Laái xe về cà mau mất bao nhiêu tiền trạm

Trước thông tin đi ô tô từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn - Cà Mau) trên QL1A mỗi xe container mất 20 triệu tiền xăng nhưng mất tới 93 triệu tiền phí đường, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN Nguyễn Văn Huyện cho biết: Con số này hoàn toàn không đúng với thực tế.

“Mức phí đường bộ trên QL1A suốt Bắc - Nam (từ Lạng Sơn đến Cà Mau) là 4.540.000 đồng, không phải 93 triệu đồng", ông khẳng định.

Theo Tổng cục Đường bộ, các phương tiện đi theo lộ trình QL1A sẽ phải đi qua 29 trạm thu phí. Mức phí cụ thể: xe loại 1 mất 865.000 đồng; loại 2: 1.238.000 đồng; loại 3: 1.823.000 đồng, loại 4: 2.975.000 đồng; loại 5 (xe tải trên 18 tấn hoặc container 40 feet): 4.540.000 đồng.

Laái xe về cà mau mất bao nhiêu tiền trạm
QL 1A hiện có 29 trạm thu phí

Trường hợp các lái xe đi theo lộ trình cao tốc Pháp Vân - Cao Bồ cũng phải qua 29 trạm thu phí thì mức phí xe loại 1 là 955.000 đồng; xe loại 5 là 4.805.000 đồng.

Đối với các phương tiện đi theo lộ trình QL14 (đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên) sẽ phải đi qua 5 trạm. Xe loại 1 phải trả 175.000 đồng, xe loại 5 là 940.000 đồng.

Ông Nguyễn Việt Huy, Vụ Đối tác công tư (Bộ GTVT) cũng khẳng định, QL1A đi suốt Lạng Sơn - Cà Mau chỉ có 29 trạm thu phí, không phải 88 trạm.

Theo ông, so với mức phí được quy định tại thông tư 159 của Bộ Tài chính, hiện nay mức này đã giảm từ 52.000 đồng/lượt xe tiêu chuẩn xuống còn 35.000 đồng/lượt; xe container 40 feet từ 200.000 đồng/lượt giảm còn 180.000 đồng/lượt.

Hiện Bộ GTVT đang chỉ đạo Tổng cục Đường bộ làm việc với các địa phương để xem xét tiếp tục miễn, giảm phí cho các hộ dân sống quanh trạm.

'Mất phí đi nhanh hơn, an toàn hơn'

Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT) Nguyễn Văn Thạch cho hay, QL1 trước đây chỉ có 2 làn xe nên thường xuyên ùn tắc ở nhiều đoạn, nay phần lớn đã nâng cấp, mở rộng lên 4 làn xe và có dải phân cách giữa nên tốc độ lưu thông và độ an toàn cao hơn.

Trước đi ô tô suốt từ Bắc - Nam mất 3 ngày, nay chỉ còn 2 ngày.

"Thời gian rút ngắn hơn, đi lại thuận tiện và an toàn hơn, nhưng trong điều kiện phí bảo trì chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cấp mở rộng đường QL1 nên buộc phải kêu gọi thêm đầu tư theo hình thức BOT và tiến hành thu phí hoàn vốn cho nhà đầu tư", ông Thạch nói.

Nữ tài xế trẻ xinh đẹp, người đầu tiên trả tiền lẻ để qua trạm thu phí số 1, QL5 vừa phải làm việc với cơ quan công an.

Quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng) đang xuống cấp nghiêm trọng, đơn vị được giao quản lý, khai thác đã chuẩn bị đầu tư 2.000 tỷ đồng sửa chữa.

Công an Hưng Yên đang điều tra đối tượng cầm đầu gây kích động, lôi kéo lái xe trả tiền lẻ ở trạm thu phí trên QL5.

Liên quan đến vụ việc tại BOT Cai Lậy, công an vừa mời một số tài xế lên để trao đổi tâm tư, nguyện vọng…

Trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online không chịu trách nhiệm nội dung trang ngoài.

Kinh tế Sài Gòn giữ bản quyền nội dung của trang web thesaigontimes.vn. Không sử dụng lại nội dung trên trang này dưới mọi hình thức, trừ khi được Kinh tế Sài Gòn đồng ý bằng văn bản.

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Tin doanh nghiệp
  • Danh sách trạm thu phí từ Hà Nội vào Thành Phố Hồ Chí Minh

15/06/2023 03:59pm

Laái xe về cà mau mất bao nhiêu tiền trạm

Di chuyển từ Hà Nội vào Thành Phố Hồ Chí Minh luôn là mối quan tâm lớn với những doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa và cả các khách hàng cá nhân có nhu cầu tự di chuyển. Cùng VETC tìm hiểu các thông tin về chặng đường huyết mạch này để an tâm khi di chuyển.

