Kiểm tra đánh giá thương hiệu

Hiện nay, ngoài việc chú trọng vào sản phẩm và dịch vụ, các doanh nghiệp B2C hay B2B rất quan tâm đến vấn đề thương hiệu. Phát triển thương hiệu không chỉ là phương thức giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm mà còn giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới, giữ chân khách hàng hiện tại đồng thời nâng cao lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ.

Có rất nhiều định nghĩa về thương hiệu, tựu chung lại có thể hiểu thương hiệu là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt các sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp, là hình tượng về sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.

Tại sao phải đánh giá thương hiệu?

Hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào phát triển sản phẩm và dịch vụ mà còn chú trọng tới các hoạt động khác như nghiên cứu xu hướng phát triển, đánh giá hài lòng khách hàng hay phát triển thương hiệu, hoạt động marketing … Trong đó, đánh giá sức mạnh hay sức khỏe thương hiệu là hoạt động được rất nhiều khách hàng quan tâm. Thương hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp định hình sản phẩm/dịch vụ trong nhận thức của khách hàng mà còn là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp. Không chỉ nâng cao hoạt động thương mại của doanh nghiệp, thương hiệu còn góp phần chống lại các vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Đặc biệt các doanh nghiệp đứng trước việc cạnh tranh gay gắt khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và thương mại điện tử bùng nổ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Vì vậy, điều hết sức cần thiết là các doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu cho hàng hóa và dịch vụ của mình. Đồng thời, các doanh nghiệp cần đánh giá sức mạnh thương hiệu để định vị doanh nghiệp đang ở đâu trong bức tranh kinh tế thương mại toàn cầu cũng như so với các đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường hiện nay. Thương hiệu mạnh chính là một trong những thước đo thành công của doanh nghiệp. Thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp bán hàng tốt hơn, từ đó tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, việc đánh giá sức mạnh thương hiệu giúp cho doanh nghiệp hình dung được mình có đang đi đúng hướng hay không để thực hiện các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Sức mạnh thương hiệu bao gồm các vấn đề sau:

  • Nhận thức và hành vi tiêu dùng của khách hàng – Nếu những khách hàng tiềm năng không nhận thức rõ về thương hiệu của bạn thì chắc hẳn họ cũng sẽ không cân nhắc sản phẩm đó. Đo lường mức độ nhận thức và hành vi tiêu dùng là một thành phần rất quan trọng của sức mạnh thương hiệu
  • Định vị thương hiệu – Thương hiệu của bạn phải đại diện cho một cái nào đó mà khách hàng tiềm năng đang muốn tìm kiếm
  • Truyền tải đúng thông điệp thương hiệu – Thương hiệu phải thực hiện đúng theo những thông điệp đã đưa ra

Ba thành phần chính này có thể được chia nhỏ ra thành những yếu tố khác để đánh giá sức mạnh thương hiệu một cách khách quan và chính xác nhất.

Các bước đánh giá sức mạnh thương hiệu

Đánh giá sức mạnh thương hiệu hay đo lường sức khỏe thương hiệu có thể được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, trong đó khảo sát người tiêu dùng và phỏng vấn là phương pháp phổ biến nhất. Tuy nhiên, với sự ra đời của phương tiện truyền thông kỹ thuật số và sự sẵn có của các công cụ tiên tiến, hiện nay các doanh nghiệp đã có những cách tiếp cận và phương pháp mới hơn để đo lường và theo dõi sức mạnh thương hiệu một cách liên tục thông qua việc thu thập tương tác/phản hồi của khách hàng trên các mạng xã hội hay phân tích thông tin big data. Trong đó, để đánh giá được sức mạnh thương hiệu, cần thực hiện các nội dung cụ thể sau:

Đánh giá thương hiệu: Tầm quan trọng và các bước đánh giá hiệu quả

Trong lĩnh vực kinh doanh, để đứng vững trên thị trường và vượt xa các đối thủ, các doanh nghiệp cần phải đánh giá được tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của mình đến với khách hàng. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định doanh nghiệp có thực hiện được mục tiêu đề ra hay không.

Chuyên gia Bizfly sẽ hướng dẫn các bước đánh giá thương hiệu tối ưu cho mọi doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo và áp dụng trong bài viết sau.

Tổng quan về khái niệm đánh giá thương hiệu

Thương hiệu chính là hình ảnh đại diện cho bộ mặt của công ty. Vì vậy, đánh giá thương hiệu là công việc cực kỳ quan trọng và cần thiết mà mọi doanh nghiệp cần phải thực hiện để phát triển thương hiệu lâu dài.

Tổng quan về khái niệm đánh giá thương hiệu

Một thương hiệu có tầm nhìn và ý nghĩa sẽ truyền tải được nhiều giá trị hữu ích đến khách hàng và ngược lại. Bởi vậy đánh giá thương hiệu của mình giúp doanh nghiệp thiết lập được chiến lược kinh doanh vững chắc, đồng thời xác định được chuẩn mực con người bên trong lẫn bên ngoài thông qua việc trao đổi thương hiệu sản phẩm.

  • Phát triển thương hiệu: Trong quá trình đánh giá thương hiệu, doanh nghiệp sẽ biết được thực trạng thương hiệu như thế nào, mức độ phù hợp ra sao để từ đó có chiến lược điều chỉnh kịp thời.
  • Vượt mặt đối thủ: Việc đánh giá thương hiệu giúp doanh nghiệp biết được điểm yếu của mình. Từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp, nâng cao giá trị thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh khác.
  • Cải thiện sản phẩm: Chất lượng, hình ảnh sản phẩm tốt luôn góp phần củng cố thương hiệu sản phẩm. Vì vậy, đánh giá thương hiệu chính xác sẽ là động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
  • Tăng doanh thu: Đánh giá chính xác thương hiệu, biết được giá trị nó tạo ra sẽ giúp doanh nghiệp mang về nguồn doanh thu đột phá.

