Ký hiệu bản đò là gì

1. Kí hiệu bản đồ và chú giải

- Ký hiệu bản đồ là phương tiện dùng để thể hiện toàn bộ hay một phần các sự vật và hiện tượng địa lí.

- Ký hiệu bản đồ giúp người đọc phân biệt được sự khác nhau giữa các thông tin trên bản đồ. Kí hiệu bản đồ chứa đựng các nội dung cần phản ánh về mặt vị trí, phân bố, số lượng, sự phát triển,... trong không gian.

Ký hiệu bản đò là gì

Kí hiệu một số ngành công nghiệp.

- Chú giải bản đồ gồm hệ thống kí hiệu và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu đó để người sử dụng đọc được nội dung bản đồ.

- Bảng chú giải thường được bố trí ở khu vực dưới hoặc khu vực trống trên bản đồ.

Ký hiệu bản đò là gì

- Khi đọc bản đồ, ta cần phải đọc bảng chú giải và hiểu được ý nghĩa của các kí hiệu trước khi đọc nội dung bản đồ.

2. Các loại kí hiệu bản đồ

- Kí hiệu bản đồ được chia thành:

 + Các loại kí hiệu bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.

 + Các dạng kí hiệu bản đồ: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.

Ký hiệu bản đò là gì

1. Ký hiệu bản đồ là phương tiện dùng để thể hiện toàn bộ hay một phần các sự vật và hiện tượng địa lí.

2. Chú giải bản đồ gồm hệ thống kí hiệu và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu đó để người sử dụng đọc được nội dung bản đồ.

Câu hỏi: Các loại ký hiệu bản đồ và Ý nghĩa

Trả lời:

* Các loại kí hiệu bản đồ:

– Ký hiệu bản đồ theo tỷ lệ.

Ký hiệu theo tỉ lệ là ký hiệu có kích thước tỉ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý.

– Ký hiệu bản đồ theo nửa tỷ lệ.

Ký hiệu nửa theo tỉ lệ là ký hiệu có kích thước một chiều tỉ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý, kích thước chiều kia biểu thị quy ước.

– Ký hiệu bản đồ không theo tỷ lệ.

Ký hiệu không theo tỉ lệ là ký hiệu có dạng hình học tượng trưng cho đối tượng địa lý và kích thước quy ước, không theo kích thước thực của đối tượng địa lý.

* Ký hiệu bản đồ là thành phần không thể thiếu trong mỗi bản đồ. Ý nghĩa của ký hiệu bản đồ là phản ánh tính chất, vị trí, số lượng, cấu trúc, sự phân bố và quy hoạch của đối tượng địa lý trong không gian thực tế vào bản đồ thu nhỏ.

 - Muốn đọc và sử dụng bản đồ, chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu đó.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về Các loại ký hiệu bản đồ để làm rõ câu hỏi trên nhé!

1. Phương pháp kí hiệu

- Phương pháp kí hiệu thường dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể như: các điểm dân cư, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các hải cảng...

- Những kí hiệu thể hiện từng đối tượng được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ.

- Các kí hiệu thường có ba dạng chính.

Ký hiệu bản đò là gì

- Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định được vị trí của đối tượng mà còn thể hiện số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển cùa đối tượng. Ví dụ :

- Để thể hiện các nhà máy điện có công suất khác nhau, người ta thường dùng ngôi sao to, nhỏ khác nhau.

- Nhà máy thủy điện được thể hiện là ngôi sao màu xanh, nhà máy thuỷ điện đang xây dựng là ngôi sao màu trắng, nhà máy nhiệt điện là ngôi sao màu đỏ...

2. Bài tập về ký hiệu bản đồ

Câu 1: Đâu không phải là loại kí hiệu thường được sử dụng trên bản đồ?

A. Kí hiệu điểm.

B. Kí hiệu đường.

C. Kí hiệu hình ảnh.

D. Kí hiệu diện tích.

Đáp án: C. Kí hiệu hình ảnh.

Câu 2: Các đường giao thông trên bản đồ được thể hiện bằng loại kí hiệu nào?

A. Kí hiệu điểm.

B. Kí hiệu đường.

C. Kí hiệu diện tích.

D. Kí hiệu chữ.

Đáp án: B. Kí hiệu đường.

Câu 3: Để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ, trước hết cần phải

A. đọc tên bản đồ.

B. đọc tỉ lệ bản đồ.

C. đọc bảng chú giải.

D. đọc tên các địa danh trên bản đồ.

Đáp án: C. đọc bảng chú giải.

Câu 4: Các cách biểu hiện độ cao địa hình là

A. sử dụng kí hiệu đường và thang màu.

B. sử dụng thang màu và đường đồng mức.

C. sử dụng kí hiệu điểm và đường đồng mức.

D. sử dụng kí hiệu hình học và đường đồng mức.

Đáp án: B. sử dụng thang màu và đường đồng mức.

Câu 5: Đường đồng mức là

A. đường nối liền các điểm có cùng một độ cao.

B. đường biểu diễn độ cao của địa hình.

C. đường nối liền các điểm có cùng một độ sâu.

D. đường cắt ngang một quả núi.

Đáp án: A. đường nối liền các điểm có cùng một độ cao.

Câu 6: Trên bản đồ nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó

A. càng dốc

B. càng thoải

C. càng cao

D. càng cắt xẻ mạnh

Đáp án: B. càng thoải

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải của đường đồng mức?

A. Các đường đồng mức không song song nhưng cũng không cắt nhau.

B. Các điểm nằm trên cùng một đường đồng mức thì có độ cùng độ cao.

C. Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.

D. Các đường đồng mức kề nhau thường có độ cao bằng nhau.

Đáp án: D. Các đường đồng mức kề nhau thường có độ cao bằng nhau.

Câu 8: Để thể hiện các nhà máy thủy điện, người ta dùng kí hiệu

A. tượng hình

B. điểm

C. đường

D. diện tích

Đáp án: B. điểm

Câu 9: Kí hiệu diện tích dùng để thể hiện

A. Ranh giới của một tỉnh

B. Lãnh thổ của một nước

C. Các sân bay, bến cảng

D. Các mỏ khoáng sản

Đáp án: B. Lãnh thổ của một nước

Câu 10: Căn cứ nào sau đây không dùng để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ?

A. đường đồng mức.

B. kí hiệu thể hiện độ cao.

C. phân tầng màu.

D. kích thước của kí hiệu.

Đáp án: D. kích thước của kí hiệu.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 9 hay nhất