1. Chặng đường Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh có những tuyến chính nào?

Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh với quãng đường bộ dài 1726km từ trung tâm thủ đô Hà Nội đến trung tâm TP Hồ Chí Minh, bạn có thể lựa chọn hai tuyến đường như sau:

Tuyến Quốc lộ 1A: tuyến đường huyết mạch trải dài từ Bắc vào Nam với ưu điểm đi qua các đường cao tốc lớn, di chuyển nhanh, thuận tiện:

  • Quốc lộ bắt đầu với Km0 tại cửa khẩu Hữu Nghị, Đồng Đăng, Lạng Sơn.
  • Điểm cuối tuyến là thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
  • Đi qua các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Đường Hồ Chí Minh: với ưu điểm là ít trạm thu phí, tuy nhiên địa hình thường phải vượt qua nhiều đèo dốc, dân cư thưa thớt

  • Điểm đầu là Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
  • Điểm cuối là Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
  • Di chuyển từ Hà Nội sẽ đi đến đường Yên Sơn và rẽ vào đường Hồ Chí Minh đến tỉnh Bình Phước, sau đó đi vào QL14 và QL22 để đến Sài Gòn.

2. Danh sách các trạm thu phí tiêu biểu từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh.

STT Tên trạm Giá vé (đồng/ lượt) Xe loại 1 Xe loại 2 Xe loại 3 Xe loại 4 Xe loại 5 1 Trạm Pháp Vân – Cao Bồ (Hà Nội – Ninh Bình) 105,000 145,000 195,000 225,000 340,000 2 Trạm Hoàng Mai (Nghệ An) 35,000 50,000 75,000 120,000 180,000 3 Trạm Bến Thủy 2 (Nghệ An) 44,000 55,000 75,000 120,000 180,000 4 Trạm Ba Đồn (Quảng Bình) 35,000 50,000 75,000 120,000 120,000 5 Trạm Quán Hàu (Quảng Bình) 35,000 50,000 75,000 120,000 180,000 6 Trạm Hồ Xá ( Quảng Trị) 35,000 50,000 75,000 120,000 180,000 7 Trạm Phú Bài (Phú Lộc, Huế) 35,000 50,000 75,000 120,000 180,000 8 Trạm Bắc Hải Vân (Huế) 110,000 160,000 200,000 210,000 280,000 9 Trạm cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi 180,000 280,000 370,000 460,000 740,000 10 Trạm Thạch Tán (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) 35,000 50,000 75,000 120,000 180,000 11 Trạm Bắc Bình Định (Bình Định) 35,000 50,000 75,000 120,000 180,000 12 Trạm Nam Bình Định (Bình Định) 35,000 50,000 75,000 120,000 180,000 13 Trạm hầm Cù Mông (Bình Định) 60,000 70,000 120,000 140,000 220,000 14 Trạm An Dân (Phú Yên) 35,000 50,000 75,000 120,000 180,000 15 Trạm hầm đèo Cả (Phú Yên) 90,000 130,000 170,000 180,000 240,000 16 Trạm Ninh An (Ninh Hòa, Khánh Hòa) 35,000 50,000 75,000 120,000 180,000 17 Trạm Cam Thịnh (Cam Ranh, Khánh Hòa) 35,000 50,000 75,000 120,000 180,000 18 Trạm Cà Ná (Ninh Thuận) 35,000 50,000 75,000 120,000 180,000 19 Trạm Sông Lũy (Bình Thuận) 35,000 50,000 75,000 120,000 180,000 20 Trạm Sông Phan (Bình Thuận) 35,000 50,000 75,000 120,000 180,000 21 Trạm cao tốc Dầu Giây – Long Thành (TPHCM) 100,000 150,000 200,000 240,000 380,000

3. Các trường hợp được miễn nộp phí, khi qua làn ETC lưu ý tắt trạng thái hoạt động của thẻ ETAG trên APP VETC để không bị trừ tiền.

  • Xe cứu thương, cứu hỏa.
  • Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh: xe tăng, xe bọc thép, xe kéo pháo, xe chở lực lượng vũ trang, xe cơ giới đường bộ mang biển đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm.
  • Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp.
  • Xe hộ đê, làm nhiệm vụ khẩn cấp chống bão lụt.
  • Xe đưa tang.
  • Đoàn xe có hộ tống, dẫn đường.

4. Hành trình từ Bắc vào Nam suôn sẻ hơn với VETC

VETC là đơn vị thu phí không dừng chiếm thị phần số 1 tại Việt Nam với hơn 100 trạm thu phí, tập chung chủ yếu tại các tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 1A, các cao tốc lớn....

Tham gia dịch vụ thu phí tự động giúp các chủ phương tiện không mất thời gian dừng chờ thanh toán, tiết kiệm nhiên liệu và tuổi thọ xe, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho chủ đầu tư cao tốc và nhà nước...