Kích thích ruột là gì

Hội chứng ruột kích thích (rối loạn chức năng ruột hay rối loạn chức năng ống tiêu hóa) là một trong những bệnh lý đường ruột thường gặp nhất với tỷ lệ mắc bệnh từ 5%- 20% dân số ở nước ta.

Hội chứng ruột kích thích còn gọi là rối loạn chức năng ruột hoặc rối loạn chức năng ống tiêu hóa vì không tìm thấy một tổn thương thực thể như: các loại bệnh viêm loét đại tràng (viêm loét đại trực tràng chảy máu, bệnh Crohn…), các khối u đại trực tràng, viêm đại tràng nhiễm khuẩn, hội chứng rối loạn hấp thu hay rối loạn sinh học nào.

Theo nghiên cứu thì cơ chế sinh bệnh của hội chứng ruột kích thích bao gồm:

– Rối loạn vận động của ruột (tăng nhu động biểu hiện bằng đại tiện lỏng, giảm nhu động biểu hiện bằng táo bón).

– Rối loạn về cảm thụ của ống tiêu hóa: ống tiêu hóa dễ bị kích thích vì giảm ngưỡng cảm thụ nội tạng biểu hiện bằng đau bụng.

– Các yếu tố thần kinh trung ương: căng thẳng, rối loạn về tinh thần, yếu tố tâm lý cũng là yếu tố gây nên các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.  Điều này lý giải cho xu hướng bệnh ngày càng tăng trong xã hội hiện đại.

Hội chứng uột kích thích

Triệu trứng của hội chứng ruột kích thích bao gồm:

Đau bụng

Đau là triệu chứng chủ yếu của hội chứng ruột kích thích. Cơn đau lan toả hoặc khu trú hố chậu trái, quanh rốn, hố chậu phải.

Đau trên rốn thường từng cơn mạnh. Đau dưới rốn thường có tính chất âm ỉ. Cường độ đau thường ê ẩm, khó chịu đến mạnh có khi phải đi cấp cứu.

Cơn đau từng cơn, có khi đau khiến bệnh nhân phải thức dậy khi đang ngủ. Đau tăng khi bệnh nhân thấy căng thẳng hoặc mệt nhọc, giảm đau khi nghỉ ngơi. Đau kèm cảm giác nặng bụng khiến người bệnh khó chịu. Đau giảm nhẹ khi trung, đại tiện được.

Đi lỏng

Thường sáng dậy người bệnh thường bị đau quặn thắt bụng muốn đi đại tiện, sau khi ăn lại có triệu chứng đó.

Trước khi đại tiện thấy đau ê ẩm hoặc đau quặn, đại tiện xong thường thấy dễ chịu. Có người còn cảm thấy đau tức khó chịu ở hậu môn, mót đi ngoài hoặc có cảm giác như đi chưa hết phân, có khi phải ngồi lâu mặc dù phân lỏng.

Mỗi đợt vài ngày đến vài tuần, ngày có thể đi trên 3 lần. Phân lỏng nát nhưng có thể đoạn đầu cứng đoạn sau nát. Trong ngày phân lần đầu nát nhưng các lần sau lẫn nhầy hoặc toàn nhầy.

Táo bón

Người bệnh đau quặn bụng muốn đi đại tiện, khi đi xong thì hết đau. Phân khô cứng thành cục nhỏ, lớp nhầy bám vòng quanh hoặc như phân dê.

Thời gian bị táo bón thường 3-4 ngày 1 lần hoặc 1 tuần 1 lần.  Có một số bệnh nhân không cảm giác đau, phải ngồi rất lâu.

Đầy hơi, sôi bụng

Sau ăn được nửa bữa đã có cảm giác khó chịu đau bụng phải ợ hay trung tiện mới dễ chịu.

Đầy hơi thường kèm với sôi bụng, có khi cuộn ruột thành từng đoạn cứng và đau, xoa day một lúc hoặc để tự nhiên cũng mất đi hoặc đoạn cứng di chuyển sang chỗ khác.  Một số trường hợp có cảm giác nóng ở ổ bụng.

Phần lớn người bệnh bị hội chứng ruột kích thích thường có trạng thái thần kinh không ổn định, dễ nhạy cảm, hay lo nghĩ hồi hộp, ra nhiều mồ hôi chân tay vào mùa đông, có đau đầu theo thời tiết, ở nữ đau bụng khi hành kinh.

