Lactat máu tăng do nguyên nhân gì

LDH là một loại enzym có mặt ở bào tương của tất cả các tế bào trong cơ thể, được giải phóng vào máu khi có sự huỷ hoại mô, cơ quan.1. Tổng quan về LDH
Lactate Dehydrogenase (LDH) tồn tại trong các tế bào và lưu hành một lượng rất nhỏ trong máu, là một enzym oxy hoá khử, tham gia vào phản ứng pyruvat tạo thành lactat.

Khi tiến hành điện di LDH, tách biệt được 5 loại isoenzym phân bố với nồng độ khác nhau ở trong cơ thể:
LDH-1: Cơ tim và hồng cầu
LDH-2: Hệ thống lưới nội mô
LDH-3: Phổi
LDH-4: Thận, tuỵ và rau thai
LDH-5: Gan và cơ vân

Lactat máu tăng do nguyên nhân gì

Hình ảnh minh họa
 

2. Xét nghiệm định lượng LDH trong máu được chỉ định khi nào?
Xét nghiệm LDH thường được chỉ định trong trường hợp bệnh lý có nghi ngờ về tổn thương mô, cơ quan hoặc đánh giá sau chấn thương, tai nạn.3. Giá trị bình thường của LDH trong máu

Lactat máu tăng do nguyên nhân gì

* Giá trị tham chiếu theo khuyến cáo của hãng Beckman Coulter. Giá trị báo động: Theo tài liệu EJFCC: Cirtical limits of labolatory results for urgent Clinician notification (Professor Dr Lothar Thomas)4. Nguyên nhân dẫn đến chỉ số LDH trong máu tăng cao

Lactat máu tăng do nguyên nhân gì

Nồng độ LDH trong máu quá cao thường gặp trong các tổn thương cơ, gan, bệnh lý huyết học...
 

Nếu nồng độ LDH trong máu quá cao thường gặp trong các tổn thương mô, cơ quan sau:
+ Tổn thương cơ: Nhồi máu cơ tim, viêm đa cơ, loạn dưỡng cơ của Duchene, viêm da cơ…
+ Tổn thương gan: Viêm gan nhiễm khuẩn, viêm gan nhiễm độc, viêm gan do rượu, viêm gan do thuốc, di căn gan…
+ Bệnh lý huyết học: thiếu máu do tan máu, van tim nhân tạo, thiếu máu Biermer, bệnh leucemie dòng hạt…
+ Tổn thương thận: Nhồi máu thận, suy thận cấp, ghép thận…
+ Bệnh lý khác: Viêm tuỵ cấp, nhồi máu phổi, tắc mạch phổi…5. Lợi ích của xét nghiệm đo hoạt độ LDH trong lâm sàng.
Có nhiều nguyên nhân làm tăng nồng độ LDH, trên thực tế, khi định lượng LDH trong máu thường kết hợp với một số xét nghiệm khác để có hướng chẩn đoán và điều trị thích hợp. Ví dụ:
+ Tăng LDH kết hợp với các transaminase (GOT, GPT) và các CPK giúp hướng tới các bệnh lý nguồn gốc cơ hay tim.
+ Tăng LDH kết hợp với các transaminase (GOT, GPT) song không tăng CPK giúp hướng tới các bệnh lý nguồn gốc gan, tuỵ.
+ Trong bệnh lý tắc mạch phổi: LDH thường tăng kèm theo tăng Bilirubin và các sản phẩm thoái biến của fibrin.
+ Một số nghiên cứu cũng chỉ ra giá trị của LDH, sự thay đổi nồng độ LDH trong máu tỉ lệ thuận với mức độ nặng nhẹ của bệnh viêm tuỵ cấp, từ đó gia tăng sự chính xác trong tiên lượng và đưa ra hướng điều trị thích hợp, giảm tỉ lệ biến chứng.

Hiện nay, xét nghiệm định lượng nồng độ LDH trong máu là xét nghiệm thường quy đã và đang được thực hiện tại khoa Hoá sinh, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao ở nhiều lĩnh vực, trang thiết bị hiện đại, người dân hãy yên tâm khi có nhu cầu khám, điều trị cũng như làm các xét nghiệm liên quan đến xét nghiệm định lượng nồng độ LDH trong máu.


Lactate là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa tế bào. Tùy thuộc vào độ pH,  đôi khi nó xuất hiện dưới dạng axit lactic. Tuy nhiên, với độ pH trung tính của cơ thể, phần lớn sẽ có mặt trong máu dưới dạng  lactate.

Thông thường, mức độ lactate trong máu và dịch não tủy là thấp. Nó được sản xuất vượt quá mức bởi các tế bào cơ, tế bào hồng cầu, não và các mô khác khi tế bào không có đủ oxy  hoặc khi  con đường ban đầu của sản xuất năng lượng trong các tế bào bị đứt đoạn.

Sản xuất năng lượng chủ yếu xảy ra trong ty lạp thể của tế bào, là các nhà máy điện nhỏ có trong hầu hết các tế bào của cơ thể. tlạp thể sử dụng Glucose và oxy để tạo ra ATP (adenosine triphosphate), nguồn năng lượng chính của cơ thể. được gọi là sản xuất năng lượng theo con đường  hiếu khí.

Bất cứ khi nào nồng độ oxy của tế bào giảm và / hoặc các ty lạp thể không hoạt động tốt, cơ thể phải chuyển sang con đường sản xuất năng lượng kém hiệu quả (sản xuất năng lượng theo con đường  yếm khí) để chuyển hóa glucose và sản xuất ATP. Các sản phẩm phụ chủ yếu của quá trình yếm khí này là axit lactic. Axit lactic có thể tích lũy khi nó được sản xuất nhanh hơn so với gan có thể chuyển hóa nó .

Khi nồng độ acid lactic tăng đáng kể trong máu, người bị ảnh hưởng được cho là có tăng lactate, có thể tiến triển thành nhiễm acid lactic do axit lactic tích tụ nhiều hơn. Cơ thể  có thể tự bù đắp cho những ảnh hưởng của tăng lactate, nhưng nhiễm acid lactic  nghiêm trọng đủ để phá vỡ thăng bằng axit / bazơ (pH) Số lượng acid lactic dư xẽ gây ra các triệu chứng như yếu cơ, thở nhanh, buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi, và thậm chí hôn mê.

TS. Đỗ Ngọc Sơn

Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bạch Mai

Nguồn Nội khoa Việt Nam

(Visited 3.459 times, 4 visits today)

Lượt xem: 5.028

  • Lactat máu tăng do nguyên nhân gì
    Tags: