Kinh tế và phát triển quốc tế là gì năm 2024

Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế đều là những ngành thuộc nhóm kinh tế và gắn liền với tính toàn cầu hóa, nhưng vẫn có sự khác nhau ở một số điểm đặc thù. Vì vậy, các bạn thí sinh cần phân biệt được ngành Kinh tế quốc tế và ngành Kinh doanh quốc tế khác nhau như thế nào để đưa ra lựa chọn thật "chuẩn" khi đăng ký xét tuyển vào đại học.

Ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế được hiểu như thế nào?

Để phân biệt rõ 2 ngành học này, trước tiên các bạn cần tìm hiểu khái niệm cũng như những môn học chuyên ngành phổ biến. Kinh tế quốc tế được xem là một trong những ngành chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong sự gắn kết, hội nhập và phát triển của mỗi quốc gia. Ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, lĩnh vực kinh tế quốc tế đã có sự bùng nổ và lan rộng trên toàn cầu. Có thể hiểu đơn giản, Kinh tế quốc tế (International Economics) là một ngành học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế giữa các quốc gia, bao gồm các hoạt động giao dịch, mua bán của các quốc gia hay các tổ chức kinh tế của nước này với nước khác. Thông qua đó, các nước thỏa thuận đi đến một mục tiêu chung, lợi ích chung về kinh tế. Các môn học chuyên ngành tiêu biểu của ngành Kinh tế quốc tế: Thương mại quốc tế; Đầu tư quốc tế; Tài chính quốc tế; Quản trị quốc tế; Quản trị đa văn hóa và xuyên quốc gia,…

.JPG)

Ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế đều thuộc nhóm ngành kinh tế mang tính toàn cầu

Còn Kinh doanh quốc tế là ngành học cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia. Nói một cách dễ hiểu, Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thỏa mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế. Xét về phạm vi thì Kinh doanh quốc tế sẽ tập trung vào mảng kinh doanh nhiều hơn, còn Kinh tế quốc tế là sự phủ rộng ở các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế. Khi chọn ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên có cơ hội tiếp cận các môn học bổ ích và thú vị như: Kinh doanh quốc tế, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Đầu tư quốc tế, Tài chính quốc tế, Rủi ro và bảo hiểm trong kinh doanh quốc tế….

Chương trình học của ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế ra sao?

Đối với ngành Kinh tế quốc tế, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam,… Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài,… Nếu lựa chọn ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về kinh doanh, luật quốc tế và môi trường kinh doanh quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần kinh doanh quốc tế và xuất - nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình truyền thông và hệ thống phân phối quốc tế, kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, cùng nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài,… Điểm chung của 2 ngành này ngoài những kiến thức về kinh tế, sinh viên còn được chú trọng đào tạo ngoại ngữ để tạo lợi thế hội nhập thị trường lao động toàn cầu.

Kinh tế quốc tế là một chuyên ngành đang nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như đầu tư hiện nay. Ngành Kinh Tế Quốc Tế được biết đến hiện nay là ngành khoa học, một chuyên ngành của kinh tế học. Cùng bài viết tìm hiểu về kinh tế quốc tế:

1. Kinh tế quốc tế là gì?

Chúng ta hiểu về kinh tế quốc tế như sau:

Kinh tế quốc tế được hiểu cơ bản chính là một bộ môn khoa học, một chuyên ngành của kinh tế học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia.

Kinh tế quốc tế cũng chính là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia.

Hiểu được kinh tế quốc tế chúng ta cùng tìm hiểu về ngành đào đạo kinh tế quốc tế:

- Ngành kinh tế quốc tế đào tạo cho sinh viên những kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam.

- Thông qua đó, sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế cũng sẽ có đủ nền tảng kiến thức để từ đó có thể thực hiện việc phân tích và xây dựng chính sách thương mại quốc tế và hội nhập nền kinh tế quốc tế, kinh doanh xuất nhập khẩu, luật thương mại quốc tế…

- Bên cạnh đó, khối kiến thức chuyên sâu, sinh viên sẽ được học các học phần kiến thức mang đậm tính thực tiễn cụ thể có thể kể đến như: Giao dịch ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng và phát triển logistics toàn cầu, tổ chức thực hiện hợp đồng xuất cũng như nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, đàm phán trong kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, thương mại điện tử…

- Các đối tượng là sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tự mình thực hiện các nghiệp vụ như lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch xuất nhập khẩu; quản lý và điều hành các công việc về hợp đồng xuất nhập khẩu; các công việc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu như giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, vận tải, bảo hiểm, hải quan, kiểm định hàng hóa, nghiên cứu thị trường, dự báo thị trường quốc tế, xây dựng chương trình truyền thông phân phối quốc tế…

- Các đối tượng là sinh viên theo học ngành kinh tế quốc tế này thì sẽ còn được học các kiến thức về luật quốc tế và môi trường Kinh tế quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần Kinh tế quốc tế và xuất và nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình truyền thông và hệ thống phân phối quốc tế, kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, cùng nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập thụ trường nước ngoài…

Hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu như sau:

Hội nhập kinh tế là việc mở cửa kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế quốc gia gắn liền với kinh tế khu vực và thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế tiếng Anh là International Economic Integration.

Chúng ta cũng sẽ có thể nói rằng hội nhập kinh tế chính là quy luật tất yếu khách quan đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia, là xu thế gắn liền với quá trình tự do hóa thương mại cũng như hội nhập.