Táo bón là một dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích

Phần lớn các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích không có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Việc điều trị theo triệu chứng thường có hiệu quả làm giảm sự khó chịu cho người bệnh. Tuy không làm dứt hẳn mọi triệu chứng nhưng sẽ cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Các loại thuốc dùng trong điều trị hội chứng ruột kích thích thường là thuốc giảm đau, giảm co thắt, thuốc chống táo bón kết hợp uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ, thuốc chống tiêu chảy, đầy hơi và thuốc an thần nếu người bệnh bị mất ngủ. Việc dùng thuốc phải theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Việc thực hiện một chế độ ăn hợp lý đóng một vai trò rất quan trọng trong điều trị hội chứng ruột kích thích. Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa người bệnh nên tránh ăn các thức ăn khó tiêu, đầy hơi như: khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, xoài, mít…).

Đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cà fê, gia vị chua cay…). Những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt. Nếu bị đại tiện phân lỏng không nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ như rau muống, rau cải, dưa…

Ngoài ra cần luyện tập thói quen đại tiện 1 lần trong ngày, xoa bụng buổi sáng khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện. Thường xuyên tập thể dục, thư giãn, tránh căng thẳng để làm giảm yếu tố sinh bệnh.

Để được tư vấn chi tiết về thăm khám và điều trị hội chứng ruột kích thích cũng như các bệnh lý khác liên quan đến hệ tiêu hóa, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email: 

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

//www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý đường ruột thường gặp. Cùng tìm hiểu hội chứng ruột kích thích có biểu hiện gì, để có thể nhận biết sớm hơn. Từ đó, có thể xử lý tốt bằng các bài thuốc dân gian dễ thực hiện tại nhà. 

Hội chứng ruột kích thích (IBS – Irritable bowel syndrome) hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng hoặc viêm đại tràng mãn tính. Đây là hiện tượng ruột già bị rối loạn chức năng kéo theo các cơn đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. 

Những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng ruột kích thích:

  • Người trẻ tuổi.
  • Có tiền sử gia đình mắc các bệnh về đường ruột.
  • Người chịu áp lực, căng thẳng kéo dài.
  • Người có lối sinh hoạt không lành mạnh.
  • Nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích ở nữ giới cao hơn nam giới. 

Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Một số dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác, gồm có:

Cơn đau thường xuất hiện ở vùng dưới hoặc toàn bộ bụng, đau âm ỉ hoặc đau từng cơn. Đi nặng có thể giảm bớt cơn đau nhưng không dứt điểm.

Hội chứng ruột kích thích có biểu hiện thường gặp là đau bụng

Khi được hỏi hội chứng ruột kích thích có biểu hiện gì đặc trưng? Bác sĩ sẽ chỉ ra rằng đó là sự bất thường trong thói quen đi ngoài. Một số thay đổi trong thói quen đi ngoài của người mắc hội chứng ruột kích thích gồm có:

  • Táo bón, đau khi đi đại tiện, phân cứng và nhỏ.
  • Tiêu chảy, phân lỏng và ít, đi đại tiện són và nhiều lần.
  • Mót đi ngoài sau khi ăn xong.
  • Xen kẽ hiện tượng táo bón và tiêu chảy.
  • Cảm giác đi không hết phân.

Hội chứng ruột kích thích khiến khí trong ruột được sản xuất nhiều hơn. Do đó, người bệnh thường trong trạng thái đầy hơi, chướng bụng.

Ở những người mắc hội chứng ruột kích thích, nhu động ruột hoạt động bất thường, gây ra cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức.

Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng khác như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, tiểu nhiều, mệt mỏi, khó ngủ,…

Hội chứng ruột kích thích có biểu hiện thường xuyên muốn đi ngoài khẩn cấp

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ và liên quan đến tình trạng bệnh, cụ thể như:

Những người thường xuyên ở trạng thái căng thẳng, suy nghĩ và lo âu dễ mắc các vấn đề liên quan đến đường ruột. Đối với phụ nữ có tiền sử lạm dụng tình dục hay bạo hành gia đình có thể là yếu tố nguy cơ của hội chứng ruột kích thích.

Thông thường, tỷ lệ cân bằng của hệ vi sinh đường ruột bao gồm 85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn có hại. Nếu xảy ra tình trạng mất cân bằng, vi khuẩn có hại sinh sôi nhiều hơn lợi khuẩn sẽ gây ra hội chứng ruột kích thích.

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng nặng hơn sau khi ăn một số loại thực phẩm như socola, trái cây, sữa, rượu bia,… 

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh xảy ra là điều không mong muốn. Một số loại gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa từ mức độ nhẹ đến nặng. Trong đó có các triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích.

