khoản lãi tiền vay này được xác định là doanh thu từ hoạt động cho khách hàng vay của Ngân hàng. Khi nhận tiền Ngân hàng phải xuất hóa đơn cho khách hàng vay vốn.

  1. Chưa thu được tiền lãi vay có phải xuất hóa đơn

Tình huống:

Công ty tôi cho công ty khác vay tiền. Hợp đồng cho vay thời hạn lớn hơn 12 tháng, quy định hết thời hạn vay bên vay sẽ trả cả gốc và lãi vay theo Hợp đồng. Hàng quý hai bên vẫn tự tính tiền lãi vay và ghi nhận vào doanh thu, chi phí.

Cuối năm hai bên xác nhận tiền lãi vay phát sinh cả năm (chưa thu được tiền) và Công ty tôi xuất hóa đơn GTGT đối với tiền lãi vay trong năm cho bên vay.

Tôi xin hỏi, Công ty tôi xuất hóa đơn tiền lãi vay theo năm như thế có đúng không (về thời điểm xuất hóa đơn)? Nếu chưa đúng thì thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm nào?

Trả lời:

– Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ :

+ Tại khoản 1 Điều 4 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn:

“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

+ Tại khoản 1 Điều 9 quy định thời điểm lập hóa đơn:

“…Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty của Độc giả cung cấp dịch vụ cho vay và phát sinh tiền lãi phải thu từ hoạt động cho vay thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp Công ty có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Vấn đề lãi vay có chịu thuế GTGT, có được tính vào chi phí không khiến nhiều doanh nghiệp và cá nhân tham gia giao dịch vay, cho vay lo lắng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này.

1. Lãi vay có chịu thuế GTGT không?

Lãi vay không chịu thuế GTGT, cụ thể:

Căn cứ theo điểm a, điểm b khoản 8 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 8 Thông tư số 151/2014/TT-BTC, quy định các đối tượng không chịu thuế GTGT trong đó có:

- Dịch vụ cấp tín dụng dưới hình thức cho vay của tổ chức tín dụng;

- Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.

Như vậy, tiền lãi vay không chịu thuế GTGT.

Lãi vay công ty có phải xuất hóa đơn không năm 2024
Lãi vay có chịu thuế GTGT không? (Ảnh minh họa)

2. Ngân hàng có xuất hóa đơn lãi vay không?

Về nguyên tắc, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua.

Đồng thời, theo Công văn 39989/CT-TTHT năm 2018 của Cục thuế Thành phố Hà Nội có nêu:

Như vậy đây là hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng cho khách hàng và khoản lãi tiền vay này được xác định là doanh thu từ hoạt động cho khách hàng vay của Ngân hàng. Khi nhận tiền Ngân hàng phải xuất hóa đơn cho khách hàng vay vốn.

Lãi vay công ty có phải xuất hóa đơn không năm 2024
Ngân hàng phải xuất hóa đơn lãi vay cho khách hàng (Ảnh minh họa)

Theo đó, khi thu lãi vay, ngân hàng vẫn phải xuất hóa đơn.

Tuy nhiên, tại Công văn 1332/TCT-DNL năm 2014 của Tổng cục Thuế về chứng từ thu lãi tiền vay Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thì có thể không sử dụng hóa đơn GTGT mà sử dụng chứng từ thu lãi tiền vay do Ngân hàng phát hành. Mà chứng từ thu tiền hợp pháp vẫn được xem là hóa đơn.

Như vậy, ngân hàng phải xuất hóa đơn lãi vay.

3. Chi phí lãi vay có được trừ khi tính thuế TNDN không?

Chi phí lãi vay được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện khấu trừ theo quy định trừ trường hợp ngoại lệ. Cụ thể:

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, DN được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
  1. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  1. Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế GTGT.

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay:

2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.

Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

- Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

- Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

(Lãi vay thực hiện theo quy định tại Điểm 2.17 Điều này)

Căn cứ các quy định trên, khoản chi phí lãi vay vốn được tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

Điều kiện 1: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều kiện 2: Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định pháp luật.

Điều kiện 3: Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần mà có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định pháp luật thuế giá trị gia tăng.

Riêng khoản chi phí lãi vay quy định tại tiết 2.17, tiết 2.18 Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC nêu trên không được trừ.