Hội nhập kinh tế quốc tế là để nhằm mục đích giúp các quốc gia có thể giải quyết các vấn đề chủ yếu như: Đàm phán cắt giảm các hàng rào thuế quan; Đàm phán cắt giảm các hàng rào phi thuế quan; Giảm thiểu các hạn chế đối với hoạt động dịch vụ; Giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động đầu tư quốc tế; Giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động dĩ chuyển sức lao động quốc tế; Điều chỉnh các công cụ, quy định của chính sách thương mại quốc tế khác.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội vừa là thách thức với mỗi quốc gia bởi hội nhập kinh tế quốc tế có cả những tác động tích cực và tiêu cực.

Kinh tế quốc tế trong tiếng Anh là: International Economics.

2. Phân biệt kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế:

Đa số các đối tượng là những bạn sinh viên sẽ đều nhầm lẫn khái niệm giữa kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế. Thế nhưng, các đối tượng là những bạn sinh viên học kinh tế quốc tế ra làm gì lại khác hoàn toàn với những cơ hội nghề nghiệp liên quan đến ngành kinh doanh quốc tế.

Về bản chất, kinh tế quốc tế sẽ thiên về nghiên cứu kinh tế học thông qua các hoạt động tài chính và thương mại quốc tế. Còn kinh doanh quốc tế thiên về thực hành kiến thức vào trong hoạt động kinh doanh, điển hình có quản trị kinh doanh, đầu tư, cung ứng quốc tế,…Mức lương của ngành kinh doanh quốc tế thường ở mức 15 đến 20 triệu đồng.

3. Kỹ năng của sinh viên ngành kinh tế quốc tế:

- Kỹ năng của sinh viên ngành kinh tế quốc tế đó là kỹ năng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích của cơ quan, tổ chức trong mối quan hệ thương mại quốc tế. Từ đó, hoạch định những chiến lược tốt hơn để nâng cao lợi thế cạnh tranh của cơ quan, tổ chức trên trường quốc tế.

- Kỹ năng của sinh viên ngành kinh tế quốc tế đó là kỹ năng tư duy chiến lược tốt và có những quyết định đúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập nền kinh tế quốc tế.

- Kỹ năng của sinh viên ngành kinh tế quốc tế đó là kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ như kinh doanh xuất – nhập khẩu, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế, marketing quốc tế.

4. Cơ hội nghề nghiệp đối với ngành kinh tế quốc tế:

- Các bạn sinh viên ngành kinh tế quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể làm tại một số cơ quan sau:

+ Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan xúc tiến thương mại và các Bộ, ngành có liên quan.

+ Các văn phòng quản lý đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế và xã hội.

+ Các tường Đại học, các Viện nghiên cứu kinh tế.

+ Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty vận tải và giao nhận quốc tế, các công ty logistics.

+ Bộ phận thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại và các công ty đa quốc gia.

- Cơ hội việc làm dành cho các sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế nói chung và ngành kinh tế quốc tế nói riêng luôn rộng mở. Dưới đây là những công việc, ngành nghề dành cho người học kinh tế quốc tế:

+ Nhân viên xuất nhập khẩu là một ngành nghề dành cho người học kinh tế quốc tế: Thực hiện giao dịch và tiến hành đàm phán để tiến đến ký kết hợp đồng; Xây dựng và cải thiện chiến lược xuất nhập khẩu; Soạn thảo các hợp đồng bằng tiếng Anh; Thực hiện các công tác đối ngoại.

+ Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế là một ngành nghề dành cho người học kinh tế quốc tế: Quan sát tình hình hoạt động của kinh tế toàn cầu; Nghiên cứu và xây dựng chính sách, cơ cấu kinh tế; Cố vấn với các nhà đầu tư để đưa ra quyết định sinh lời hiệu quả.

+ Chuyên viên tài chính quốc tế là một ngành nghề dành cho người học kinh tế quốc tế: Theo dõi các hoạt động tài chính quốc tế; Phân tích số liệu kinh tế; Đánh giá mô hình và cách vận hành của mô hình theo dõi tài chính.

+ Chuyên gia marketing quốc tế là một ngành nghề dành cho người học kinh tế quốc tế: Xây dựng kế hoạch, chiến lược marketing; Quảng bá sản phẩm, thương hiệu ra quốc tế; Đánh giá mức độ hiệu quả và chi phí marketing.

+ Chuyên gia cung ứng là một ngành nghề dành cho người học kinh tế quốc tế: Lên kế hoạch và quản lý hoạt động cung ứng, thu mua; Tạo dựng mối quan hệ bền vững với các đối tác.

+ Chuyên gia xúc tiến thương mại là một ngành nghề dành cho người học kinh tế quốc tế: Làm cầu nối phát triển kinh tế, thương mại giữa hai quốc gia; Làm người đại diện liên kết hợp tác giữa các quốc gia.

+ Nhân viên hàng không, hàng hải là một ngành nghề dành cho người học kinh tế quốc tế: Thực hiện đầu việc xung quanh chi phí cước hải quan, cảng biển; Chi phí cước tại sân bay nội địa và quốc tế.

5. Những tố chất để thành công trong ngành kinh tế quốc tế:

Để các chủ thể có thể trở thành một nhân sự tiềm năng trong ngành kinh tế quốc tế, các chủ thể đó sẽ cần rèn luyện những đặc điểm sau:

- Để các chủ thể có thể trở thành một nhân sự tiềm năng trong ngành kinh tế quốc tế, các chủ thể đó sẽ cần chịu được áp lực tốt.