Các bước đánh giá thương hiệu tối ưu cho doanh nghiệp

Sau đây để giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về giá trị của mình, Bizfly đưa ra bốn bước đánh giá thương hiệu tối ưu mà bạn có thể tham khảo.

Các bước đánh giá thương hiệu tối ưu cho doanh nghiệp

Bước 1: Đánh giá về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Để đánh giá thương hiệu của mình chính xác nhất, các chủ doanh nghiệp cần phải xem xét và xác định lại giá trị cốt lõi của mình là gì. Các giá trị ở đây bao gồm: tư tưởng, đạo đức, sứ mệnh, trách nhiệm xã hội… Tất cả các yếu tố này sẽ góp phần truyền tải và lan tỏa giá trị đến mọi khách hàng.

Bước 2: Đánh giá về bộ nhận diện thương hiệu

Khi đã xác định được nhưng thông điệp cần truyền tải đến khách hàng, bạn cần đánh giá về bộ phận nhận diện thương hiệu kĩ càng. Bộ nhận diện thương hiệu chủ yếu ở đây là logo.

Mọi thông điệp, giá trị cốt lõi, mục tiêu cần truyền tải… đến khách hàng đều được thể hiện rõ ràng ở logo. Bởi vậy, nếu bạn cảm thấy logo của mình chưa thực hiện được nhiệm vụ trên thì bạn nên tìm một logo mới có chức năng tốt hơn để thay thế logo hiện tại.

Bước 3: Đánh giá cảm nhận của khách hàng về thương hiệu

Bước thứ ba trong quy trình đánh giá thương hiệu chính là cảm nhận được những đánh giá từ phía đối tác và khách hàng về thương hiệu của mình.

Ở đây, bạn cần phải biết được hình ảnh và hành vi thương hiệu liệu có nhất quán trong tâm trí khách hàng hay không, mức độ cảm nhận thương hiệu của họ đối với thương hiệu của mình như thế nào… Những cảm nhận và đánh giá này chính là thước đo làm nên thành công cho thương hiệu của bạn.

Bước 4: Đánh giá chiến lược thương hiệu

Sau một thời gian xây dựng chiến lược thương hiệu, bạn cần phải xem xét, đánh giá xem thương hiệu của mình đã phù hợp và đáp ứng được các mục tiêu đề ra trước đó hay không. Qua đó đề ra đề ra phương pháp điều chỉnh hợp lý và kịp thời.

Các chỉ số quan trọng khi đánh giá thương hiệu

Để đánh giá chính xác tình hình thương hiệu bạn nên sử dụng ba chỉ số cơ bản và quan trọng được Bizfly chia sẻ dưới đây. Qua đó giúp nâng cao thương hiệu, giá trị sản phẩm và thúc đẩy kinh tế doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Các chỉ số quan trọng khi đánh giá thương hiệu

Nhu cầu hàng hóa/dịch vụ cung ứng

Chỉ số đầu tiên khi đánh giá thương hiệu chính là nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Để kích cầu việc sử dụng của khách hàng cũng như nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu, bạn cần tiếp thị mạnh mẽ và đẩy mạnh các hoạt động bán hàng.

Tốc độ khách hàng mua sắm

Nhanh gọn, hiệu quả là các tiêu chí thể hiện tốc độ mua sắm mà mọi doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Khi đánh giá thương hiệu, để chỉ số này trở nên hiệu quả, bạn cần đảm bảo 3 yếu tố:

  • Rõ ràng: Thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng cần phải ngắn gọn, rõ ràng, khi khách hàng nhìn thấy sản phẩm sẽ thấu hiệu giá trị và khiến khách hàng lập tức chuyển đổi trạng thái.
  • Nhu cầu: Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh, bạn phải làm sao để khách hàng lụa sản phẩm của bạn đầu tiên.
  • Quy trình: Để quy trình bán hàng trở nên tối ưu, bạn cần liên kết chặt chẽ bộ phận sales với các kênh marketing và website.

Giá trị thương hiệu

Chỉ số này thể hiện khả năng giữ gìn giá trị của sản phẩm với mức giá cao mà không cần thông qua sử dụng các chương trình khuyến mại. Để nâng cao chỉ số này, bạn cần bảo vệ thương hiệu qua các yếu tố sau:

  • Nâng cao giá trị khách hàng: Duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng thông qua việc chăm sóc khách hàng.
  • Hạn chế việc nhảy giá thường xuyên: Bạn cần phải chú ý điều này, bởi đây là yếu tố khiến sản phẩm của bạn trở nên có giá trị trong mắt khách hàng.
  • Thu hút khách hàng và giảm chỉ số churn rate: Bằng mọi cách hãy làm khách hàng tự tìm đến sản phẩm và gắn bó với nó một cách lâu dài.

Bốn bước ở trên và ba chỉ số quan trọng là căn cứ giúp bạn đánh giá thương hiệu một cách hiệu quả. Với những thông tin mà Bizfly mang đến sẽ giúp bạn biết được thực trạng thương hiệu của mình để có chiến lược thay đổi hợp lý và nâng cao hiệu quả khi kinh doanh.

Chủ đề