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích có thể đến từ lạm dụng thuốc kháng sinh

Nhiều chị em nhận thấy rằng các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích nặng hơn trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt. Cũng chính vì thế nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích của phụ nữ cao gấp 2 lần nam giới.

Các nghiên cứu cho thấy những người có thành viên trong gia đình mắc hội chứng kích thích có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn kiểm soát được các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích hiệu quả: 

Để hạn chế tình trạng của hội chứng ruột kích thích, bạn nên duy trì những thói quen tốt sau:

  • Không làm việc quá sức.
  • Giữ trạng thái vui vẻ, thoải mái, hạn chế cảm xúc lo âu và căng thẳng.
  • Vận động thường xuyên, lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp với cơ thể.
  • Nghỉ ngơi đúng giờ, sinh hoạt điều độ.
  • Thường xuyên dùng lòng bàn tay xoa nhẹ quanh vùng thượng vị – rốn theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột.
  • Tầm soát sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Nhằm kịp thời phát hiện những bất thường và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Thay đổi lối sống lành mạnh chính là điều đầu tiên bạn cần làm để giảm các triệu chứng ruột kích thích

Kinh nghiệm dân gian đã đúc kết ra rất nhiều mẹo chữa hội chứng ruột kích thích an toàn, tiết kiệm. Từ đó giúp người bệnh cải thiện được các triệu chứng khó chịu do hội chứng ruột kích thích gây ra.

  • Lá ổi: Lá ổi non rau khi rửa sạch, đun cùng nước sôi trong 15 – 20 phút. Sau đó uống mỗi ngày giúp cầm tiêu chảy, giảm đau bụng và đào thải độc tố hiệu quả. 
  • Lá mơ lông: Lá mơ lông sau khi rửa sạch cho vào cối giã, chắt lấy nước cốt uống mỗi ngày. Sau một thời gian, các triệu chứng tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
  • Củ sen: Củ sen có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa nhu động ruột, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ cải thiện hội chứng ruột kích thích. Dùng củ sen nấu cháo với đậu ván trắng, sử dụng liên tục từ nửa tháng đến 30 ngày sẽ thu được kết quả tốt.
  • Nha đam: Lọc phần thịt bên trong lá nha đam, xay nhuyễn, lọc lấy nước rồi trộn với mật ong. Uống hỗn hợp từ 1 – 2 lần/ ngày để kháng khuẩn, tiêu viêm, cải thiện các vấn đề tiêu hóa.
  • Lá cây lược vàng: Hoạt chất trong lá cây lược vàng có tác dụng an thần, giảm co thắt nhu động ruột. Bạn có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách nhai sống lá lược vàng trước mỗi bữa ăn. Hoặc hãm nước uống để đạt hiệu quả cao.
  • Quả sung: Rửa sạch từ khoảng 2 – 3 quả sung già chưa chín hẳn rồi nướng trên than cho hơi cháy xém. Sau đó hãm với nước sôi như trà. Có thể cho thêm mật ong hoặc đường phèn cho dễ uống. Trong quả sung chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, phát triển lợi khuẩn đường ruột.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tự hào là đơn vị y tế uy tín được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để thăm khám và điều trị hội chứng ruột kích thích. Hiện tại, bệnh viện đã xây dựng Trung tâm Tiêu hóa Hồng Ngọc với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ.

Trung tâm hiện đã áp dụng công nghệ nội soi NBI sử dụng dàn máy Olympus CV-190 tiên tiến nhất thế giới giúp phát hiện sớm và chính xác các dấu hiệu bất thường tại các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa giúp phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất mà kỹ thuật nội soi thường không thể làm được. 

Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ đều có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tận tụy với nghề. Có thể kể đến như Tiến sĩ Đặng Thị Kim Oanh – chuyên gia tiêu hóa đầu ngành với với hơn 40 năm kinh nghiệm, có thâm niên công tác tại Bệnh viện Bạch Mai cùng đội ngũ bác sĩ khác đều được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc.

Quy trình trước – trong – sau khi thực hiện các kỹ thuật nội soi đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện. 

Nếu cần được giải đáp “hội chứng ruột kích thích có biểu hiện gì” hay các vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa. Hãy liên hệ ngay với Trung tâm tiêu hóa Hồng Ngọc để được tư vấn tận tình. 

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email:

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

//www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Video liên quan

Chủ đề